Thu hồi thuốc giãn cơ chứa tạp chất gây ung thư
Công ty SteriMax có trụ sở tại Canada thông báo tự nguyện thu hồi thuốc OrfenAce viên nén 100mg sau khi kiểm nghiệm xác định hàm lượng tạp chất gây ung thư nitrosamin cao hơn giới hạn cho phép.
OrfenAce là thuốc giãn cơ không cần kê đơn.
OrfenAce (hoạt chất orphenadrin citrat) là thuốc giãn cơ không cần kê đơn nhằm giảm căng cứng cơ. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn các xung thần kinh (hay những cảm giác đau) truyền đến não bộ. Orphenadrine thường được sử dụng cùng vật lý trị liệu để điều trị các bệnh cơ xương như đau hoặc chấn thương.
Nitrosamin được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phân loại vào nhóm các chất có thể gây ung thư trên người. Tạp chất này được phát hiện lần đầu tiên trong các thuốc thành phẩm chứa valsartan có nguyên liệu được sản xuất bởi Công ty Zhejiang Huahai Pharmaceuticals (ZHP), Linhai, Trung Quốc. Từ đó, hàng loạt lô thuốc valsartan có nguyên liệu được sản xuất tại đây đã bị thu hồi tại nhiều quốc gia trên thế giới và tại Việt Nam. Tạp chất nitrosamine được phát hiện trong OrfenAce là NMOA.
Tất cả chúng ta đều tiếp xúc với nitrosamine nồng độ thấp thông qua nhiều loại thực phẩm (chẳng hạn như thịt hun khói, các sản phẩm từ sữa và rau), nước uống và không khí ô nhiễm. Bộ Y tế Canada cho rằng tạp chất nitrosamine sẽ không gây hại khi mức độ phơi nhiễm ở mức hoặc dưới mức cho phép.
Bệnh nhân dùng thuốc này cũng không gặp phản ứng có hại ngay lập tức và sử dụng thuốc trong thời gian ngắn không chịu rủi ro ung thư cao hơn bình thường. Tuy nhiên cơ quan này cũng khuyến cáo, bệnh nhân nên tìm loại thuốc thay thế khác để điều trị căng cứng cơ và cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn nếu bạn đã sử dụng một sản phẩm bị thu hồi và có lo ngại về sức khỏe của mình.
Các sản phẩm bị thu hồi gồm:
. OrfenAce 100 mg (vỉ) – số lô: 10025A18, 10025B18, 10025A19
Video đang HOT
. Viên nén OrfenAce 100 mg – số lô: 36664, 37342, 37384, 38058
Học sinh sử dụng thuốc lá điện tử tràn lan nguy hiểm cỡ nào?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tại Việt Nam, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong giới trẻ đang gia tăng nhanh chóng. Tuy nhiên thuốc lá điện tử chứa nicotine và nhiều chất độc hại khác, có nguy cơ ảnh hưởng đến não bộ, phổi, gây ung thư...
Tình trạng học sinh, sinh viên sử dụng thuốc lá điện tử đã diễn ra ngày càng nhiều, ảnh hưởng xấu tới hành vi, lối sống, sức khỏe, đồng thời gây ra các hậu quả trước mắt và lâu dài về kinh tế, xã hội.
Nhiều học sinh, sinh viên cho rằng thuốc lá điện tử không gây nghiện như thuốc lá và hoàn toàn vô hại khi sử dụng. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thuốc lá điện tử và các thiết bị tạo khói cá nhân có cũng khả năng rất nguy hiểm đối với con người.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng cho biết, hiện nay chưa có bằng chứng quốc tế cho thấy thuốc lá điện tử là an toàn và có tác dụng cai nghiện thuốc lá điếu thông thường. Tổ chức Y tế Thế giới cũng khẳng định, các sản phẩm thuốc lá đều độc hại dưới mọi hình thức.
Thành phần dung dịch trong thuốc lá điện tử có nicotine. Ngoài tính gây nghiện, nicotine tác động tiêu cực đến sự phát triển thai nhi và các bệnh tim mạch.
Nicotine không phải là chất gây ung thư, nhưng tác động như "chất tạo khối u", liên quan đến hình thành bệnh ung thư cũng như ảnh hưởng đến thần kinh.
Trẻ vị thành niên và thai nhi tiếp xúc với nicotine sẽ ảnh hưởng lâu dài đến phát triển não bộ, tiềm năng dẫn đến rối loạn học tập và rối loạn tâm thần kinh.
Trong thuốc lá điện tử cũng có propylene glycol. Chất này có thể tạo thành propylene oxide, một chất gây ung thư khi được đun nóng.
Đặc biệt, glycerin hay glycerol gốc thực vật khi được đun nóng và hóa hơi, tạo thành acrolein, có thể gây kích ứng đường hô hấp trên.
Ngoài ra, các kim loại có thể gây độc như chì, bạc, cadmium, chromium, thủy ngân, nickel cũng được xác định có trong thuốc lá điện tử.
Người hít phải khói thuốc lá điện tử cũng giống như người hút trực tiếp đều có nguy cơ mắc hơn 25 loại bệnh tật. Nặng nề nhất như: ung thư phổi, ung thư thanh quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đột quỵ, xuất huyết não, ung thư dạ dày...
Bên cạnh đó là các vấn đề sẽ ảnh đến chất lượng cuộc sống: vô sinh, liệt dương, bệnh lý răng miệng, bệnh lý đại tràng, dạ dày,...
Các ảnh hưởng xấu của thuốc lá điện từ còn bao gồm tăng nguy cơ nghiện nicotine với người đã từng hút và chưa bao giờ hút, tăng nguy cơ động kinh, mắc các bệnh về răng miệng, gây các vụ nổ / bỏng, chấn thương, gãy xương...
5 thói quen nấu ăn hàng ngày khiến nhiều người "rước" bệnh ung thư Các yếu tố gây ung thư luôn tồn tại trong cuộc sống chúng ta và ngay cả một số thói quen nấu nướng không lành mạnh cũng có thể là sát thủ thúc đẩy sự phát triển của ung thư. 1. Không mở máy hút mùi trong khi nấu Nhiều người không có thói quen bật máy hút mùi khi nấu nướng hoặc...