Thu hút thí sinh bằng nhiều phương thức tuyển sinh
Nhìn vào bức tranh tuyển sinh các trường ĐH trong vài năm gần đây, có thể thấy trường có sự chuẩn bị nhiều về phương thức xét tuyển sẽ chủ động hơn.
Thí sinh tham dự kỳ kiểm tra năng lực của Trường ĐH Luật TP.HCM, một trong những trường có nhiều phương thức xét tuyển – ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
Một trường sử dụng 6 cách tuyển sinh
2018 có lẽ là năm các trường ĐH sử dụng nhiều phương thức tuyển sinh nhất từ trước đến nay. Bên cạnh việc bám sát kỳ thi THPT quốc gia, phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập bậc phổ thông được áp dụng đồng loạt ở nhiều trường.
Đáng lưu ý là những trường ĐH công lớn như ĐH Quốc gia TP.HCM với hình thức ưu tiên xét tuyển học sinh giỏi trường chuyên, năng khiếu và trường đứng đầu về điểm thi THPT quốc gia. Hình thức tuyển học sinh giỏi này còn được sử dụng ở nhiều trường ĐH khác như: Sư phạm TP.HCM, Mở TP.HCM, Tài chính – Marketing…
Một số trường chủ động hơn còn thực hiện tổ chức bài thi năng lực để xét trực tiếp thí sinh (TS). Trong đó, ĐH Quốc gia TP.HCM lần đầu tiên tổ chức thi để xét tuyển 10 – 20% chỉ tiêu các ngành ở các trường thành viên. Trường ĐH Luật TP.HCM tiếp tục sử dụng phương thức tuyển sinh kết hợp giữa kết quả học bạ, thi và bài kiểm tra năng lực. Ngay sau khi kết thúc nhập học, trường này đã có thông báo về việc tuyển đủ chỉ tiêu và không còn chỉ tiêu xét tuyển bổ sung.
Cá biệt, Trường ĐH Quốc tế TP.HCM năm nay sử dụng tới 6 phương thức tuyển sinh. Ngay trong đề án tuyển sinh được xây dựng từ đầu, trường này chỉ dành 15% tổng chỉ tiêu cho xét tuyển bằng kết quả thi và tới 65% chỉ tiêu xét bằng bài kiểm tra năng lực do trường tự tổ chức. Chỉ tiêu còn lại xét bằng các phương thức khác như: tuyển thẳng theo quy định Bộ GD-ĐT, ưu tiên xét tuyển theo quy định ĐH Quốc gia TP.HCM, xét kết quả đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức, xét tuyển thẳng học sinh nước ngoài.
Nhiều phương thức, trường chủ động hơn
Tiến sĩ Trần Tiến Khoa, Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế TP.HCM, khẳng định việc tuyển bằng nhiều phương thức giúp trường chủ động hơn trong xét tuyển. Năm nay trường tuyển tốt hơn, trong khi năm ngoái chỉ đạt 75% chỉ tiêu. Dù hiện nay trường vẫn đang xét tuyển bổ sung nhưng chỉ với một số ngành khó tuyển. Điều này là xu hướng chung ở nhiều trường và trong suốt nhiều năm qua, năm nay cũng không ngoại lệ.
Trên cơ sở đó, tiến sĩ Khoa dự kiến năm tới sẽ tiếp tục duy trì nhiều hình thức tuyển sinh và có khả năng sẽ có thêm hình thức xét tuyển học bạ đồng thời với cấp học bổng để thu hút TS vào những ngành khó tuyển.
Tương tự, thực hiện nhiều phương thức xét tuyển nên năm nay một số trường ĐH ngoài công lập có điểm trúng tuyển đợt 1 ở mức cao. Chẳng hạn Trường ĐH Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM chỉ có 3 ngành dao động điểm chuẩn từ 15,5 – 16,25, các ngành còn lại đều từ 18,25 – 21,5. Điểm chuẩn theo phương thức xét tuyển kết quả thi của Trường ĐH Công nghệ TP.HCM và Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM đều dao động từ 16 – 20.
Video đang HOT
Tiến sĩ Phạm Tấn Hạ, Phó hiệu trưởng Trường ĐH KHXH-NV TP.HCM, cũng đồng quan điểm này. Ông Hạ nói: “Sử dụng nhiều phương thức xét tuyển vừa tăng cơ hội lựa chọn cho TS vừa giúp trường chủ động hơn để tuyển được sinh viên giỏi như kỳ vọng của trường”.
Minh họa nhận định này, tiến sĩ Hạ nêu ví dụ về Trường ĐH KHXH-NV TP.HCM chuyển từ 2 sang 4 hình thức như hiện tại. Kết quả cho thấy thêm phương thức, trường có thêm nguồn để tuyển TS. “Điều này càng cần thiết khi kỳ thi THPT quốc gia như hiện nay đang ngày càng thể hiện khả năng khó đáp ứng cùng lúc 2 mục tiêu vừa xét tốt nghiệp, vừa tuyển sinh”, tiến sĩ Hạ phân tích.
Theo ông Hạ, các trường nên tính tới việc chủ động lựa chọn phương thức tuyển sinh phù hợp với trường mình, tất nhiên là trên cơ sở giữ vững sự ổn định, tránh xáo trộn tới TS.
Quan tâm đến chất lượng đầu vào
Tuy nhiên, một vấn đề được đặt ra với các trường khi có nhiều phương thức tuyển sinh là đảm bảo chất lượng người học.
Tiến sĩ Phạm Tấn Hạ cho biết: “Khi sử dụng phương thức tuyển sinh mới, các trường cần phải có quá trình đánh giá để đảm bảo chất lượng đầu vào chứ không chỉ bằng mọi cách tuyển đủ chỉ tiêu. Chẳng hạn hình thức xét tuyển học bạ, bản thân tôi khi kiểm chứng ngẫu nhiên một số TS trường chuyên trúng tuyển bằng phương thức ưu tiên xét tuyển thẳng điểm số rất cao nhưng thực sự chưa tương xứng với kết quả thi THPT quốc gia”.
Đại diện một trường ĐH ngoài công lập cũng thẳng thắn nhìn nhận, xét tuyển học bạ vẫn sẽ là phương thức xét tuyển các trường tiếp tục sử dụng trong năm tới. Tuy nhiên có thể các trường phải tính tới việc “siết” điều kiện xét tuyển đầu vào với TS để đảm bảo trúng tuyển vào đúng năng lực học tập của mình. Cụ thể là có thể không chỉ xét kết quả học tập lớp 12 mà còn lớp 10 hoặc 11.
Vị này nói: “Năm nay khi cầm học bạ nhiều học sinh thì thấy đa số học bạ lớp 12 là điểm “ảo”. Có 1 TS xét tuyển ngành công nghệ thông tin nhưng điểm toán lớp 10 chỉ 3,6, lớp 11 là 4,5 và điểm thi môn này trong kỳ thi THPT quốc gia chỉ 4,0. Như vậy thì 7,2 điểm môn toán năm lớp 12 chỉ là điểm “ảo” để tăng cơ hội cho TS tốt nghiệp”.
Theo thanhnien.vn
Nhiều trường Đại học công bố điểm chuẩn
Nhiều trường ở TPHCM như ĐH Công nghệ, ĐH Kinh tế - Tài chính TPHCM, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Văn Lang công bố điểm trúng tuyển năm 2018 theo phương thức xét học bạ. Ngoài ra, những trường này cũng tuyển sinh theo phương thức xét tuyển từ kì thi THPT quốc gia.
Hội đồng tuyển sinh Trường ĐH Công nghệ TPHCM đã công bố điểm trúng tuyển theo phương thức xét tuyển học bạ lớp 12 đợt nhận hồ sơ đến ngày 30/6.
Thí sinh và phụ huynh đăng ký hồ sở xét tuyển bằng học bạ lớp 12 tại trường ĐH Công nghệ TPHCM
Theo đó, điểm trúng tuyển dao động từ 18 đến 22 điểm tuỳ theo ngành và tổ hợp xét tuyển. Riêng các ngành có tổ hợp bao gồm môn thi Năng khiếu Vẽ (Kiến trúc, Thiết kế nội thất, Thiết kế thời trang, Thiết kế đồ họa), điểm trúng tuyển sẽ được thông báo sau khi thí sinh bổ sung điểm thi môn năng khiếu Vẽ (trong tháng 7/2018).
Điểm chuẩn trúng tuyển như sau:
Ngày 30/6, Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TPHCM cũng đã công bố điểm trúng tuyển của 16 ngành đào tạo trình độ ĐH chính quy theo phương thức xét tuyển học bạ lớp 12.
Theo thống kê, nhiều ngành có mức điểm trúng tuyển cao so với điểm nhận hồ sơ. Chẳng hạn, ngành quan hệ quốc tế có điểm trúng tuyển là 22 ở tổ hợp D01 (toán - văn - tiếng Anh), ngành luật quốc tế với 21 điểm ở tổ hợp môn A00 (toán - lý - hóa). Các ngành quản trị khách sạn - tổ hợp môn A01 (toán - lý - tiếng Anh), quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành - tổ hợp môn A00 (toán - lý - hóa), thương mại điện tử - tổ hợp môn D01 (toán - văn - tiếng Anh) có mức điểm trúng tuyển 20.
Điểm trúng tuyển như sau:
Trường ĐH Tôn Đức Thắng, công bố điểm đạt sơ tuyển phương thức xét theo kết quả học tập THPT đã được làm tròn đến 2 chữ số thập phân (đã bao gồm điểm ưu tiên khu vực, đối tượng).
Điểm chuẩn cao nhất là 28 điểm đối với ngành Dược học và Kinh doanh quốc tế.
Điểm đạt sơ tuyển như sau:
Trường ĐH Văn Lang, công bố mức điểm trúng tuyển cho 20 ngành (bảng điểm chi tiết bên dưới), riêng 7 ngành có môn thi năng khiếu sẽ được thông báo kết quả sau khi thí sinh bổ sung điểm thi năng khiếu trong tháng 7/2018).
Điểm chuẩn như sau:
Lê Phương
Theo Dân trí
Đà Nẵng tuyển sinh vào lớp 1, lớp 6 và lớp 10 năm nay như thế nào? Ngày 24/3, sở Giáo dục Đà Nẵng cho biết, đang trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt quy định tuyển sinh vào lớp 1, lớp 6 và lớp 10 năm học 2018-2019. Kỳ tuyển sinh các cấp lần này, Đà Nẵng đã bỏ nhiều quy định so với tuyển sinh năm 2017, trong đó có việc bỏ các nội dung liên...