Thu hút hàng loạt nhà khoa học về nước
Ban quản lý dự án FIRST- Dự án có vốn ODA lớn nhất trong lĩnh vực KHCN vừa chính thức kêu gọi các chuyên gia nước ngoài, các nhà khoa học Việt kiều về nước hoạt động khoa học công nghệ. Tiền tài trợ cho một nhà khoa học cao nhất là hơn bốn tỷ đồng.
Các dự án, đề tài nghiên cứu trong nước sẽ có cơ hội mời các chuyên gia nước ngoài, nhà khoa học
Việt kiều hợp tác thông qua dự án FIRST Ảnh minh. họa: Nguyễn Hoài
Ưu tiên bốn lĩnh vực
Theo PGS.TS Trần Quốc Thắng, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Giám đốc dự án, khoảng sáu triệu USD (hơn 120 tỷ đồng) trong số 110 triệu USD (khoảng hơn 2.200 tỷ đồng) tiền dự án sẽ để xây dựng và thí điểm chính sách thu hút các chuyên gia giỏi nước ngoài và nhà khoa học Việt kiều về nước. Số tiền này sẽ để xây dựng mạng lưới các chuyên gia giỏi nước ngoài và nhà khoa học Việt kiều đồng thời thu hút các nhà khoa học nước ngoài, các nhà khoa học Việt kiều về nước.
Theo PGS Thắng, trước đây chúng ta thu hút các nhà khoa học Việt kiều theo cách mời họ về nước rồi bố trí công việc. Với dự án FIRST, cách thu hút các nhà khoa học Việt kiều về nước sẽ khác, cụ thể các tổ chức nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp trong nước sẽ liên kết với các chuyên gia nước ngoài, nhà khoa học Việt kiều.
Hai bên sẽ đề xuất thực hiện một dự án cụ thể và nộp đề xuất lên ban quản lý dự án. Một hội đồng kỹ thuật với các nhà khoa học đầu ngành, chuyên gia nước ngoài, các nhà kinh tế sẽ xem xét đề xuất có khả thi không. Nếu đáp ứng được yêu cầu, một thỏa thuận tài trợ sẽ được ký kết với số tiền cao nhất là 200.000 USD (khoảng hơn bốn tỷ đồng).
Dự án FIRST kỳ vọng sẽ thu hút được khoảng 50 chuyên gia nước ngoài, nhà khoa học Việt kiều về nước làm việc.
Video đang HOT
Theo PGS Thắng, tất cả các nhà khoa học Việt kiều hay chuyên gia nước ngoài đều có cơ hội tiếp cận nguồn tài trợ, miễn là đề xuất được hội đồng kỹ thuật chấp thuận. Tuy nhiên, ông Thắng cho hay, sẽ ưu tiên cho bốn lĩnh vực trọng điểm gồm công nghệ thông tin và truyền thông; công nghệ sinh học và nông nghiệp; vật liệu mới; cơ khí tự động hóa. Ngoài ra, các dịch vụ công ích như trắc địa, bản đồ, thủy văn, bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu cũng được xem xét. Mỗi dự án được phê duyệt phải có thời gian thực hiện không quá 24 tháng và kết thúc trước ngày 30/6/2019, thời điểm kết thúc dự án FIRST.
Xây dựng mạng lưới nhà khoa học Việt kiều
Bà Phạm Thị Thúy Diệp, điều phối viên dự án cho biết, dự án FIRST kỳ vọng sẽ thu hút được khoảng 50 chuyên gia nước ngoài, nhà khoa học Việt kiều về nước làm việc. Thời gian nhận hồ sơ bắt đầu từ 15/7/2014 đến 31/12/2014. Dự kiến giai đoạn đầu dự án sẽ sử dụng nguồn kinh phí tài trợ khoảng một triệu USD. Khi nhận được bảy hồ sơ đề xuất, ban quản lý dự án sẽ thành lập một hội đồng kỹ thuật phê duyệt. “Chúng tôi hy vọng đến tháng 9 có thể thành lập hội đồng kỹ thuật đầu tiên”, bà Diệp nói.
Cũng theo bà Diệp, mạng lưới các chuyên gia giỏi nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài đang được xây dựng. Ngoài các nhà khoa học và chuyên gia gốc Việt ở nước ngoài, cơ sở dữ liệu sẽ bao gồm cả số du học sinh ở lại nước ngoài và sinh viên Việt ra nước ngoài tìm cơ hội.
Thông tin bao gồm họ tên, trình độ và bằng cấp, những nơi đã và đang làm việc, các công trình nghiên cứu và sản phẩm khoa học. Đây sẽ là nơi kết nối cho các tổ chức, doanh nghiệp khi có nhu cầu hợp tác với các chuyên gia, người Việt Nam ở nước ngoài.
Theo Báo Tiền Phong
Không nên đặt vấn đề bỏ hay giữ thi tốt nghiệp THPT
Phân tích trên rất nhiều khía cạnh, GS Nguyễn Minh Thuyết đã đưa ra khuyến nghị: Không nên đặt ra vấn đề bỏ thi tốt nghiệp THPT mà hãy quan tâm đến việc tổ chức thi làm sao cho thực sự nghiêm túc, có chất lượng.
GS Nguyễn Minh Thuyết
GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng: Trước kết quả nhiều tỉnh thành trên 99% học sinh tốt nghiệp, dư luận lại tiếp tục đặt vấn đề bỏ kỳ thi tốt nghiệp này.
Nhưng đây là kỳ thi rất quan trọng, có tác dụng tổng kết 12 năm học của học sinh để đánh giá, phân loại các em, giúp các em tự nhận ra năng lực của mình; đồng thời cũng là dịp để ngành Giáo dục, qua kết quả thi, có sự tự đánh giá, từ đó điều chỉnh chương trình và phương pháp giáo dục.
Thêm nữa, theo Luật Giáo dục, chúng ta đã bỏ toàn bộ các kỳ thi tốt nghiệp tiểu học, THCS. Nếu không kể một số thành phố hoặc một số trường có chất lượng mà ở đó học sinh phải thi chuyển cấp lên THPT thì suốt từ lớp 1 đến lớp 12 chỉ có 1 lần thi. Nếu bỏ hoàn toàn các kỳ thi, liệu có đảm bảo được chất lượng giáo dục phổ thông hay không?
Đòi bỏ vì kết quả kỳ thi cao là không chính đáng
Trước lập luận: Nếu thi tốt nghiệp mà năm nào cũng đạt đến chín mấy phần trăm thì không cần thiết phải duy trì kỳ thi này, GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng:
Nếu dựa vào lý do này để bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT thì tôi cho là không chính đáng.
Bởi chúng ta không có căn cứ nào để khẳng định bất kỳ một năm học nào trong tương lai học sinh cũng sẽ đạt tỷ lệ như vậy. Mấy khóa này, học sinh còn phải lo thi tốt nghiệp mà chất lượng còn khiến dư luận lo ngại, nếu từ khóa sau không thi thì sẽ như thế nào?
Vấn đề đặt ra, theo tôi, là chúng ta phải tổ chức kỳ thi tốt nghiệp cho thật nghiêm chứ không phải là bỏ kỳ thi. Nghiêm không chỉ là chuyện giữ kỷ luật phòng thi. Nghiêm còn có nghĩa là chọn môn thi, ra đề làm sao để đánh giá đúng trình độ thực có của học sinh.
Thi tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH có tính chất khác hẳn nhau
Một số người còn lập luận là hiện nay chúng ta tổ chức hai kỳ thi quá sát nhau, nên bỏ một kỳ thi. Tôi cho rằng đó cũng không phải lý do chính đáng.
Bởi thứ nhất, không phải tất cả học sinh tốt nghiệp THPT đều thi vào ĐH, CĐ mà nhiều em sẽ đi học nghề, không phải thi tuyển sinh. Còn đối với học sinh thi vào ĐH, CĐ thì việc tổ chức 2 kỳ thi gần nhau sẽ là điều kiện để các em ôn luyện tốt hơn.
Nếu 2 kỳ thi xa nhau thì có thể kiến thức sẽ bị mai một và các em sẽ vất vả hơn trong việc ôn luyện.
Thêm nữa, tính chất kỳ thi tốt nghiệp và kỳ thi tuyển sinh khác hẳn nhau. Một đằng là thi để công nhận trình độ, không hạn chế số lượng đỗ, còn một đẳng là thi tuyển, có hạn chế số lượng đỗ.
Trong tương lai, nếu các trường ĐH, CĐ được tự quyết định phương thức tuyển sinh thì có thể có trường chỉ dựa vào kết quả học tập ở phổ thông để xét tuyển. Trong trường hợp ấy, nếu bỏ cả kỳ thi tốt nghiệp THPT nữa thì chất lượng tuyển sinh sẽ như thế nào?
Chúng ta có thể tính đến việc gộp hai kỳ thi làm một với cấu trúc đề thích ứng với những yêu cầu khác nhau của hai kỳ thi ấy. Nhưng trước hết thi phải nghiêm. Nếu thi cử không nghiêm thì càng gộp hai kỳ thi càng hỏng, vì lúc ấy, các trường ĐH, CĐ làm sao xử lý kết quả được?
Hiếu Nguyễn
Theo Báo GD&TĐ
Ai Cập truy tố 13 nghi phạm tấn công tình dục trên quảng trường Tahrir Cơ quan công tố Ai Cập ngày 14/6 đã chuyển 13 nam giới bị tình nghi tấn công tình dục phụ nữ trên quảng trường Tahrir tới tòa án để chuẩn bị xét xử. Các vụ tấn công xảy ra trong cả buổi lễ ra mắt của tân Tổng thống Abdel Fattah al-Sisi. (Ảnh minh họa) Đây là lần đầu tiên những cáo...