Thu hồi xe máy cũ, nát: Không quyết liệt khó thành công
Xoay quanh văn bản của Bộ TN&MT đề nghị Hà Nội, TP Hồ Chí Minh thu hồi, loại bỏ phương tiện cơ giới cũ, nát, lạc hậu, không đảm bảo tiêu chuẩn lưu hành gây ô nhiễm môi trường, phóng viên Kinh tế & Đô thị đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Thế Chinh – nguyên Viện trưởng Viện chiến lược, Chính sách Tài nguyên môi trường để làm rõ hơn về vấn đề này.
Xe máy cũ. nát là một trong nhiều nguyên nhân gây mất an toàn giao thông và ô nhiễm môi trường (Ảnh minh họa).
Ông đánh giá như thế nào về chủ trương thu hồi xe cũ, nát?
- Trước tiên, phải khẳng định rằng, chủ trương thu hồi xe cũ, nát là hoàn toàn đúng, cần được ủng hộ, nhất là trong bối cảnh ô nhiễm không khí như hiện nay. Chưa nói đến vấn đề môi trường, việc xe cũ, nát lưu thông trên đường đã là không an toàn cho chính người sử dụng và cả những người tham gia giao thông.
Nhiều ý kiến cho rằng, những người sử dụng loại xe cũ, nát này phần lớn là người yếu thế, không có khả năng tài chính để chuyển đổi. Tôi cho là không hẳn, vì nhiều người có điều kiện nhưng vì tiết kiệm, thấy xe vẫn đi được thì họ vẫn sử dụng; có một bộ phận dùng xe này để chở hàng, đi chợ tiện quăng quật, không sợ xước, không sợ mất; còn lại một bộ phận nhỏ không có điều kiện tài chính để đổi xe khác. Bởi thế, nếu chúng ta không làm quyết liệt thì không biết đến khi nào mới giải quyết được. Tôi cho rằng, làm chính sách không thể đợi 100% ý kiến đồng thuận mà cứ có lợi cho người dân thì phải quyết, phải làm. Giống như quy định đội mũ bảo hiểm, khi triển khai cũng vướng không ít ý kiến trái chiều nhưng vì sự an toàn cho người tham gia giao thông, chúng ta quyết tâm làm và kết quả đạt được rất khả quan.
Thưa ông, nói thì dễ nhưng làm không đơn giản. Thực tế, Hà Nội cũng đã bao lần lên dây cót để thực hiện việc này nhưng tới nay vẫn chưa làm được?
- Trước khi triển khai, theo tôi, hãy đẩy mạnh tuyên truyền về hậu quả của việc sử dụng xe cũ nát, quá niên hạn sử dụng không chỉ ảnh hưởng tới tính mạng của bản thân người điều khiển, người tham gia giao thông mà còn ảnh hưởng tới môi trường. Theo thống kê, ước tính khoảng 70% khí thải gây ô nhiễm môi trường bắt đầu từ ống xả của xe máy, trong đó xe máy cũ nát chiếm vị trí trọng yếu. Một đô thị văn minh, đáng sống thì không thể có những xe quá cũ nát, quá tồi tệ lưu hành. Người dân cần có thói quen sử dụng phương tiện công cộng như xe buýt, vừa tiết kiệm, an toàn lại góp phần bảo vệ môi trường. Hơn nữa, Luật Bảo vệ Môi trường 2020 đi vào cuộc sống thì việc xe cũ, nát không được phép lưu thông cũng sẽ được luật hóa nên không thể không thực thi. Tuy nhiên, Nhà nước cũng phải có cơ chế hỗ trợ tài chính hợp lý cho chủ xe bị thu hồi.
Theo ông, làm thế nào để triển khai thực hiện thu hồi xe máy cũ, nát tạo được sự đồng thuận và hiệu quả?
- Tôi được biết, tại Nhật Bản, có nhiều xe cũ nhưng vẫn đẹp là do những chiếc xe đó có bộ phận lọc thải hoặc họ cải tạo lại máy, như vậy chưa chắc đã nát. Trong khi đó, ở nước ta, nhiều người dân có sở thích sưu tầm mua lại xe máy cũ nhưng họ thay máy mới thì sẽ không phát thải nhiều, không gây ảnh hưởng đến môi trường. Vì vậy, giải pháp hiệu quả nhất để loại bỏ xe máy cũ, nát trong giai đoạn hiện nay là Nhà nước, nhà sản xuất và người dân cùng vào cuộc. Cần áp dụng theo đúng nghĩa là “thu hồi sản phẩm gây ô nhiễm môi trường” để xử lý, thay vì tịch thu tài sản thì quy định mới có thể đi vào cuộc sống. Bên cạnh đó, Nhà nước cần kiểm soát chặt điều kiện lưu hành của phương tiện như tăng cường kiểm tra, xử lý xe cũ, nát vi phạm điều kiện tham gia giao thông (giấy tờ, gương, đèn…). Cuối cùng, khi đã thu hồi được xe cũ, nát thì sẽ được đưa về đâu, xử lý như thế nào để vừa kiểm soát lượng khí thải, vừa giảm thiểu lượng chất thải ra môi trường cũng là vấn đề rất nan giải, cần được nghiên cứu kỹ lưỡng.
Xin cảm ơn ông!
Chưa thể hàn khẩu kênh 4.300 tỷ đồng bị vỡ
Sáu ngày sau sự cố vỡ, kênh bắc sông Chu - nam sông Mã chưa thể hoạt động trở lại, nhà thầu mới hoàn thành được 30% khối lượng.
Chiều 1/1, nhiều xe tải lớn và máy móc cơ giới đang được huy động làm việc tại công trường sự cố vỡ kênh chính thuộc hệ thống kênh bắc sông Chu - nam sông Mã ở xã Phùng Minh, huyện Ngọc Lặc.
Trước đó, hôm 29/12/2020, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp chỉ đạo, đơn vị quản lý phải hoàn thành xử lý sự cố trong ba ngày, tuy nhiên hiện con kênh chưa thể hàn khẩu. Việc cấp nước tưới sản suất vụ đông cho hơn 30.000 ha đất nông nghiệp ở 5 huyện tại Thanh Hoá vì thế chưa thể thực hiện.
Phương tiện cơ giới làm việc tại công trường vỡ kênh bắc sông Chu - nam sông Mã ngày 1/1. Ảnh: Lam Sơn.
"Chúng tôi đang huy động nhân lực, máy móc làm việc suốt ngày đêm, thế nhưng mới hoàn thành được hơn 30% khối lượng", ông Trần Văn Tỉnh, Giám đốc Ban quản lý đầu tư xây dựng thủy lợi 3 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) nói và cho hay việc hoàn thành theo chỉ đạo của thứ trưởng là "không thể". Đơn vị sẽ nỗ lực hoàn thành trước ngày 5/1.
Theo dự tính, tổng khối lượng đất đá để đắp phần đế, móng, hàn khẩu đoạn kênh bị vỡ khoảng 15.000 m3 nhưng đến sáng nay, khối lượng đất đá san lấp mới đạt khoảng 3.000 m3. Nhằm bảo đảm tiến độ theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND tỉnh Thanh Hóa, ba ngày qua, nhà thầu đã huy động, tập kết tại hiện trường 7 máy đào, ba máy ủi, hai máy lu và 20 ôtô các loại, chia thành 4 kíp, thi công ba ca, cả ngày và đêm. Chỉ huy công trường đang tính toán phương án tổ chức thêm các mũi thi công để đẩy nhanh tiến độ.
Cùng ngày, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hoá Đỗ Trọng Hưng đi kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục. Đánh giá đây là sự cố đáng tiếc, lại xảy ra vào đúng thời điểm người dân đang bước vào sản xuất vụ chiêm xuân 2021, Bí thư Tỉnh uỷ yêu cầu các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành khắc phục sự cố để sớm cấp nước trở lại, không ảnh hưởng đến mùa vụ.
Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hoá Đỗ Trọng Hưng (hàng đầu bên phải) kiểm tra công tác khắc phục sự cố tại hiện trường, sáng 1/1. Ảnh: Lam Sơn.
Ông Hưng chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cử cán bộ bám sát hiện trường, phối hợp với các đơn vị liên quan cập nhật tiến độ, xử lý vướng mắc, báo cáo lãnh đạo tỉnh hàng ngày. Ông cũng lưu ý, sớm kiểm tra toàn tuyến kênh bắc sông Chu - nam sông Mã nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các nguy cơ mất an toàn, tránh để xảy ra sự cố như vừa qua. Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hoá đã đến thăm hỏi, động viên gia đình bị thiệt hại tài sản hôm kênh vỡ.
Trước đó 9h45 ngày 27/12, khúc kênh bắc sông Chu - nam sông Mã (dài khoảng 70m) chảy qua xã Phùng Minh, huyện Ngọc Lặc, bị vỡ khiến hàng vạn m3 nước đổ tràn ra đồng ruộng. Công trình bị xói trôi hơn 20.000 m3 đất, hơn 40 tấm bê tông lát mái, đáy và khoảng 400 m3 đá xây gia cố bờ kênh bị xói lở, xô lệch.
Sự cố vỡ kênh bắc sông Chu - nam sông Mã không gây thiệt hại về người song khiến hơn 30 hộ dân với khoảng 4 ha ao cá, hoa màu ở xã Phùng Minh bị cuốn trôi, vùi lấp.
Khúc kênh bị vỡ hôm 27/12/2020. Ảnh: Lê Hoàng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sau đó giải thích sự cố vỡ kênh chính thuộc hệ thống kênh thủy lợi bắc sông Chu - nam sông Mã do "nằm trên nền địa chất cấu trúc phức tạp, lại ở vị trí ven suối, đất đào và đắp không đồng nhất...".
Nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ xử lý sự cố song không thể xong trong hạn ba ngày theo yêu cầu. Video: Lê Hoàng.
Tuyến chính kênh bắc sông Chu - nam sông Mã là hợp phần dự án kênh thủy lợi bắc sông Chu - nam sông Mã do Ban quản lý thủy lợi III (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) làm chủ đầu tư. Tuyến kênh dài hơn 370 km, tổng vốn đầu tư hơn 4.300 tỷ đồng, được khởi công vào năm 2011, đưa vào sử dụng toàn bộ hệ thống từ 2017.
Công trình có chức năng dẫn nước từ hồ Cửa Đạt và hồ Dốc Cáy (huyện Thường Xuân) tới hơn 31.000 ha đất nông nghiệp, cấp nước sinh hoạt cho nhiều huyện của Thanh Hóa như: Thọ Xuân, Yên Định, Thiệu Hóa, Ngọc Lặc, Thường Xuân...
Cần tăng cường kiểm tra, xử lý xe tải vi phạm giờ cấm Sau các vụ tai nạn giao thông giữa xe máy với xe tải ben, xe container xảy ra trên đường Bùi Hữu Nghĩa (ĐT 760, TP.Biên Hòa) thời gian qua, ngày 19-12, Sở GT-VT đã tiến hành đặt biển cấm xe tải trên 5 tấn hoạt động trên toàn tuyến đường này (từ cầu Ông Tiếp đến cầu Tân Vạn) vào các khung...