Thu hút du lịch từ lăng thần Nam Hải đại tướng quân ở đất Mũi
Ở miền biển Quảng Nam có nhiều dinh, miếu thờ thần Nam Hải Đại tướng quân và nổi tiếng nhất là khu nghĩa địa cá Ông ở xã đảo Tam Hải (Núi Thành).
Tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, nơi thờ thần Nam Hải đại tướng quân, dù không nổi tiếng bằng Quảng Nam, nhưng lại trở thành điểm thu hút du khách.
Hình ảnh lăng Ông Nam Hải ở thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau luôn thu hút du khách. Ảnh: VĂN CHƯƠNG
Hay từ cách kể được câu chuyện
Từ phương xa đến với Cà Mau, nhiều người tò mò thăm lăng thần Nam Hải đại tướng quân. Nơi đây gắn với nhiều câu chuyện kỳ bí về cá cứu ngư dân bị nạn trên biển. Điều gây sự chú ý đầu tiên phải kể đến các vật được quấn giấy đỏ trên bàn thờ, giống từng đoạn xương của con khủng long thời tiền sử.
Một cảm giác huyền bí xen lẫn xúc động khi bước chân qua cánh cửa đầu tiên, nơi bao nhiêu ngư dân cứ cuối mùa lại đến bẩm báo với vị thần được phụng thờ chỉ là một loài cá trên đại dương.
Ở khắp các tỉnh miền Trung, từ Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng đều có lăng thờ thần Nam Hải đại tướng quân. Nhưng nếu không đọc tên trên cổng hoặc có người giới thiệu thì không thể nào biết. Còn lăng thờ thần Nam Hải đại tướng quân ở miệt biển Cà Mau thì có lẽ không cần đọc chữ, mà chỉ cần nhìn hình.
Ngay trên nóc và hiên trước của lăng có 2 chú cá heo rất lớn được chạm bằng xi măng. “Hai con cá này chạm đúng tư thế cá Ông lụy vô bờ và chờ ngư dân mang đi chôn cất” – ngư dân Đặng Văn Dũng cho biết.
Video đang HOT
Đối với ngư dân, cá Ông gắn với nhiều câu chuyện về độ mạng cứu người. Dân gian cho rằng, cá Ông là mảnh pháp y (áo choàng sau lưng) của Quán Thế Âm Bồ Tát ném xuống biển để cứu ngư dân gặp nạn.
Các chùa ở miền Nam thường khắc hình ảnh Quán Thế Âm ngồi trên lưng con cá rồng. Nếu tìm hiểu rộng thì chuyện cá Ông cứu người không chỉ có ở Việt Nam mà được ngư dân các quốc gia ở Nam Mỹ như Chi Lê, Argentina nhắc đến.
Nâng tầm giá trị tục thờ cá Ông
Cà Mau là nơi gần địa điểm phát tích câu chuyện cá Ông được vua Gia Long sắc phong là thần Nam Hải đại tướng quân. Đó là lần chúa Nguyễn Ánh bị quân của Quang Trung truy đuổi, khi thuyền chạy đến sông Giang Khẩu Soài Rạp nằm giữa 2 tỉnh Gia Định và Gò Công thì sóng gió nổi lên, trong khi chiến thuyền của quân Quang Trung gần áp sát. Chúa Nguyễn Ánh đã ngẩng mặt cầu trời.
Sóng gió ầm ầm, chiến thuyền của 2 bên đều bị đánh đắm, nhưng Nguyễn Ánh được cá Ông dìu vào bờ thuộc địa phận Vàm Láng, Gò Công. Sau này khi lên ngôi vào năm 1802, Nguyễn Ánh lấy hiệu là Gia Long, sắc phong cá Ông là Nam Hải cự tộc ngọc lân tôn thần.
Nhưng ở phương Nam, cá Ông còn gắn với câu chuyện ngài Ja Aih Wa, dân tộc Champa từ Ma Lai quay trở về thì bị đắm thuyền, sau đó cá Ông đưa xác ngài đến khu vực Cá Ná, tỉnh Bình Thuận, được người Việt và người Chăm cùng chôn cất.
Không nơi nào ở miền Trung, lăng cá Ông được xây dựng quy mô và có cả người gác lăng, cả ngày lẫn đêm hương khói như ở lăng Ông Nam Hải ở thị trấn Sông Đốc, tỉnh Cà Mau.
Trong khi nếu so sánh những câu chuyện như huyền tích thì ngoài chuyện cá Ông cứu chúa Nguyễn Ánh thì ở phương Nam không có nhiều câu chuyện hay về cá Ông cứu người như ở các tỉnh miền Trung.
Ngay tại khu vực nghĩa địa cá Ông ở xã đảo Tam Hải (Núi Thành), ông Nguyễn Quý, một ngư dân kỳ cựu khi nhắc lại cá Ông đã lập tức tỏ vẻ sùng bái, nhắc chuyện được cá Ông cứu sống. Ở Đà Nẵng, Quảng Ngãi, nếu tới các làng chài từng làm nghề câu mực khơi thì nơi nào cũng gặp những nhân chứng kể chuyện cá Ông cứu mạng.
Lăng Ông Nam Hải ở thị trấn Sông Đốc được xây dựng từ năm 1925, sau khi ngư dân địa phương phát hiện xác cá dài 20m trôi vào cửa biển Vàm Xoáy. Xương cốt cá sau đó được đưa về thờ ở Vàm Rạch Ruộng. Ở một số nơi, xương cốt cá Ông được xem là bí mật, nên cất trong hòm kín, không ai được xem.
Còn ở Cà Mau, xương cá Ông được người dân thờ phụng rất thành kính, bộ xương cá Ông loại nhỏ được phục dựng nguyên vẹn, đặt trong tủ kính. Còn bộ xương cá ông loại lớn thì từng đoạn xương sườn được quấn giấy màu đỏ, đặt trên bàn thờ.
Năm 2021, Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc đã được Bộ VH-TT&DL công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Nếu so sánh thì nghĩa địa cá Ông ở xã đảo Tam Hải nếu được đầu tư, nhân lên giá trị thì nơi đây cũng sẽ trở thành một trong những điểm đến của du khách.
Tạo sản phẩm du lịch khác biệt
Để thu hút du khách, yếu tố cần có là sản phẩm du lịch mang tính độc đáo, hấp dẫn và có chiều sâu.
Tại huyện Bù Gia Mập, sự khác biệt, đặc sắc đến từ việc phát triển những giá trị của tài nguyên hiện có, đồng thời địa phương đang xây dựng những điểm đến từ sự liên kết đơn vị, người dân làm du lịch. Điều này góp phần giúp người yêu thích khám phá tiếp cận những sản phẩm mới, hay điểm đến cũ nhưng gia tăng những trải nghiệm có tính mới lạ, hấp dẫn, đưa hình ảnh Bình Phước đến gần hơn với bạn bè.
Thú vị du lịch xanh
Ở vị trí thuận lợi, không gian yên tĩnh và đặc biệt tầm nhìn trực diện núi Bà Rá, bờ đập Đức Hạnh thuộc thôn Bình Đức 2, xã Đức Hạnh luôn tạo cảm giác mát mẻ, thư thái cho du khách... Bờ đập Đức Hạnh mang hơi hướng của một khung cảnh thôn quê với không khí trong lành, mát mẻ, tạo nên một khung cảnh đầy thơ mộng. Hướng nhìn ra là núi, nhìn xuống là nước, bờ đập thích hợp cho những bạn trẻ yêu thiên nhiên, bởi chỉ cần dừng chân tại đây ít phút là đã có những tấm hình ngoại cảnh cực kỳ thơ mộng. Chị Nguyễn Thị Hồng Ân ở xã Hưng Phước, huyện Bù Đốp chia sẻ: "Ở đây tôi thấy rất đẹp vì có view núi, view hồ và đặc biệt khung cảnh gần gũi với thiên nhiên. Khi có mặt ở đây, chúng tôi vừa tham quan vừa chụp ảnh và biết thêm một cảnh đẹp của Bình Phước".
Những dịp cuối tuần, ngày lễ, Vườn quốc gia Bù Gia Mập thu hút nhiều khách đến tham quan, trải nghiệm cảnh quan thiên nhiên - Ảnh: Kiều Đình Tháp
Nếu du khách đã quá quen thuộc với những địa điểm ngắm hoàng hôn hay bình minh ở những địa phương du lịch nổi tiếng thì bờ đập Đức Hạnh sẽ là điểm đến đáng trải nghiệm dành cho những ai yêu thiên nhiên. Chị Nguyễn Thị Tài Nguyên ở phường Thác Mơ, thị xã Phước Long dẫn chứng: "Tôi đến bờ đập này đã đôi lần, nhưng lần nào cảm giác cũng như lần đầu tiên vì cảnh vật ở đây rất yên bình và trong lành. Sau 1 tuần làm việc mệt mỏi, ngày nghỉ tôi cùng gia đình, bạn bè về đây tổ chức vui chơi rất thoải mái. Đây được xem là điểm du lịch xanh ở huyện Bù Gia Mập".
Được xem là lá phổi xanh của vùng Đông Nam Bộ, Vườn quốc gia Bù Gia Mập gây ấn tượng với du khách bởi không khí trong lành, cây cối xanh mát. Ngoài cảnh vật, nơi đây còn mang đến những hoạt động thú vị, khám phá về nhiều loài động, thực vật quý. Với diện tích rộng, Vườn quốc gia Bù Gia Mập khá thuận lợi khi tham quan, khám phá cảnh vật và hiện là điểm du lịch nổi tiếng được nhiều người lựa chọn khi đến với huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước. Bà Bùi Kim Nga, du khách đến từ tỉnh Tây Ninh cho biết: "Tham quan ở Vườn quốc gia Bù Gia Mập, tôi thấy rất tuyệt vời. Hy vọng lần sau đến, nơi đây vẫn là vẻ đẹp tự nhiên không bị thay đổi bởi sự tác động, xây dựng của con người, nghĩa là cứ giữ mãi hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp này".
Đẩy mạnh du lịch cộng đồng
Trải nghiệm gần gũi với thiên nhiên đang là xu hướng được ngành du lịch hướng đến. Với loại hình này, người làm du lịch dựa vào lợi thế tự nhiên để phát triển, còn du khách tìm đến đây để có cảm giác mới lạ, thư giãn. Và trước thiên nhiên trong lành, cả người làm du lịch lẫn du khách sẽ cảm thấy có trách nhiệm với môi trường, cảnh quan, từ đó ứng xử trách nhiệm hơn với thiên nhiên.
Với khoảng hơn 20 ha đất trồng lúa, khi có mặt tại điểm đến "Miền quê" ở xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập, không chỉ có bức hình đẹp, du khách còn được cảm nhận không khí trong lành, mát mẻ, tận hưởng không gian thoáng đãng, được hòa mình vào thiên nhiên giữa đồng quê và tận hưởng phút giây bình yên. Chị Nguyễn Thúy Quỳnh ở xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập bày tỏ: "Hôm nay, tôi tới đây cùng bạn bè, với không khí này, cảnh vật này cả nhóm rất thích. Về đây cảm giác rất yên bình, không gian thoải mái, thích hợp rủ bạn bè đến tìm lại tuổi thơ".
Cuộc sống đô thị ồn ào khiến nhiều người muốn tìm về với những nơi có cảnh sắc gần gũi thiên nhiên. Các khu du lịch sinh thái, du lịch xanh ra đời đáp ứng nhu cầu vui chơi, ngắm cảnh của người dân. Điều thú vị ở "Miền quê" không chỉ là điểm du lịch gần gũi, mà còn lưu giữ giá trị văn hóa khi không gian trưng bày các trang phục, nông cụ đặc trưng của miền quê.
Tọa lạc bên tuyến ĐT741, đoạn dốc Cùi Chỏ, khu dịch vụ ăn uống, vui chơi FarmStay Cùi Chỏ Bù Gia Mập đang là điểm check-in thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm. FarmStay Cùi Chỏ không bị tác động nhiều nên vẫn mang vẻ đẹp hoang sơ hữu tình. Dòng suối được thiên nhiên ban tặng chảy nhẹ nhàng không ngừng nghỉ và được bao bọc bởi những hàng cây xanh, tô điểm thêm sắc màu cho bức tranh thiên nhiên nơi đây. Với tổng diện tích hơn 5 ha, không gian thoáng mát, điểm đến này được các bạn trẻ yêu thích lựa chọn để check-in, lưu giữ những tấm ảnh đẹp. Chị Ngô Bảo Ngọc ở quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh khẳng định: "Theo lời giới thiệu của người thân khi về Bình Phước, gia đình tôi đã đến FarmStay Cùi Chỏ để tham quan, trải nghiệm. Nói chung đến đây, tôi thấy rất gần gũi thiên nhiên, có dòng nước cho trẻ em chơi rất hợp lý, khung cảnh ở đây mát mẻ, thoải mái".
Mô hình du lịch thân thiện với môi trường đang được nhiều du khách quan tâm. Với không gian rộng lớn, khí hậu trong lành, các điểm đến ở huyện Bù Gia Mập nói riêng đang góp phần vào bức tranh du lịch xanh, du lịch sinh thái của tỉnh càng đa dạng, phong phú. Qua đó, quảng bá hình ảnh địa phương, thu hút ngày càng nhiều du khách đến tham quan, trải nghiệm cũng như tăng giá trị cho bức tranh du lịch tỉnh nhà.
"Khi làm mô hình này, chúng tôi hạn chế đầu tư quá nhiều vào các hạng mục, công trình phải bê tông hóa, bởi những gì du khách tìm kiếm là một không gian mộc mạc, gần gũi với thiên nhiên. Lúc đầu chỉ nghĩ làm cho vui, về sau mới nghĩ đến vấn đề cộng đồng, xây dựng hình ảnh và phát triển du lịch tại địa phương. Chúng tôi đang hướng đến những hình ảnh mộc mạc, thân thiện nhất cho du khách".
Anh LÊ ANH HOÀNG TUẤN
chủ điểm đến "Miền quê", xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập
Bản người Mông ở Điện Biên học làm du lịch cộng đồng Nắm được lợi thế tự nhiên có thể thu hút du khách tới tham quan, check-in, trải nghiệm, nhiều hộ người Mông tại bản Tìa Ló (xã Noong U, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) đã mạnh dạn học cách làm du lịch cộng đồng. Cách thành phố Điện Biên Phủ 30km, bản Tìa Ló (xã Noong U, huyện Điện Biên Đông,...