Thu hồi vốn chậm, nhà đầu tư chưa mặn mà với mầm non tư thục
Việc xây dựng trường mầm non ngoài công lập đòi hỏi phải có số vốn lớn nên các nhà đầu tư còn e ngại vì thời gian thu hồi vốn lâu.
Ngày 30/10, tại thành phố Huế, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức “Hội thảo đánh giá 2 năm thực hiện chỉ thị 09/CT-Tg về việc đẩy mạnh thực hiện các giải pháp giải quyết vấn đề trường, lớp mầm non ở khu công nghiệp, khu chế xuất và phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập”.
Tham dự hội thảo có bà Nguyễn Thị Nghĩa – Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Định, quận 7 thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Đắc Lắc, Hà Giang.
Ngoài ra còn có đại diện của hai trường mầm non tư thục đến từ Thừa Thiên Huế và Hà Nội.
Thiếu trường mầm non tại các khu công nghiệp, khu chế xuất
Theo Vụ Giáo dục mầm non, trong năm học 2016 – 2017 cả nước có 14.991 trường mầm non với 192.146 nhóm lớp. Tỷ lệ huy động nhà trẻ đạt 27,7%, mẫu giáo đạt 90,6%.
Tại các khu công nghiệp, khu chế xuất ở các thành phố lớn vẫn thiếu các trường mầm non. Ảnh: TL
Tuy các trường mầm non có tăng nhưng giáo dục mầm non vẫn còn nhiều khó khăn. Đặc biệt tại các tỉnh thành có khu công nghiệp các lớp mầm non vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu gửi con của phụ huynh.
Hiện tại việc phát triển mầm non tư thục còn hạn chế, khó cạnh tranh so với trường công về đội ngũ, cơ sở vật chất, học phí cao… Mức lương của công nhân không đủ để chi trả việc học của con em.
Việc Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị 09 vào năm 2015 đã giải quyết vấn đề trường lớp, lớp mầm non ở các khu công nghiệp, khu chế xuất.
Sau 2 năm thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về công tác quản lý cơ sở ngoài công lập trong đó có mầm non ngoài công lập.
Giám sát việc thực hiện chỉ thị tại một số địa phương.
Các tỉnh thành có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất lãnh đạo các địa phương đã tổ chức khảo sát nhu cầu gửi con trẻ của công nhân đang làm việc tại khu công nghiệp, khu chế xuất.
Ông Nguyễn Bá Minh – Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, thực hiện chỉ thị 09, một số tỉnh thành như Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thừa Thiên Huế, Đồng Nai … đã quy hoạch phát triển nhà ở cho công nhân, xây dựng công đoàn trong đó có nhà trẻ, mẫu giáo cho công nhân.
Theo ông Minh, hơn 2 năm qua các tỉnh thành đã tập trung xây dựng các trường mầm non ở những điểm nóng về khu công nghiệp, khu chế xuất. Đến tháng 5/2017, số trường mầm non tăng 354 trường so với tháng 4/2017.
Các trường mầm non tư thục đang phát triển nhanh để giảm áp lực cho các trường công lập.
Video đang HOT
5 địa phương có tỉ lệ trường mầm non ngoài công lập cao nhất là: Đà Nẵng, Bình Dương , Thành phố Hồ Chí Minh ,Bà Rịa – Vũng Tàu, Hà Nội, Đắc Lắc, Nghệ An.
Tuy mạng lưới trường lớp, cơ sở vật chất được tăng cường cả về số lượng và chất lượng như vậy, nhưng vẫn chưa đáp ứng đúng mức yêu cầu phát triển giáo dục mầm non.
Giáo dục mầm non ngoài công lập chưa theo kịp thực tiễn
Phát biểu tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Nghĩa – Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, việc phát triển các trường mầm non ngoài công lập đã có bước phát triển về quy mô và chất lượng.
Việc các trường mầm non công lập mở ra đã giảm bớt áp lực và tình trạng quá tải trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập, đáp ứng nhu cầu gửi con của phụ huynh.
Đánh giá về chất lượng các trường mầm non ngoài công lập, Thứ trưởng Nghĩa cho biết, các trường hiện nay chất lượng ngày càng được nâng cao, nhiều trường chuẩn bị đạt chuẩn quốc gia.
Nhiều địa phương đã hỗ trợ các nhà đầu tư trong việc xây dựng hệ thống giáo dục mầm non, giải quyết vấn đề trường lớp tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.
Tuy vậy Thứ trưởng Nghĩa cho rằng việc phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập chưa theo kịp thực tiễn.
Thứ trưởng chỉ ra rằng việc xây dựng trường đòi hỏi phải có số vốn lớn nên các nhà đầu tư còn e ngại vì thời gian thu hồi vốn lâu. Việc đưa con em vào học tại các cơ sở ngoài công lập vẫn chưa được phụ huynh chú trọng.
Từ đó, Thứ trưởng Nghĩa đề nghị các địa phương quy hoạch phát triển trường lớp mầm non, xã hội hóa các chính sách giáo dục, cũng như ban hành các cơ chế để các nhà đầu tư thúc đẩy giáo dục mầm non ngoài công lập.
Các địa phương chia sẻ, sáng kiến, sáng tạo phát triển mô hình giáo dục mầm non ngoài công lập.
Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, đề xuất, kiến nghị về việc điều chỉnh thúc đẩy giáo dục mầm non.
Theo GDVN
Những biến tướng từ "xã hội hóa giáo dục"
Nhân danh việc xã hội hóa giáo dục, nhiều trường đầu tư xa xỉ như lắp máy lạnh lớp có lớp không, tạo ra sự kỳ thị với phụ huynh đóng góp ít, phân biệt học sinh nhà giàu, nhà nghèo.
Phải chăng môi trường giáo dục, mục đích "trồng người" đang dần phải nhường chân cho xã hội hóa một cách vô tội vạ?
Lớp 'đại gia', lớp nhà nghèo
Đầu năm học này, nhiều phụ huynh có con học lớp 1/7 tại trường tiểu học Lê Văn Sỹ (quận Tân Bình, TP.HCM) bức xúc khi phải cắn răng cùng đóng hơn 100 triệu đồng để làm mới lại lớp học như sơn lại lớp, lót lại sàn nhà, thay mới bàn ghế, lắp máy lạnh, sắm tivi...
Do đây là lớp học theo chương trình tiếng Anh tích hợp, các em sẽ học cả ngày ở trường, được học với giáo viên nước ngoài và các trang thiết bị hiện đại...
Tuy nhiên, do đầu năm thấy phòng ốc đã cũ kỹ, nóng nực nên ban đại diện cha mẹ học sinh (HS) của lớp đã lên kế hoạch đề xuất và làm mới lại để đảm bảo việc học của các em được tốt hơn.
Bên cạnh niềm vui của học sinh cũng là mối lo đóng góp tiền của phụ huynh đầu năm học.
Do học theo chương trình này với chỉ có 35 HS/lớp nên trung bình mỗi phụ huynh phải đóng khoảng 3 triệu đồng để có kinh phí sửa chữa.
Tương tự, nhiều phụ huynh tại trường tiểu học Hòa Bình (quận 1) cũng bất ngờ khi nhận được thư ngỏ từ ban đại diện cha mẹ HS về việc lót lại sàn gỗ lớp học với kinh phí 14 triệu đồng, chia bình quân mỗi HS 400.000 đồng. Nhiều phụ huynh lập tức từ chối, thậm chí bày tỏ bức xúc với nhà trường khi đóng góp để làm những việc chưa thực sự cần thiết ở các lớp học.
Thực ra vấn đề kêu gọi phụ huynh để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các lớp học như thế này vốn không mới tại nhiều trường ở TP.HCM nhiều năm nay. Khi tìm hiểu ra thì hầu hết các sự việc này đều xuất phát từ các ban đại diện cha mẹ HS khi cho rằng thực hiện theo tinh thần về tài trợ giáo dục như một cách xã hội hóa.
TP.HCM đang thực hiện song song nhiều chương trình tiếng Anh cùng một lúc trong các trường học như tích hợp, tăng cường, đề án, tự chọn do mỗi loại hình đáp ứng cho mỗi đối tượng HS khác nhau, có điều kiện kinh tế và nhu cầu khác nhau đã dẫn đến hình thành các nhóm lớp khác nhau ngay trong một trường học.
Và tất nhiên ứng với mỗi chương trình này sẽ có đòi hỏi khác nhau về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đối tượng người học để đảm bảo chất lượng học tập và lộ trình học xuyên suốt cho các em.
Khi phụ huynh có điều kiện thì việc đầu tư, trang hoàng cho lớp học như cách làm của hai trường trên là điều rất bình thường nhưng chính nó đã vô hình trung tạo ra sự chênh lệch quá lớn giữa các lớp trong cùng một trường. Nó sẽ vô tình ảnh hưởng đến tâm lý phụ huynh và cả của các em khi mỗi ngày đến trường.
Chị Trịnh Thị Ngọc Như, có con học tại một trường tiểu học ở quận 1, cho hay do chị không muốn con lệ thuộc việc học tiếng Anh hoàn toàn trong nhà trường nên chị quyết định cho con học tiếng Anh ở trung tâm, còn ở trường chỉ học lớp bình thường với bốn tiết/tuần. Lựa chọn này tưởng bình thường nhưng lại khiến chị nhận ra những điều không hay trong nhà trường.
"Khi nói chuyện, tôi hay nghe con nhắc về những bạn ở 'lớp đại gia' này nọ, tìm hiểu ra mới biết trong trường con có đến ba loại lớp tiếng Anh, trong đó chi phí và thời lượng học tiếng Anh nhiều nhất là ở khối lớp tích hợp cũng là 'lớp đại gia' mà con nói khi mỗi tháng đóng học phí vài triệu đồng, tiền sách mỗi học kỳ tốn cũng tương tự, trường chỉ hai lớp 1 cho loại này, kế đến là lớp tăng cường được học tám tiết/tuần, cuối cùng mới là lớp bình thường với bốn tiết/tuần.
Vì học phí cao và học nhiều hơn nên hầu hết các em học ở đó đều là con em gia đình khá giả, được ưu tiên sĩ số thấp, được bán trú và được trang bị nhiều máy móc, phòng ốc mới mẻ, ngay cả rèm cửa cũng khác hẳn.
Còn lớp con tôi đến 45 em, không được bán trú vì khả năng của trường hạn chế, phòng ốc không tệ nhưng cũng chỉ đáp ứng cơ bản việc học của các em" - chị Như trình bày.
Khắp nơi đóng góp
Bà Lâm Thị Đào Hoa Nương Tử, có con học lớp 5 trường tiểu học Trần Quốc Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ), cho rằng không hợp lý khi năm nay các em than lớp học nóng quá nên ban đại diện cha mẹ HS kêu mỗi phụ huynh đóng 200.000 đồng quỹ lớp, sau đó trích ra một phần để đóng la phông.
Một số phụ huynh khác cũng phản đối quyết liệt vì việc đóng la phông là trách nhiệm của trường, họ cũng đã đóng tiền xây dựng hàng năm.
Một phụ huynh khác có con đang học lớp 4 trường tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều) khá bức xúc trước việc trường kêu đóng tiền may lễ phục tốt nghiệp cho các em HS lớp 5.
"Những năm trước lễ phục đều do trường thuê từ bên ngoài nhưng năm nay trường lại kêu mỗi phụ huynh phải đóng 70.000 đồng/HS/năm để may lễ phục. Điều đáng nói là trường kêu cả những HS khối lớp 3 và 4 đóng tiền này.
Nhiều phụ huynh phản ứng kịch liệt vấn đề này, con tôi chỉ mới học lớp 4 mà kêu đóng tiền may lễ phục. Đóng năm nay, năm sau lại đóng tiếp, mà tới lúc con tôi tốt nghiệp tiểu học thì đồ đã cũ nát hết rồi" - phụ huynh này cho hay.
Mỗi trường một ý tưởng, tạo bất bình cho phụ huynh
Thực ra từ năm 2012, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư 29 về tài trợ giáo dục để huy động sự hỗ trợ, đóng góp của các cá nhân, tổ chức trong xã hội cho giáo dục.
Mỗi lớp, mỗi trường sẽ thực hiện một kiểu khác nhau tùy theo điều kiện, "ý tưởng" từ nhà trường hoặc ban đại diện cha mẹ HS.
anh Nguyễn Minh Hải, có con học ở trường THCS thuộc quận 3, bày tỏ: "Xã hội hóa gì mà cứ sinh dự án cả tỷ bạc rồi đổ đồng chia ra cho mọi người đóng góp, chẳng khác nào bị bắt buộc. Rồi hết năm nay xây nhà vệ sinh, năm sau sửa nền, năm khác mua tivi rồi máy chiếu, máy lạnh..., hình như không năm nào không có cái để đóng tiền.
Tranh cãi thì lại mang lợi ích của HS, rồi thiệt thòi này nọ của các em ra để năn nỉ phải làm, đâu còn sự tự nguyện nữa".
Ông Lương Trọng Bình, hiệu trưởng trường mầm non Hoa Mai, quận 3, cho rằng xã hội hóa là rất tốt nhưng phải thực hiện làm sao cho đúng tinh thần vận động để phụ huynh hiểu rõ mục đích và hiệu quả của những việc họ sẽ đóng góp.
Việc tạo sự bất công trong cùng môi trường học cũng là hệ quả của xã hội hóa. Thực ra phụ huynh đóng góp cho từng lớp hay cho trường đều không sai.
Tuy nhiên, nhà trường phải là người hoạch định kế hoạch cụ thể để kêu gọi xã hội hóa, trong đó ưu tiên những hạng mục cấp thiết nhất, đảm bảo cho sự phát triển chung của trường, đảm bảo hoạt động chung của các em trước rồi mới tính đến từng lớp.
"Tôi không khuyến khích đầu tư những cái xa xỉ, riêng lẻ như lắp máy lạnh để rồi lớp có, lớp không.
Tôi cũng không thích phụ huynh tháo rèm của trường để lắp rèm khác nhưng tôi sẽ chú ý đến việc phụ huynh đã tự nguyện tham gia đóng góp cho các công trình chung. nhà trường hay ban đại diện đừng ác cảm, kỳ thị với bất kỳ đóng góp của ai, kể cả ai chưa đóng thì các em đều được hưởng như nhau. đến khi phụ huynh thấy cần thì họ sẽ đóng sau, có ít đóng ít, có nhiều đóng nhiều" - ông Bình nói.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa: Yêu cầu các sở tăng cường thanh tra, kiểm tra
Bộ đã có nhiều văn bản để khắc phục tình trạng lạm thu. Gần đây nhất, Bộ có công văn yêu cầu các địa phương tiếp nhận và xử lý thông tin mà người dân phản ánh, tăng sự giám sát của xã hội đối với ngành giáo dục, trong đó có việc thu chi không đúng quy định.
Chúng tôi yêu cầu các sở có đường dây nóng, bằng điện thoại và cả email để xử lý, trong đó có cả khắc phục tình trạng lạm thu.
Đó là vấn đề khiến phụ huynh bất bình, thu thì cào bằng mà không tạo được sự đồng thuận của phụ huynh. Quan điểm của Bộ là nếu để thu chi sai quy định thì trách nhiệm trước hết là của người đứng đầu các nhà trường. Chúng tôi cũng yêu cầu các sở tăng cường thanh tra, kiểm tra để xử lý.
Mặt khác, chúng tôi cũng đề nghị các địa phương quan tâm bố trí đảm bảo ngân sách trước hết chi thường xuyên. Gần đây chúng tôi kiểm tra thấy các địa phương đã vào cuộc, thanh tra, kiểm tra, nhiều nhà trường thu sai đã trả lại cho phụ huynh.
Theo Pháp Luật TP.HCM
Đội mũ bảo hiểm giúp học sinh có ý thức tuân thủ luật giao thông Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho rằng việc xây dựng thói quen đội mũ bảo hiểm giúp học sinh hình thành kỹ năng sống, có ý thức tuân thủ luật giao thông. Sáng 30/9, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cùng đoàn công tác tham dự buổi Lễ trao tặng 2.000 mũ bảo hiểm cho học sinh tại TP Đồng...