Thu hút học sinh học nghề bằng sự tài hoa của người thầy
Ban đầu phong trào tự làm thiết bị dạy học được gây dựng là để bù đắp cho điều kiện còn thiếu thốn, nhưng chính hình ảnh người thầy sáng tạo lại khiến các em học sinh bắt đầu thấy thích thú với việc học nghề.
Thầy giáo Trần Quang Giáp, giáo viên Trường cao đẳng Lilama1, thuyết trình thiết bị dạy học tự làm của mình tại hội thi thiết bị dạy nghề tự làm toàn quốc 2019 – Ảnh Quý Hiên
Biết là mê
Anh Nguyễn Huỳnh Lâm là giáo viên trẻ của Trường cao đẳng nghề Long An, cơ sở Cần Giuộc. Cách đây 7 năm, sau khi tốt nghiệp Trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh, anh Lâm trở thành giáo viên dạy nghề với bao háo hức. Nhưng điều kiện cơ sở vật chất của một trường nghề nghèo cấp huyện khiến anh nhiều khi cảm thấy chật vật trong việc giúp cho học sinh hiểu những bài giảng nhiều kiến thức có hàm lượng kỹ thuật cao.
Năm 2013, trong một bài dạy cần phải dùng đến mô hình đèn giao thông, anh Lâm chợt lóe lên ý tưởng là tại sao không tận dụng nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương và trong xưởng của trường để tự mày mò, chế tạo một mô hình đèn giao thông để học sinh được tiếp cận trực tiếp với thiết bị trong khi học. Việc tạo ra mô hình này khá dễ dàng và khi đưa vào dạy học thì học sinh lại rất thích. Sau đó, anh Lâm bắt đầu “mê” việc tự làm thiết bị dạy học.
Không tự chế tạo thiết bị một mình, anh còn rủ thêm đồng nghiệp, cả học sinh cũng được tham gia. Các thiết bị tự làm của anh ngày càng có độ khó về mặt kỹ thuật và có hiệu quả về mặt sư phạm. Cách đây 2 năm, nhóm của anh lại tự chế tạo mô hình thực tập khí nén, thành công đến nỗi trong kỳ thi thiết bị dạy nghề tự làm toàn quốc năm 2019 (được tổ chức 3 năm/lần), thiết bị này của nhóm anh Lâm là một trong số những thiết bị mà ngành dạy nghề tỉnh Long An chọn đi dự thi.
Video đang HOT
Anh Lâm chia sẻ: “Dạy nghề là dạy kỹ năng, bắt học sinh học chay thì các em tiếp thu rất khó khăn, khi ra trường các em làm không được việc khiến doanh nghiệp chê mình đào tạo kém. Nên các thầy phải tìm cách khắc phục. Hóa ra hiệu quả lại tốt hơn mong đợi. Trong quá trình thầy mày mò khám phá hoàn thiện mô hình thì học sinh cũng háo hức dõi theo, thậm chí còn làm cùng. Làm được cái gì đó hay hay thì các em trầm trồ sao thầy mình giỏi thế, nên thầy càng có động lực phấn đấu”.
Đại diện một nhóm tác giả khác trong số gần 400 nhóm tác giả có mặt tại hội thi thiết bị dạy nghề tự làm toàn quốc 2019, anh Trần Quang Giáp, giáo viên Trường cao đẳng Lilama1 (Ninh Bình), cũng cho biết: “Không biết làm thì thấy khó, chứ biết một chút là mê. Với lại “bệnh nghề nghiệp” của các thầy dạy kỹ thuật là ham tìm tòi, khám phá. Không chỉ vật dụng dạy học mà ngay cả thiết bị thông thường trong gia đình cũng thế, các thầy nhìn ngắm một lúc là nảy ra ý tưởng chế thêm cái nọ, cải tiến cái kia. Thầy có nhiều ham muốn sáng tạo thế thì mới “lây” sang trò, khiến trò thích học”.
Tạo dựng uy tín nhà trường từ khả năng chế tạo thiết bị
Trong hội thi thiết bị dạy nghề tự làm năm nay, Trường cao đẳng Bách nghệ Hải Phòng mang đến dự thi 3 thiết bị đều là thể loại… cồng kềnh vì thiết bị nào cũng phải gắn trong cái vỏ là mô hình tàu biển. Nguyên việc di chuyển các mô hình này từ Hải Phòng vào TP.Huế (nơi diễn ra hội thi) đã rất mất công, tốn kém. Nhưng thầy giáo Phạm Minh Cường, Chủ nhiệm khoa Điện – Điện tử của trường, cho biết từ năm 2010 đến nay, hội thi nào nhóm của thầy cũng đều mang thiết bị đi thi và đều đạt giải cao: các năm 2010 và 2016 đạt giải nhất, năm 2013 đạt giải nhì.
Năm nay, nhóm của thầy Cường tiếp tục tham gia hội thi với mô hình hệ thống tín hiệu hàng hải và máy lái kỹ thuật số. Đây là mô hình thiết bị thực trên tàu thủy, chỉ có kích thước là thu nhỏ, với mục đích giúp người học vận hành con tàu thực dễ dàng khi trở thành thuyền viên trên tàu.
“Chúng tôi làm thiết bị là để phục vụ việc dạy học của mình, còn giải thưởng là thành quả đến sau. Nhưng đúng là có giải thưởng thì nhiều học sinh biết đến trường nên quan tâm và tìm hiểu, nhờ thế mà chúng tôi cũng có thứ để “khoe” với các em khi làm công tác tuyển sinh”, thầy giáo Cường nói.
Theo thầy Cường, vì Trường cao đẳng Bách nghệ là một trường tư thục, lại ở trên một địa bàn có nhiều trường đào tạo nghề hàng hải, nên để muốn cạnh tranh được trường phải tạo dựng uy tín, trên nền tảng đào tao chất lượng. Một trong những cách tạo dựng uy tín của trường là thúc đẩy thế mạnh sẵn có của trường là tự làm thiết bị dạy học. Mua thiết bị có sẵn trên thị trường vừa đắt, vừa không phù hợp với giáo trình giảng dạy của nhà trường, mà lại khiến giáo viên bị động về công nghệ. Nhờ dùng thiết bị tự làm mà trong nhiều tiết học, thầy trò có thể tháo bung thiết bị ra để soi tận từng chi tiết, giúp học sinh nhớ lâu về nguyên lý của bài học.
Hội thi thiết bị dạy nghề tự làm toàn quốc năm được tổ chức 3 năm 1 lần. Hộ thi năm 2019 là lần thứ 6, do Trường cao đẳng công nghiệp Huế đăng cai, diễn ra từ 9 đến 12.9.
Theo TS Đỗ Năng Khánh, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Trưởng ban tổ chức hội thi, đây là hội thi có số lượng đoàn dự thi đông nhất từ trước đến nay, với gần 400 thiết bị. Hầu hết các tỉnh/thành tham gia, kể cả những tỉnh miền núi, tỉnh miền tây xa xôi, những nơi mà tưởng như hoạt động dạy nghề chưa phát triển.
Hội thi năm nay cũng đánh dấu sự có mặt của đa dạng ngành nghề nhất từ trước đến nay. Nếu như các hội thi trước đây các thiết bị chủ yếu thuộc các ngành kỹ thuật, cơ khí thì lần này có thêm các nhóm ngành về môi trường, nông nghiệp, y…
“Nhiều thiết bị thể hiện sự sáng tạo trong khoa học, tính ứng dụng cao trong cuộc sống, ví dụ như thiết bị của Trường cao đẳng kỹ thuật Cần Thơ, họ sáng tạo thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời và công nghệ xanh, ứng dụng chuyển từ nước mặn thành nước ngọt để tưới tiêu cho cây trồng. Hoặc có đơn vị khác thì mang đến thiết bị làm đá lỏng từ nước mặn”, TS Khánh nói.
Theo Thanh niên
Đắk Lắk triển khai hợp tác giáo dục, đào tạo với tỉnh Mondulkiri - Campuchia
Ngày (9/9) tại tỉnh Mondulkiri (Vương quốc Campuchia), đoàn công tác liên ngành của tỉnh Đắk Lắk đã làm việc với lãnh đạo Sở Giáo dục, Thanh niên và Thể thao (GD, TN &TT) Mondulkiri về nội dung hợp tác giữa 2 tỉnh trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 - 2023.
Toàn cảnh buổi làm việc giữa Đoàn công tác liên ngành tỉnh Đắk Lắk và Sở GD, TN&TT Mondulkiri.
Theo đề nghị của Sở GD, TN&TT Mondulkiri, trên tinh thần hợp tác hữu nghị lâu dài giữa hai bên, trong thời gian tới, tỉnh Đắk Lắk sẽ hỗ trợ tỉnh Mondulkiri đào tạo sinh viên của tỉnh bạn sang học nghề tại Đắk Lắk; nghề hỗ trợ đào tạo chủ yếu thuộc lĩnh vực nông nghiệp, điện lực và công nghệ thông tin - là thế mạnh của các trường đại học, cao đẳng và trung cấp nghề của Đắk Lắk hiện nay.
Ông Phạm Đăng Khoa,Giám đốc Sở GDĐT Đắk Lắk và ông Tim Sangvat, Giám đốc Sở GD, TN&TT Mondulkiri.
Hai bên cũng đã trao đổi sơ bộ về việc chọn sinh viên sang học nghề tại Đắk Lắk, dành thời gian giúp sinh viên Mondulkiri học tiếng Việt trước khi học nghề;
Đồng thời ghi nhận các ý kiến đề xuất của mỗi bên, báo cáo với Lãnh đạo chính quyền hai tỉnh xin ý kiến chỉ đạo để thông nhất triển khai thực hiện.
Cũng trong chuyến công tác tại tỉnh Mondulkiri, đoàn công tác liên ngành tỉnh Đắk Lắk đã đến thăm quan tại Trường trung học Hun Sen - trường trung học lớn nhất của tỉnh Mondulkiri.
Mỹ Bình
Theo GDTĐ
Nữ sinh đạt huy chương Bạc môn ngữ Văn không muốn là con chuột bạch Cô nữ sinh xinh xắn, học hỏi, con nhà khá giả lại có tố chất thông minh đã quyết định rẽ cuộc đời mình sang hướng khác bằng con đường học nghề. Cá biệt trong lối suy nghĩ Lìu Mỹ Duyên - Lớp Quản lý Khách sạn K40 của Trường Trung cấp Việt Giao là một gương mặt nổi bật trong hàng trăm...