5 trải nghiệm đáng giá vào mùa đông ở Bắc Hà
Bắc Hà – một miền cao nguyên với núi non xanh biếc, dập dìu sắc màu thổ cẩm, rộn rã tiếng ngựa phi; người Bắc Hà nghĩa nặng tình sâu, chỉ một lần đến sẽ mãi không quên.
Hãy đến với Bắc Hà và trải nghiệm những điểm đến thú vị.
1. Chợ Bắc Hà
Chợ có không gian văn hóa bản địa riêng biệt và độc đáo, gắn liền với những sản phẩm đặc trưng của vùng miền với mong muốn du khách đến với Bắc Hà dễ dàng tìm hiểu về văn hóa bản địa, giúp du khách tiếp cận gần hơn với văn hóa của vùng đất Cao Nguyên Trắng. Nói là chợ nhưng mọi người đến đây không hẳn là để mua bán hàng hóa mà là nơi du khách giao lưu, thưởng thức những nét văn hóa độc đáo của đồng bào. Vào tối thứ 7 hàng tuần, những tiết mục văn nghệ truyền thống của các dân tộc như: Mông, Tày, Nùng được bà con trình diễn tại đây là điểm thu hút du khách hơn cả. Kết thúc chợ đêm bao giờ cũng là vòng xòe đoàn kết giao lưu giữa du khách và bà con dân tộc nơi đây, lúc này du khách cùng với bà con các dân tộc Bắc Hà nắm tay nhau xòe quanh đống lửa bập bùng.
Chợ đêm Bắc Hà tối thứ 7 hàng tuần
2. Đền Bắc Hà
Bắc Hà là vùng đất in dấu nhiều chiến công hiển hách trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Ngôi đền Bắc Hà được xây dựng từ cuối thế kỷ 19 để tưởng nhớ công ơn hai anh em Vũ Văn Uyên và Vũ Văn Mật, người gốc Gia Lộc (Hải Dương) đã có công đánh giặc, bình ổn vùng biên giới Tây Bắc. Hội đền Bắc Hà thường được tổ chức vào ngày 7/7 âm lịch hàng năm, thu hút đông đảo người dân và du khách với nhiều hoạt động phong phú như: múa xòe, chọi gà, kéo co, văn nghệ… Năm 2003, đền Bắc Hà đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Đền Bắc Hà
Tới thị trấn Bắc Hà, du khách đừng bỏ qua cơ hội thăm dinh Hoàng A Tưởng – dinh thự của hai cha con thổ ti Hoàng Yến Chao và Hoàng A Tưởng. Dinh Hoàng A Tưởng có tổng diện tích gần 4.000m, được xây dựng từ năm 1914 đến năm 1921. Kiến trúc dinh mang phong cách Á – Âu kết hợp với bố cục hình chữ nhật liên hoàn khép kín. Dinh nằm trên một quả đồi rộng, khung cảnh sơn thủy hữu tình. Theo những bậc thang vòng hai bên dinh, qua khoảng sân rộng, du khách sẽ tới gian nhà chính hai tầng có diện tích 420m dùng làm nơi làm việc, hội họp và sinh hoạt gia đình. Điểm nổi bật của gian nhà chính là những cánh cửa hình vòm và những họa tiết được trang trí công phu trên tường. Ngoài gian chính, dinh còn có hai dãy nhà ngang và nhà phụ để làm nhà kho lính và phu ở.
Video đang HOT
Lễ hội hoa hồng tại Dinh Hoàng A Tưởng
4. Làng nghề thủ công truyền thống Bản Phố
Người Mông Bản Phố không chỉ giỏi nấu rượu ngô với thứ men lá bí truyền Hồng mi, còn có nghề rèn đúc nông cụ, nghề chạm khắc bạc và nghề dệt, thêu thổ cẩm. Người Mông ở Bắc Hà vốn có trang phục sặc sỡ, bởi thế nên chất liệu thổ cẩm làm nên trang phục của thiếu nữ, phụ nữ Mông cũng khá nhiều màu sắc, nhiều hình thù mang sắc thái, đậm bản sắc của người vùng cao. Nếu như thổ cẩm là bàn tay khéo léo, sự chăm chỉ cần mẫn vốn có của người phụ nữ Mông thì nông cụ được rèn đúc thể hiện tài năng và sức vóc dẻo dai của những người đàn ông Mông.
Nói đến Cốc Ly đầu tiên người ta thường nhắc đến chợ phiên Cốc Ly. Tham gia phiên chợ này chủ yếu là người Dao Đen (Dao Tuyển), Nùng, Mông Hoa. Chợ Cốc Ly độc đáo ở chỗ chợ chỉ họp vào thứ ba hàng tuần.
Sau khi tham quan chợ Cốc Ly du khách có thể khám phá rừng nghiến cổ thụ. Trong đó có cây nghiến nghìn năm tuổi đã được công nhận là cây di sản. Đây là cây gỗ nghiến có đường kính lớn nhất trong quần thể 231 cây gỗ nghiến, gỗ trai tại thôn Cốc Sâm, xã Cốc Ly, huyện Bắc Hà (Lào Cai).
Với phong cảnh đẹp nên thơ, dòng nước sông Chảy trong xanh, mát lành, trải nghiệm dịch vụ du thuyền trên sông Chảy là một điểm nhấn không thể thiếu với du khách khi đến với Bắc Hà nói chung và Cốc Ly nói riêng.
Chợ Cốc Ly
Cùng với những cảnh sắc thiên nhiên ban tặng như các dãy núi hùng vĩ, sông suối và hang động, con người hiền hậu mến khách. Bắc Hà còn là nơi hội tụ các sắc màu văn hóa dân tộc những đặc sản riêng của Miền Tây Bắc, tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt níu giữ chân khách thập phương khi đến du lịch nơi đây.
Phượng Hoàng cổ trấn ở đâu? Bỏ túi ngay kinh nghiệm Du lịch Phượng Hoàng cổ trấn A-Z
Phượng Hoàng cổ trấn có lẽ đã là địa điểm quá quen thuộc đối với những tín đồ đam mê xê dịch.
Sở hữu vẻ đẹp tuyệt trần, khí hậu tuyệt vời phù hợp để đi thưởng ngoạn lẫn nền ẩm thực phong phú với nhiều ăn ngon là những yếu tố khiến Phượng Hoàng cổ trấn luôn là một trong những địa điểm thu hút khách du lịch nhất trên thế giới.
Phượng Hoàng cổ trấn ở đâu?
Phượng Hoàng cổ trấn (Fenghuang guzhen - 凤凰古鎮) là một thị trấn nhỏ thuộc huyện Phượng Hoàng, nằm ở phía Tây tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Tuổi đời của thị trấn này sẽ khiến nhiều du khách bất ngờ khi nó đã vượt qua 1300 năm tuổi. Đây là nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số của Trung Quốc như Hán, Hồi, Miêu, Thổ Gia,... Với diện tích hơn 10km2, Phượng Hoàng cổ trấn có vô vàn những địa điểm đẹp khác nhau để du khách lựa chọn. Nơi đây nổi tiếng với những ngôi nhà gỗ nằm nép mình bên dòng sông xanh biếc.
Cây cầu đá nhảy nổi tiếng ở Phượng Hoàng cổ trấn
Bạn có biết cái tên Phượng Hoàng cổ trấn bắt nguồn từ đâu hay không? Tên gọi này có nguồn gốc từ ngọn núi Hoa Sơn nằm ở phía Tây Nam thị trấn. Hình dáng của dòng sông Đà Giang uốn lượn quanh co, bao bọc lấy thị trấn cổ khiến người ta liên tưởng đến con Phượng Hoàng đang bay lên từ sau ngọn núi. Đây chắc chắn sẽ là một địa điểm không khiến bạn thất vọng vì khung cảnh non nước hữu tình cùng với nền ẩm thực vô cùng phong phú với rất nhiều món ăn ngon.
Thời tiết ở Phượng Hoàng cổ trấn - Nên đi du lịch Phượng Hoàng cổ trấn thời điểm nào?
Mỗi mùa, Phượng Hoàng cổ trấn lại có những vẻ rất riêng và đặc biệt là mùa nào cũng đều đẹp say đắm lòng người. Tùy thuộc vào sở thích, nhu cầu khi đi du lịch muốn khám phá hay nghỉ ngơi mà bạn nên lựa chọn thời điểm thích hợp để đến Phượng Hoàng cổ trấn. Vào mùa đông, nơi đây khoác lên một màu trắng của tuyết. Từ mái nhà, từ ngọn cây cho đến bậc thềm đều được bao phủ bởi tuyết. Chỉ tưởng tượng thôi cũng biết những bức ảnh sống ảo tại đây tuyệt cú mèo thế nào rồi! Nếu bạn yêu thích sự tĩnh lặng, bình yên thì đến Phượng Hoàng cổ trấn vào mùa đông rất hợp lý.
Đặc biệt, mùa thu - đông cũng là thời điểm mà giá cả dịch vụ, giá đồ ăn lẫn vé máy bay, vé tàu đi lại cũng đều rẻ hơn vì lượng du khách ít. Muốn tiết kiệm chi phí và không phải chen chúc đông người, mùa đông ở Phượng Hoàng cổ trấn đích thị là dành cho bạn. Ngược lại với team bình yên, mùa hè là thời điểm vàng cực kỳ phù hợp với những người yêu thích sự sôi động và náo nhiệt. Phượng Hoàng cổ trấn mùa hè như một cô gái mới lớn, nhẹ nhàng, e ấp với những tia nắng vàng xen rọi qua từng kẽ lá.
Mùa du lịch cao điểm ở Phượng Hoàng cổ trấn là từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm
Lúc này, mặt nước trên con sông Đà Giang trong vắt, lá cây bên đường xanh mướt sẽ là khung nền hoàn hảo để bạn tha hồ sống ảo. Dù là vào hè nhưng thời tiết ở đây không quá oi bức và nắng nóng như ở Việt Nam. Buổi tối, nhiệt độ hạ xuống mát mẻ nhờ có gió thổi xì xào. Mùa cao điểm du lịch ở Phượng Hoàng cổ trấn là từ tháng 5 - tháng 10 hàng năm, hãy cân nhắc sở thích và điều kiện kinh tế của mình để lựa chọn thời điểm du lịch phù hợp nhé!
Du lịch Phượng Hoàng cổ trấn chơi ở đâu?
Vườn Quốc Gia Trương Gia Giới
Một trong những địa điểm thu hút nhiều khách du lịch nhất ở Phượng Hoàng cổ trấn đó là vườn Quốc Gia Trương Gia Giới. Nơi đây nổi tiếng những cột đá cao chọc trời, bao phủ xung quanh là mảng màu xanh lá tươi mát. Khu bảo tồn thiên nhiên này có những vách đá cao lên đến 800m. Vào những ngày trời nhiều mây, bạn sẽ thấy chúng như đang lẩn trốn, thoắt ẩn, thoắt hiện sau màn sương dày đặc. Đây cũng là nguồn cảm hứng cho một cảnh trong bộ phim nổi tiếng Avatar. Trong vườn Quốc Gia Trương Gia Giới còn có Thiên Môn Sơn sở hữu 99 khúc cua và 999 bậc thang dẫn lên cổng trời. Hiếm có nơi nào lại là nơi trú ngụ, sinh sống và phát triển của nhiều loài động, thực vật như vườn Quốc gia này.
Thiên Môn Sơn thoắt ẩn thoắt hiện bên làn sương trắng
Thiên Môn Sơn
Bạn có muốn biết lối đi dẫn đến thiên đường sẽ trông như thế nào? Rất đơn giản, hãy đến Thiên Môn Sơn nhé. Đường lên ngọn núi này dài 11m thách thức sự bản lĩnh và gan dạ của nhiều du khách. Nếu bạn là dân đam mê phượt thì chắc chắn sẽ thích mê với những khúc cua "thót tim" ở đây. Sau khi xe chạy lên đến chân núi, du khách cần phải hoàn thành 999 bậc thang bằng đá vôi. Trải qua những thử thách này, bạn sẽ được thưởng ngoạn toàn bộ cảnh đẹp Trương Gia Giới ở độ cao 1100m so với mực nước biển ở đỉnh núi. Đừng quên ghé đền Thiên Môn Sơn để cầu bình an, may mắn và hạnh phúc cho người thân nhé.
Bắc Môn Cổ Thành
Tòa tháp phía Bắc hay còn gọi là Bắc Môn Cổ Thành, là một tòa tháp nổi tiếng được xây dựng từ thời nhà Minh. Địa điểm này đã được công nhận là di sản văn hóa Trung Hoa. Đối với người dân thị trấn Phượng Hoàng, Bắc Môn Cổ thành có ý nghĩa rất lớn trong đời sống tinh thần tâm linh.
Bắc Môn Cổ thành khi lên đèn
Cầu Hồng Kiều
Phượng Hoàng cổ trấn nổi tiếng với nhiều cây cầu như cầu đá và nổi tiếng nhất vẫn là cầu Hồng Kiều. Được xây dựng vào cuối thời nhà Minh, đầu thời nhà Thanh, cầu Hồng Kiều làm bằng 2 loại vật liệu chính là gỗ và đá. Tầng 1 của cầu là nơi để phương tiện, người dân đi lại. Tầng 2 được dùng với mục đích ngắm cảnh, thờ tự. Để đi từ tầng 1 lên đến tầng 2, du khách phải đi qua một cây cầu đá nhỏ hơn. Đứng từ xa xa hoặc ngồi dưới thuyền trôi trên dòng sông là khoảnh khắc mà bạn được ngắm cầu Hồng Kiều đẹp nhất. Nó được ví như một chứng nhân lịch sử lặng lẽ với tuổi đời hơn 300 năm, đã gắn bó, đã bảo vệ Phượng Hoàng cổ trấn đi qua biết bao nhiêu thăng trầm sóng gió.
Ở Phượng Hoàng cổ trấn có nhiều khách sạn, homestay đẹp để bạn lựa chọn
Suối Giàng ở đâu? Bỏ túi Cẩm nang du lịch suối Giàng Chi tiết Suối Giàng là địa điểm du lịch rất thú vị và hấp dẫn mà bất cứ du khách nào cũng nên đến đây trải nghiệm một lần. Vẻ đẹp tuyệt tác mà thiên nhiên ban tặng mang đến sức hút đặc biệt dành cho du khách. Suối Giàng ở đâu? Suối Giàng là một xã vùng cao thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên...