Thủ đoạn khiến người dân mất nhà của Phó Chi cục Thi hành án dân sự Đà Lạt
Phó Chi cục Thi hành án Dân sự TP Đà Lạt bị điều tra vì sai phạm trong kê biên căn nhà của vợ chồng ông Nguyễn Xuân Bình và căn nhà của vợ chồng bà Văn Thị Phương Dung ở TP Đà Lạt.
Cơ quan điều tra VKSND Tối cao đã thực hiện lệnh bắt bị can Nguyễn Ngọc Thiện, Phó Chi cục Thi hành án Dân sự TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng để điều tra tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ.
Cơ quan chức năng xác định, ông Thiện với nhiệm vụ chấp hành viên đã lợi dụng chức vụ khi thi hành án để kê biên căn nhà khiến người bị kê biên thiệt hại.
Đã nộp tiền thi hành án vẫn bị đấu giá nhà
Cụ thể, vợ chồng ông Bùi Xuân Bình và Đỗ Thị Vân Hồng ngụ TP Đà Lạt phải thi hành 8 quyết định thi hành án với số tiền hơn 318 triệu đồng.
Nguyễn Ngọc Thiện – Phó Chi cục Thi hành án Dân sự TP Đà Lạt bị bắt giữ. Ảnh: CTV
Ngày 18-8-2009, Chi cục Thi hành án Dân sự TP Đà Lạt tổ chức cưỡng chế kê biên tài sản là căn nhà 21A Nguyễn Trung Trực của vợ chồng bà Hồng. Đến ngày 11-5-2018, cơ quan này mới thông báo việc xử lý kê biên căn nhà ở 21A Nguyễn Trung Trực và ấn định ngày đấu giá là 14-6-2019.
Nhận được thông báo, trong các ngày 15,16 và 17-5-2019, bà Hồng liên tục mang số tiền phải thi hành án và cả tiền lãi phát sinh đến Chi cục Thi hành án Dân sự TP Đà Lạt để nộp nhưng chấp hành viên Nguyễn Ngọc Thiện không nhận. Đến ngày 22-5-2019, ông Thiện mới chịu nhận số tiền gốc và án phí hơn 318 triệu đồng, phần lãi phát sinh ông Thiện từ chối nhận.
Ông Thiện nại ra nhiều lý do để không nhận khoản tiền lãi của người bị thi hành án khiến thời hạn thi hành kéo dài rồi đột ngột thông báo cho người bị thi hành án là căn nhà của họ đã được đấu giá thành công.
Video đang HOT
Trong vụ án vừa bị khởi tố, ông Thiện đã cho đấu giá căn nhà trị giá hơn 3,5 tỉ của ông Nguyễn Xuân Bình chỉ 1,5 tỉ đồng. Việc làm này gây thiệt hại cho người bị thi hành án.
Nợ 1,3 tỉ nhưng kê biên căn nhà hàng chục tỉ
Ngày 25-11-2011, TAND tỉnh Lâm Đồng ra quyết định buộc bà Văn Thị Phương Dung ngụ số 1 Nguyễn Khuyến, phường 5 (Đà Lạt) cùng người chồng đã mất phải thi hành án khoản nợ hơn 1,3 tỉ đồng cho ông Đào Hoàng Đức (TP.HCM).
Ngày 3-5-2012, chấp hành viên Cao Thị Thanh Thủy – Chi cục Thi hành hành án Dân sự TP Đà Lạt ban hành quyết định cưỡng chế kê biên nhà đất số 1C đường Nguyễn Khuyến của bà Dung nhưng khối tài sản này đang thế chấp ngân hàng nên bà Dung giới thiệu tài sản khác ở phường 8 (Đà Lạt) và hơn 2.750 m2 đất ở huyện Đức Trọng có giá trị cao hơn nhiều lần số tiền phải thi hành án.
Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đọc lệnh khởi tố ông Thiện. Ảnh CTV
Tuy nhiên bà Thủy không chấp nhận, kiên quyết kê biên khối tài sản hơn 10,5 tỉ đồng là căn nhà bà Dung đang sinh sống ở số 1 đường Nguyễn Khuyến.
Bà Dung có đơn đề nghị thay đổi chấp hành viên và ông Thiện là người được giao thụ lý thay bà Thủy.
Tuy nhiên, ông Thiện cũng bác tất cả những tài sản mà bà Dung có chứng thư định giá tài sản, quyết định tổ chức cưỡng chế kê biên căn nhà số 1 đường Nguyễn Khuyến.
Ngày 8-8-2016, ông Nguyễn Văn Quý (huyện Đức Trọng) đấu giá trúng với giá hơn 6,3 tỉ đồng. Theo định giá, tài sản này gồm: khối nhà chính, khối nhà kho, nhà để xe, nhà xưởng, các công trình xây dựng khác và 203,6 m2 đất chưa được cấp sổ đỏ có giá trị hơn 10,5 tỉ đồng.
Ngày 10-8-2017, Chi cục Thi hành án Dân sự TP Đà Lạt tổ chức cưỡng chế giao khối nhà chính (là căn biệt thự) tại số 1 Nguyễn Khuyến cho ông Quý.
Không chấp nhận việc cưỡng chế, bà Dung và người liên quan liên tục gửi đơn khiếu nại, tố cáo tới nhiều cơ quan nhà nước, đề nghị ngừng việc cưỡng chế giao tài sản nói trên.
Ông Thiện bị xác định vi phạm luật thi hành án dân sự, gây thiệt hại nghiêm trọng cho người dân. Ảnh: CTV
Công an TP Đà Lạt vào cuộc xác minh, làm rõ nội dung đơn tố cáo của vợ chồng bà Dung.
Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Lạt nhận thấy chấp hành viên Cao Thị Thanh Thủy đã có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về THADS, trong đó việc ra quyết định cưỡng chế kê biên tài sản của bà Dung không đúng quy định.
Đến ngày 25-10-2019, Cơ quan điều tra Viện KSND tối cao đã thụ lý vụ vụ việc và xác định bà Cao Thị Thanh Thủy và ông Nguyễn Ngọc Thiện đã vi phạm Luật thi hành án dân sự gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền lợi của bà Dung.
Hiện, Cơ quan điều tra VKSND Tối cao tiếp tục điều tra, làm rõ vụ việc.
Điều tra bổ sung vụ tham ô gần 13 tỷ đồng tại Quỹ tín dụng Tây Lộc, Huế
Huỳnh Trọng Khoa, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) kiêm cán bộ tín dụng Quỹ tín dụng Tây Lộc (TP Huế, Thừa Thiên-Huế) đã lập khống 124 hồ sơ và thu quỹ hàng trăm hợp đồng tín dụng (HĐTD) rồi chiếm đoạt của Nhà nước gần 13 tỷ đồng.
Điều đáng nói, trong số hàng trăm hồ sơ lập khống, có trường hợp đã chết 6 năm nhưng vẫn được ký duyệt cho vay...
Theo Cơ quan điều tra Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế, từ năm 2014 đến giữa năm 2019, Huỳnh Trọng Khoa (SN 1977, trú 44 Lương Ngọc Quyến, TP Huế), Chủ tịch HĐQT kiêm cán bộ tín dụng Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở Tây Lộc (viết tắt Quỹ tín dụng Tây Lộc) trong quá trình lập hồ sơ vay vốn, theo dõi, quản lý nợ khách hàng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao thu tiền không nộp quỹ và tự lập khống nhiều HĐTD chiếm đoạt hơn 12,9 tỷ đồng.
Huỳnh Trọng Khoa và các đồng phạm tại phiên tòa sơ thẩm và vụ án đã được TAND tỉnh Thừa Thiên-Huế trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Theo quy định về cho vay, đối với tiền thu góp hằng ngày phải thanh toán nộp tiền, ghi chép đầy đủ các số liệu trên phần mềm máy tính phải được sao lưu, nhưng sau khi thu nợ Khoa và nhân viên tín dụng Huỳnh Thanh Toản (SN 1987, trú tại 6/598 Bùi Thị Xuân, TP Huế) không nộp đầy đủ số tiền mà chiếm đoạt. Cụ thể, Khoa thu tiền không nộp quỹ với hơn 300 HĐTD chiếm đoạt hơn 7,2 tỷ đồng; Toản thu tiền không nộp quỹ với 80 HĐTD của 64 khách hàng chiếm đoạt gần 189 triệu đồng.
Đối với hành vi tự lập khống hồ sơ HĐTD, lợi dụng sự lỏng lẻo trong theo dõi, quản lý, kiểm tra, giám sát hồ sơ vay vốn và hoạt động cho vay tại Quỹ tín dụng Tây Lộc, Khoa và Toản đã lấy toàn bộ biểu mẫu hồ sơ, điền các thông tin khách hàng mà mình biết, tự kí giả chữ kí của khách hàng tại phần "người nhận" của "phiếu chi", "người nhận nợ" của "giấy nhận nợ", sau đó đưa về cho kế toán, thủ quỹ hoàn ứng.
Quá trình điều tra, Khoa và Toản thừa nhận, bằng thủ đoạn trên, Khoa đã tự lập khống 124 hồ sơ HĐTD mang tên 65 khách hàng, rút tiền của Quỹ hơn 5,2 tỷ đồng; Toản lập khống 9 HĐTD mang tên 9 khách hàng, chiếm đoạt số tiền 240 triệu đồng. Đáng nói, để che giấu hành vi phạm tội của mình, Khoa và Toản dùng thủ đoạn, tự lấy tiền thu được từ những khách hàng khác để cân đối nộp tiền gốc, lãi vào khoản vay đã lập khống trong thời gian dài tại Quỹ tín dụng Tây Lộc. Số tiền chiếm đoạt, ngoài sử dụng cá nhân, qua điều tra và tài liệu thu thập được Khoa và Toản còn sử dụng vào các mục đích khác, như cho vay để ngoài sổ sách kế toán; nộp gốc, lãi các khoản vay đã chiếm đoạt; cho người khác sử dụng vốn; tự đảo nợ khoản vay mà khách hàng không hề hay biết...
Theo cơ quan Công an, hành vi sai phạm của Khoa và Toản diễn ra nhiều lần, nhiều năm và chiếm đoạt số tiền lớn của Quỹ tín dụng Tây Lộc nhưng không được phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời. Trong đó có hành vi buông lỏng quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát của ban giám đốc, ban kiểm soát và kế toán quỹ. Các cá nhân này đã không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chức trách nhiệm vụ được giao dẫn đến hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Trong đó, Bùi Thị Lê Thanh (SN 1965, trú 87 Ngô Thế Lân, TP Huế) nguyên Giám đốc Quỹ tín dụng Tây Lộc đã thiếu trách nhiệm trong việc xem xét báo cáo thẩm định hồ sơ do cán bộ tín dụng trình lên, thiếu trách nhiệm về quyết định cho vay của mình trong trường hợp khách hàng không trả nợ cho Quỹ; không kiểm tra giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn và quá trình trả nợ của khách hàng nhằm hướng dẫn khách hàng thực hiện đúng cam kết đã thỏa thuận ghi trong hợp đồng tín dụng... gây thiệt hại nghiêm trọng tài sản cho Quỹ.
Cũng do buông lỏng quản lý nên có trường hợp bà N.T.T.V dù đã chết năm 2013, nhưng Quỹ tín dụng Tây Lộc vẫn họp và duyệt đơn cho vay, giải ngân cho người đã chết với số tiền 140 triệu đồng vào năm 2019... Cơ quan điều tra khẳng định, chính từ sự lỏng lẻo, không thực hiện đầy đủ trong quản lý, điều hành hoạt động nghiệp vụ, Bùi Thị Lê Thanh đã để xảy ra nhiều sai phạm ở Quỹ tín dụng Tây Lộc trong thời gian dài, tạo điều kiện cho Khoa và Toản thực hiện hành vi tham ô hơn 12,9 tỷ đồng.
Đối với Nguyễn Thị Nhân Hiếu (SN 1976, trú 28/87 đường Nguyễn Huệ, TP Huế), nguyên Trưởng Ban kiểm soát Quỹ tín dụng Tây Lộc, do thiếu trách nhiệm trong kiểm tra, giám sát, kiểm soát đã gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản số tiền gần 8,2 tỷ đồng. Trong đó, gây thiệt hại đối với những hồ sơ Khoa, Toản thực hiện hành vi thu tiền không nộp Quỹ hơn 4 tỷ đồng từ 92 HĐTD và gây thiệt hại đối với những hồ sơ Khoa, Toản thực hiện hành vi lập khống là gần 4,2 tỷ đồng.
Đối với Nguyễn Thị Phương Lan (SN 1981, trú tại kiệt 18 Thánh Gióng, TP Huế), nguyên Kế toán Trưởng Quỹ tín dụng Tây Lộc thiếu trách nhiệm, tạo điều kiện cho Khoa và Toản thu tiền không nộp Quỹ và lập khống nhiều HĐTD chiếm đoạt số tiền nhiều tỷ đồng. Riêng trường hợp Dương Thị Thu Thủy, Phó Giám đốc Quỹ tín dụng Tây Lộc cũng là thành viên tham gia họp xét đơn cho vay vốn khách hàng trước khi ký duyệt, giải ngân. Trong 133 hồ sơ, HĐTD Khoa và Toản tự lập khống; Thủy đã trực tiếp ký 6 hồ sơ do Khoa lập...
Vào cuối tháng 9/2022, sau gần 1 ngày đưa vụ án "Tham ô tài sản" và "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" tại Quỹ tín dụng Tây Lộc ra xét xử, TAND tỉnh Thừa Thiên-Huế nhận thấy, vụ án còn nhiều tình tiết chưa được làm rõ nên quyết định trả hồ sơ để Cơ quan điều tra tiếp tục điều tra bổ sung. Hiện, việc điều tra bổ sung đang khẩn trương hoàn tất để đưa vụ án ra xét xử trong thời gian sớm nhất...
Vụ thâu tóm "đất vàng" Bình Dương: 1.400 tỉ chỉ bán 250 tỉ Ông Nguyễn Văn Minh, cựu chủ tịch Tổng công ty 3/2, bị cáo buộc lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thao túng hoạt động hội đồng thành viên theo mục đích cá nhân dẫn đến thiệt hại hàng ngàn tỉ đồng. Ngày 15-8, TAND TP Hà Nội xét xử 28 bị cáo trong vụ bán rẻ "đất vàng" xảy ra tại Tổng công...