Thứ hạng đại học Việt Nam so với khu vực châu Á
ĐH Quốc gia Hà Nội xếp ở vị trí 187 trong số 7.292 trường ĐH trong bảng xếp hạng ở Châu Á và vị trí 907 trong bảng xếp hạng các trường ĐH toàn thế giới.
Webometrics công bố kết quả xếp hạng thường niên đợt 1 năm 2013. Theo đó, các trường ĐH của Việt Nam có vị trí xếp hạng từ vị trí 907 trở xuống (gồm 21.248 cơ sở giáo dục đại học) trên thế giới.
Ảnh minh họa.
Cụ thể, ĐH Quốc gia Hà Nội xếp ở vị trí 187 trong số 7.292 trường ĐH trong bảng xếp hạng ở châu Á và vị trí 907 trong bảng xếp hạng các trường ĐH toàn thế giới. Các trường ĐH khác của Việt Nam có được thứ hạng từ 1.665 trở xuống.
Webometrics không chỉ là bảng xếp hạng đánh giá thông thường về website của các trường đại học mà đang tiếp cận đến các chỉ báo toàn diện hơn ở mức độ hoạt động toàn cầu của đại học (university global performance), gồm cả hai yếu tố: mức độ số hoá và xuất bản quốc tế.
Video đang HOT
Xếp hạng một số trường ĐH Việt Nam trên Webometrics.
Theo Giáo dục và Thời đại
Hỗ trợ học phí cho sinh viên trường tư
Đại học ngoài công lập hoạt động phi lợi nhuận sẽ được hưởng nhiều ưu đãi như trường công lập.
Bộ GD-ĐT đang gấp rút soạn thảo thông tư hướng dẫn Luật Giáo dục Đại học. Theo đó, những cơ sở giáo dục Đại học hoạt động theo hướng phi lợi nhuận sẽ được nhận nhiều ưu đãi như ĐH công lập.
Xóa bỏ thiệt thòi
Việc cơ sở giáo dục ngoài công lập bị đối xử bất bình đẳng đã được nhiều chuyên gia bấy lâu lên tiếng.
Trong một nghiên cứu của mình, TS Dương Việt Anh (Trung tâm Hội nhập và Phát triển) cho biết, 95% số học sinh đang theo học tại các trường ngoài công lập ở nông thôn là con em nông dân. "Con em các gia đình khá giả ở nông thôn thường có điều kiện học tập tốt và dễ thi vào trường công hoặc cha mẹ "có cách" để các em được vào trường công lập. Chỉ có con em nhà nghèo, học kém mới vào trường dân lập. Và vì thế, các em không được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ cho người nghèo như miễn-giảm học phí, miễn phí xây trường, cấp sách giáo khoa, cấp kinh phí ăn ở... là những thứ mà chỉ ở trường công lập mới có", TS Anh nói.
GS. Trần Hồng Quân, Chủ tịch Hiệp hội các trường ngoài công lập nhận định vai trò giáo dục ngoài công lập chưa được đánh giá đúng, chính là nguyên nhân dẫn tới những bất cập về chính sách.
"Sinh viên ngoài công lập chịu 100% chi phí, sinh viên công lập lại được Nhà nước hỗ trợ khoảng 70%, rõ ràng rất không bình đẳng. Vô lý ở chỗ, tiền đầu tư của Nhà nước cho giáo dục là tiền đóng thuế của toàn dân nhưng cùng là sinh viên thì công lập được hưởng còn ngoài công lập lại không được hưởng", GS Quân nói.
Những cơ sở giáo dục Đại học hoạt động theo hướng phi lợi nhuận sẽ được nhận nhiều ưu đãi như ĐH công lập.(Ảnh minh họa)
PGS.TS. Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT dẫn ra ví dụ: Hai thí sinh cùng đi thi, nếu đạt điểm sàn (13 điểm) sẽ được theo học trường công và được hỗ trợ từ A-Z, nhưng chỉ dưới nửa điểm thì lai theo học hệ ngoài công lập và không được hỗ trợ gì. Từ nghịch lý này, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT đề nghị bất cứ sinh viên trường nào cũng cần được nhận chính sách hỗ trợ.
Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, một trong vấn đề quan trọng mà Luật Giáo dục ĐH lần này nêu ra là cơ chế hỗ trợ cho các trường tư thục hoạt động phi lợi nhuận, nhằm xóa bỏ thiệt thòi bấy lâu cho các trường này.
Theo đó, các trường ngoài công lập có thể đi theo hai hướng: đối với những trường hoạt động có lợi nhuận thì vẫn áp dụng cơ chế như một doanh nghiệp; đối với những trường hoạt động phi lợi nhuận sẽ được áp dụng cơ chế hỗ trợ tối đa về thuế, đất đai...
"Đối với sinh viên đang theo học tại trường tư phi lợi nhuận cũng được hỗ trợ theo chế độ nhất định. Đặc biệt, sinh viên là đối tượng chính sách cũng sẽ được hỗ trợ và đóng mức học phí như quy định của trường công lập ", Thứ trưởng Ga cho biết.
Băn khoăn về tiêu chí
Chủ trương hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập và sinh viên theo học tại đây đều được các chuyên gia hoan nghênh. Tuy nhiên, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết, Bộ GD-ĐT đang vướng khi ban hành thông tư hướng dẫn nhằm xác định tiêu chí thế nào là hoạt động phi lợi nhuận và thế nào là lợi nhuận. " Đây là vấn đề mới cần có sự bàn bạc của các bộ ngành liên quan. Tuy nhiên theo tiến độ, nhất định trong năm nay Bộ phải trình được thông tư hướng dẫn thực hiện lên Thủ tướng phê duyệt", Thứ trưởng Ga nói.
Theo PGS.TS. Trần Xuân Nhĩ không khó để xác định được thế nào là trường hoạt động phi lợi nhuận, thế nào là có lợi nhuận. "Ở nước ta chưa có loại hình doanh nghiệp đứng ra lập cơ sở giáo dục mà chỉ là dựa vào vốn xã hội hóa của các cổ đông góp lại. Chính vì thế, các trường đều phải hạch toán thu chi rõ ràng theo từng năm. Dựa trên cân đối thu chi, nếu xét thấy lợi nhuận của trường chuyển về cho các cổ đông cao hơn lãi suất gửi vào ngân hàng thì rõ ràng anh đã có lợi nhuận. Ngược lại, nếu anh chỉ trả bằng hoặc thấp hơn lãi suất của ngân hàng thì tất nhiên là không có lời " PGS Nhĩ phân tích.
Từ thực trạng nền giáo dục hiện nay của Việt Nam, các chuyên gia đều đưa ra nhận định, hầu hết các trường đại học ngoài công lập hiện nay "sống" cầm chừng là may rồi chứ đừng nói tới chuyện có lãi.
"Với cơ chế tuyển sinh theo điểm sàn hiện nay, các trường đại học ngoài công lập hầu hết bị lỗ khi không tuyển được sinh viên", PGS.TS. Trần Xuân Nhĩ nhận định và kiến nghị: "Trước mắt nhà nước nên hỗ trợ cho tất cả các trường ngoài công lập để họ vượt qua giai đoạn khó khăn này mà tồn tại, sau đó mới quay trở lại xác định hoạt động có lợi nhuận hay phi lợi nhuận".
Tuyết Mai (Khampha.vn)
Đổi mới căn bản để nâng chất lượng đào tạo đại học Hôm nay 1/1/2013 Luật Giáo dục đại học chính thức có hiệu lực. Phóng viên phỏng vấn GS.TS. Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xung quanh nhiều nội dung mới của Luật này. PV: Từ 1/1/2013 Luật Giáo dục đại học chính thức có hiệu lực thi hành. Đây sẽ là bước đổi mới căn bản để nâng...