Thư gửi em bé có mẹ nhiễm Covid-19 giành giải nhất Viết thư UPU
Bức thư gửi em bé sinh ra trong bệnh viện, nơi người mẹ đang điều trị Covid-19 của Đào Anh Thư giành giải nhất quốc gia Cuộc thi viết thư UPU 2021.
Ngày 11/5, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Ban tổ chức cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 50 công bố kết quả. Vượt qua hơn một triệu bức thư từ khắp cả nước, Đào Anh Thư, học sinh lớp 8A2, trường THCS Nguyễn Huy Tưởng, huyện Đông Anh, Hà Nội, đã giành giải nhất quốc gia của cuộc thi năm nay.
Với chủ đề “Hãy viết thư cho một người thân trong gia đình để chia sẻ trải nghiệm của mình về đại dịch COVID-19″, Anh Thư đã chọn ý tưởng gửi thư cho bé gái mới được sinh ra trong Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, nơi người mẹ đang điều trị Covid-19. Thông qua lời thủ thỉ, tâm sự của người chị với cô em gái bé bỏng, nữ sinh lớp 8 đã khéo léo nói lên những khó khăn, vất vả của y bác sĩ và tự hào về sự đóng góp của họ cho công tác phòng, chống dịch ở Việt Nam.
Ban tổ chức đánh giá, bức thư của Anh Thư chân thực, xúc động, mang đến thông điệp rõ ràng cùng cách trình bày logic, hợp lý. Bức thư đạt giải của em sẽ được dịch ra tiếng Pháp để gửi Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) dự thi quốc tế.
Đào Anh Thư, nữ sinh giành giải nhất cuộc thi Viết thư UPU năm 2021. Ảnh: Bưu điện Việt Nam
Năm nay, số lượng thư gửi về tăng gần gấp đôi so với con số 600.000 của năm ngoái. Đa số học sinh kể lại trải nghiệm khi phải nghỉ học ở nhà, lạ lẫm với cách học online. Nhiều bức thư gây xúc động với ý tưởng gửi mẹ làm bác sĩ trong tuyến đầu chống dịch, gửi bố nuôi là cán bộ đồn biên phòng hay kể về trải nghiệm tự tay may khẩu trang tặng bác sĩ… Nhiều tác phẩm sáng tạo, hoá thân thành lá phổi dễ tổn thương gửi các anh chị em trong gia đình cơ thể hay là virus SARS-CoV-2 viết thư cho anh trai là virus SARS 2003…
Sau 5 vòng chấm, ban giám khảo quốc gia đã chọn 110 bài vào vòng chung khảo. Kết quả: 1 giải nhất, 3 giải nhỉ, 5 giải ba, 30 giải khuyến khích, 65 giải Cây bút triển vọng. Ngoài ra, 6 học sinh khuyết tật có bài dự thi tốt cũng được ban tổ chức khen tặng. Những em đạt giải nhất, nhì được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tặng Huy hiệu Tuổi trẻ sáng tạo.
Dưới đây là toàn văn bức thư đạt giải nhất của Đào Anh Thư:
Video đang HOT
“Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương ngày 8/2/2021
Thiên thần của chị!
Em đang ngủ hồn nhiên, đôi môi chúm chím lại như đang mút kẹo. Còn chị, chị ngắm nhìn em, một thiên thần được sinh ra giữa mùa Covid, với niềm hạnh phúc không gì tả nổi. Chị muốn nói với em thật nhiều về những ngày tháng chị cùng em ở trong khu cách ly này nhưng em quá bé nhỏ chẳng thể ghi nhớ nổi điều gì. Thế nên, chị viết những dòng này cho em của chị.
Em thân yêu!
Buổi sáng ấy, khi kênh thời sự đưa tin trên toàn thế giới đã có hơn một trăm triệu người mắc Covid-19 và hơn hai triệu người bị “tử thần Covid” cướp đi sự sống; còn ở đất nước mình, dịch đang bùng phát trở lại và có thêm nhiều ca mắc mới thì đó cũng chính là lúc mẹ trở dạ sinh em. Chao ôi! Chị không thể nhớ nổi cảm xúc của mình đó như thế nào nữa. Chỉ biết rằng, rất nhanh chóng, phòng cách ly của mẹ biến thành phòng để sinh em. Các cô, các bác y tá, bác sĩ đều khẩn trương nhất có thể. Còn chị, chị ở phòng bên này ngóng sang bên đó, chờ đợi em trong cuộc hành trình đến với thế giới này. Chị hết đứng lên, ngồi xuống không yên. Đúng là ai chưa từng chờ đợi trong lo âu, phấp phỏng thì sẽ chẳng bao giờ cảm nhận được thời gian chờ đợi nặng nề, lê thê đến thế nào.
Em bé của chị!
Khi em cất tiếng khóc chào đời, không gian như bừng sáng. Bế em trên tay là một bác sĩ trong bộ đồ bảo hộ y tế màu xanh, khẩu trang kín mít, chỉ còn hở đôi mắt ánh lên nét rạng ngời. Em cất tiếng khóc, chị nhẹ nhõm như vừa trút hánh nặng ngàn cân, vui sướng đến run người, nghe bên tai tiếng bà cười trong nước mắt, bố đang gọi video bỗng lặng đi… Tất cả vỡ oà cảm xúc…
Em sinh ra trong sự nâng niu, đón chờ của những người thân và nhiều hơn thế nữa. Tiếng khóc chào đời của em đã thắp thêm niềm hy vọng, niềm tin chiến thắng đại dịch cho những chiến sĩ áo trắng nơi đây. Dù cho ngoài kia, cả thế giới đang chao đảo vì cơn bão tử thần Covid-19, thì em ơi, cứ ngủ thật ngon lành bởi trong này bình yên lắm.
Em được chở che trong vòng tay ấm êm của những con người thầm lặng. Đó là những bác sĩ không quản ngày đêm hy sinh bản thân mình, hết lòng vì người bệnh. Tấm chắn giọt bắn lúc nào cũng đầy hơi nước vì không có cơ hội được bỏ ra, lưng áo ướt đẫm mồ hôi cho dù là đang ngữa những ngày đông tháng giá. Đó là những người tự nguyện ở luôn trong bệnh viện, cả cái Tết đoàn viên cũng chẳng về nhà. Đó là cô y tá sẵn sàng gửi con nhỏ mới lên ba cho ông bà chăm sóc, và từng đêm, khi em quấy khóc, cô lại bế bồng và hát ru em câu hát “À ơi, con cò bay lả bay la…”
Em à! Chị thật may mắn khi được ở đây trong những ngày qua. Thời gian gần một tháng trời đã cho chị hiểu rằng bên trong tấm biển “khu vực cách ly đặc biệt” kia không phải là những điều đáng sợ như người ta vẫn tưởng mà là cả một thế giới của sự ân cần chăm sóc, của những tấm lòng ấm áp yêu thương. Thế giới có những anh hùng thầm lặng, sẵn sàng cho đi mà không đòi hỏi bất cứ thứ gì. Nơi đây đã cho chị biết hạnh phúc không phải chỉ là được ăn ngon, mặc đẹp, được thoả sức vui chơi mà là được sống trong niềm tin về tình yêu thương giữa con người.
Bây giờ, chị thực sự hiểu rằng vì sao một đất nước nhỏ bé trên bản đồ thế giới lại khiến cho các cường quốc năm châu phải nể phục trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19. Đơn giản thôi em ơi, mỗi con người của dải đất này đều truyền đến nhau thông điệp 5K “Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo y tế”. Tất cả cùng hoà chung “Vũ điệu rửa tay – Ghen Covy”. Tất cả cùng đồng lòng “chống dịch như chống giặc”, và anh dũng nhất là những nhân viên y tế tuyến đầu.
Nhìn em ngủ hồn nhiên, ngon lành trong lòng mẹ, chị như vừa qua giông bão đến được bến bình yên. Mình sẽ về nhà trong niềm vui xuân mới, những con người thầm lặng nơi đây vẫn tiếp tục cuộc chiến tới cùng. Rồi đây, mỗi ngày em một lớn khôn, chị em mình sẽ như những cây xương rồng mạnh mẽ trước bão giống. Tất cả bắt đầu từ ngày hôm nay, em nhé!
Yêu em thật nhiều!”
Giáo viên mầm non trong khu công nghiệp lại thêm một lần lo lắng...
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, các trường học tại Hà Nội, trong đó có trường mầm non tại khu công nghiệp Thăng Long (huyện Đông Anh) tạm thời phải đóng cửa một lần nữa.
Các giáo viên mầm non lại thêm một lần nữa thấp thỏm, lo lắng khi đời sống, thu nhập của họ vốn bình thường đã khó khăn, nay, càng thêm khó khăn hơn.
Chị Trần Thị Vân Anh trông các cháu trong thời giam tạm thời nghỉ làm. Ảnh: NVCC
Chưa rõ tháng này liệu có lương không...
Sau dịp nghỉ lễ 30.4, chị Lê Thị Uyên - giáo viên trường Mầm non Ngôi Sao Nhỏ (xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội) - buồn bã khi nghe thông báo trường phải tạm thời đóng cửa để phòng chống dịch COVID-19. Mặc dù rất lo lắng khi thêm một lần phải tạm nghỉ làm, nhưng chị bày tỏ đồng tình với biện pháp này, bởi lẽ, tình hình dịch diễn biến phức tạp, nếu vẫn để các cháu đến trường thì không đảm bảo an toàn cho các cháu và cộng đồng.
Lương của chị Uyên hiện chỉ khoảng 5 triệu đồng/tháng; chồng chị mở cửa hàng bán xe điện, thu nhập không ổn định. Thời gian này, khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại xã Kim Chung, chị phải nghỉ ở nhà; còn cửa hàng rất vắng khách. "Hiện giờ trường mới nghỉ được 10 ngày, tôi chưa rõ là có lương tháng này hay không.
Nếu phải nghỉ cả tháng thì chắc chắn tôi sẽ không có lương, mà nếu như vậy, thì cuộc sống của cả gia đình sẽ thêm phần khó khăn"- chị Uyên chia sẻ. Chị Uyên cũng cho biết thêm, vào năm 2020, khi phải nghỉ làm 3 tháng vì dịch, chị đã làm hồ sơ theo hướng dẫn để được hỗ trợ do bị ảnh hưởng bởi COVID-19, nhưng cho đến bây giờ, chị cũng như nhiều giáo viên mầm non khác vẫn chưa nhận được khoản tiền này.
Những ngày phải tạm nghỉ dạy, chị Uyên cũng muốn làm thêm một việc gì đó, nhưng do phải trông con nhỏ mới 10 tháng tuổi; hơn nữa, dịch vẫn đang diễn biến phức tạp, nên chị không đi đâu, chủ yếu ở nhà để đảm bảo an toàn. "Thôi đành cố gắng thắt chặt chi tiêu, chờ thời gian khó khăn này trôi qua nhanh vậy. Mong dịch chóng qua để cuộc sống trở lại bình thường"- chị Uyên nói.
Ở nhà trông con
Giống như chị Uyên, chị Trần Thị Vân Anh - giáo viên trường Mầm non Sakura - Hoa Anh Đào cơ sở 2 (xã Võng La, huyện Đông Anh, Hà Nội) - cũng đang phải nghỉ ở nhà thời gian này do trường tạm thời đóng cửa. Đã 9 năm làm việc tại trường, thu nhập của chị là 6 triệu đồng/tháng. Chồng chị làm công nhân, thu nhập vào khoảng 8-9 triệu đồng/tháng. Vợ chồng chị đang ở cùng nhà với bố mẹ, không tốn tiền thuê trọ, nhưng do hai cháu còn nhỏ, phải chi tiêu nhiều, nên cuộc sống của gia đình khá khó khăn ngay cả trong thời điểm bình thường.
Chị Vân Anh có 2 cháu học lớp 4 và lớp 1. Tạm nghỉ dạy ở lớp, nhưng chị không thể sắp xếp thời gian làm thêm việc gì khác để kiếm thêm thu nhập, khi thời gian cả ngày đều dành để trông 2 con nhỏ. Cũng giống như chị Uyên, chị đoán tháng này sẽ không có thu nhập, "đành trông chờ vào chồng vậy"- chị nói.
Bà Phạm Thị Duyên - Hiệu trưởng trường Mầm non Sakura- Hoa Anh Đào - cho biết, trường có 3 cơ sở, với 32 giáo viên. Học sinh của trường hầu hết đều là con em công nhân. "Nếu tiếp tục phải tạm thời đóng cửa, trường không có nguồn thu, trong khi đó tiền thuê nhà cho 3 cơ sở là 100 triệu đồng vẫn phải trả hằng tháng. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, trường sẽ phải chịu gánh nặng rất lớn, đời sống của các giáo viên cũng sẽ ảnh hưởng" - bà Phạm Thị Duyên chia sẻ.
Bà Duyên cho hay, trong thời gian tạm thời đóng cửa, trường vẫn tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội cho các giáo viên lâu năm; còn lương thì không có nguồn để trả. Theo bà Duyên, thu nhập của các giáo viên trong trường rơi vào khoảng 5-6 triệu đồng/tháng. Đa số họ đều muốn làm thêm, nhưng rất khó, nhất là khi dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay.
"Dù khó khăn nhưng các giáo viên đều đồng cảm, chia sẻ với trường khi trường phải trả tiền thuê mặt bằng cùng các chi phí khác. Họ đều mong sớm khống chế dịch để họ được tiếp tục công việc của mình, có thu nhập, đảm bảo cuộc sống"- bà Duyên chia sẻ.
Hà Nội tìm người đến quán phở, đi tàu SE4 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội sáng 12/5 thông báo tìm người tới quán phở Cường ở Gia Lâm và người đi tàu SE4 từ TP HCM, liên quan các ca nhiễm. CDC Hà Nội khuyến cáo, những người đã đến và liên quan các địa điểm này trong thời gian có ca Covid-19, tự cách ly tại nhà. Họ...