Thủ đoạn băng nhóm chiếm đoạt 17 triệu dữ liệu cá nhân để lừa đảo “rửa tiền” hơn 100 tỉ đồng
Nhóm đối tượng đã móc nối thu thập, chiếm đoạt hơn 17 triệu thông tin dữ liệu cá nhân trên phạm vi cả nước để rao bán nhằm thu lợi bất chính và dùng khoảng 40 tài khoản “ rửa tiền” với tổng số lượng giao dịch lên đến hơn 100 tỉ đồng.
Ngày 4-12, Công an tỉnh Quảng Bình cho biết Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PA05) cùng phối hợp với Bộ Công an và Công an TP HCM vừa triệt phá băng nhóm chuyên thu thập hơn 17 triệu dữ liệu cá nhân để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Bình khám xét nơi ở của đối tượng Nguyễn Phát Tài
Theo hồ sơ vụ án, ngày 18-11, chị H.T.L.N (ngụ xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) đã trình báo Công an tỉnh về việc tài khoản ngân hàng và số điện thoại dùng để đăng ký dịch vụ Smart Banking của chị đã bị người khác chiếm quyền sử dụng, thực hiện các lệnh chuyển số tiền 60 triệu đồng trong tài khoản đến một tài khoản ngân hàng khác. Chị N. không có thao tác liên quan đến chuyển tiền và mất hoàn toàn quyền sử dụng SIM điện thoại cũng như tài khoản ngân hàng.
Khi tiếp nhận thông tin của bị hại, PA05 – Công an tỉnh Quảng Bình đã khẩn trương tiến hành xác minh, bước đầu xác định sau khi chiếm đoạt tiền của chị N., đối tượng lừa đảo chuyển tiền qua nhiều tài khoản ngân hàng với tên chủ tài khoản giả mạo khác nhau, thực hiện các giao dịch thanh toán hóa đơn điện, nước sau đó chuyển tiếp qua nhiều tài khoản khác nhằm che giấu dòng tiền trước khi chuyển về tài khoản cuối cùng để sử dụng.
Công an tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo PA05 tập trung triển khai các biện pháp nghiệp vụ để xác định tội phạm và lập chuyên án đấu tranh. Qua xác minh, truy vết, nhận thấy vụ việc liên quan đến nhiều đối tượng hoạt động trên phạm vi nhiều tỉnh, thành trong cả nước, trong đó nghi vấn có dấu hiệu của tội phạm rửa tiền.
Video đang HOT
khám xét nơi ở của đối tượng Mạch Thị Mỵ
Công an tỉnh Quảng Bình đồng loạt triển khai lực lượng chia thành nhiều mũi di chuyển đến TP HCM, Tiền Giang, Tây Ninh, Bến Tre, Thanh Hóa… truy bắt, khám xét, triệu tập các đối tượng liên quan để khai thác, đấu tranh.
Trong giai đoạn 1, Ban chuyên án phối hợp với Công an TP HCM và Công an tỉnh Tiền Giang triển khai lực lượng đấu tranh với Nguyễn Phát Tài (SN 1999; ngụ TP Mỹ Tho, Tiền Giang) – được xác định là đối tượng hoạt động “rửa tiền” thông qua việc dùng “tiền bẩn” để thanh toán hộ các hóa đơn điện, nước trên phạm vi toàn quốc. Khám xét nơi ở của Tài đã thu giữ 1 bộ máy tính, 1 ĐTDĐ, 4 thẻ ATM và nhiều tài liệu liên quan.
Các đối tượng Phan Thị Bạc, Mạch Thị Nga và Phạm Lý Hùng
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Bình đã khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối với Nguyễn Phát Tài về tội “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử chiếm đoạt tài sản”.
Tiếp đó, giai đoạn 2 chuyên án, Công an tỉnh Quảng Bình phối hợp với Bộ Công an và Công an TP HCM triệu tập, đấu tranh với Mạch Thị Nga (SN 1993; ngụ Thanh Hóa), Phan Thị Bạc (SN 1994; tỉnh An Giang), Phạm Lý Hùng (SN 1994; trú TP HCM) và Mạch Thị Mỵ (SN 1996; trú tỉnh Thanh Hóa).
Khám xét nơi ở của các đối tượng đã thu giữ 1 máy tính laptop, 2 máy tính bàn, 5 ĐTDĐ, 3 sim điện thoại, 1 túi nilon chứa chất bột màu trắng nghi là ma túy và khoảng 4.000 file dữ liệu chứa thông tin cá nhân bị đánh cắp…
Bước đầu xác định nhóm đối tượng lợi dụng triệt để lỗ hổng của các cá nhân, công ty, tổ chức trong việc quản lý, bảo vệ thông tin, nội dung số để thực hiện các hành vi phạm tội.
Từ tháng 8-2021 đến nay, ổ nhóm tội phạm này đã thu thập hơn 17 triệu thông tin dữ liệu cá nhân của người khác trên phạm vi cả nước, theo các nhóm vùng, miền, chức danh, nghề nghiệp… để bán cho người khác nhằm thu lợi bất chính.
Đặc biệt, các đối tượng đã thu thập trái phép thông tin hàng ngàn khách hàng có hồ sơ vay vốn tín dụng ngân hàng, dùng các thông tin này để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn chiếm quyền truy cập SIM điện thoại, khôi phục lại mật khẩu đăng nhập tài khoản Internet Banking có liên kết với SIM để chiếm đoạt tài khoản ngân hàng.
Đại tá Nguyễn Hữu Hợp, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình, tặng hoa chúc mừng các tập thể PA05 và PC02 trong đấu tranh chuyên án
Nhằm che dấu hành vi của mình, nhóm của Mạch Thị Nga, Mạch Thị Mỵ đã cấu kết với Nguyễn Phát Tài, đối tượng chuyên thực hiện hành vi “rửa tiền” thông qua việc thanh toán các hóa đơn điện, nước trên phạm vi toàn quốc. Ước tính, số lượng tài khoản ngân hàng giả mạo dùng để nhận tiền chiếm đoạt được và các tài khoản “rửa tiền” là khoảng 40 tài khoản với tổng số lượng giao dịch lên đến hơn 100 tỉ đồng.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Bình đã ra quyết định khởi tố bị can đối với Mạch Thị Nga về tội “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử chiếm đoạt tài sản” và Mạch Thị Mỵ về tội “Xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác”. Đồng thời, tiếp tục phối hợp các công an các địa phương để tiếp tục đấu tranh, mở rộng và xử lý các đối tượng liên quan.
Tiếp tục đề nghị truy tố Nguyễn Thái Luyện và 22 đồng phạm của Alibaba
Ngày 6/10, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh tiếp tục chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra bổ sung đến Viện KSND TP Hồ Chí Minh đề nghị truy tố Nguyễn Thái Luyện và 22 bị can khác về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "Rửa tiền".
Theo kết luận điều tra bổ sung, Cơ quan CSĐT xác định số lượng người gửi đơn tố giác, trình báo là đặc biệt lớn. Tính đến ngày 20/1/2022, đã có 4.361 trường hợp gửi đơn trình báo, tố giác với số tiền chiếm đoạt được xác định là hơn 2.264 tỷ đồng.
Kết luận điều tra nêu rõ, Nguyễn Thái Luyện lợi dụng sự thiếu hiểu biết về pháp luật của nhiều người dân trong việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, Luyện đã thành lập 22 công ty trực thuộc Alibaba, giao những người thân trong gia đình hoặc thân tín của Luyện làm người đại diện theo pháp luật của các công ty, sau đó tổ chức mua một số lượng lớn đất nông nghiệp.
Cán bộ điều tra làm việc với Nguyễn Thái Luyện thời điểm bắt giữ.
Để có tiền mua đất, Công ty Alibaba và các công ty cùng hệ thống tự lập dự án dân cư, phân lô trái pháp luật, đưa ra các thông tin không có thật. Cụ thể là các dự án có tính pháp lý đầy đủ, tự đặt tên các dự án để kêu gọi, lừa ký hợp đồng bán đất nền dưới dạng thổ cư để huy động tiền từ khách hàng.
Đồng thời, Luyện sử dụng các thủ đoạn để tạo lòng tin và thu hút khách hàng như: Cam kết mua lại với giá cao hơn từ 30% sau 12 tháng hoặc 38% sau 15 tháng kể từ ngày nộp tiền; thuê lại với giá 2%/tháng kể từ ngày ký và thanh toán 95% giá trị hợp đồng. Với phương thức này, Nguyễn Thái Luyện và đồng phạm đã lừa đảo chiếm đoạt hơn 2.264 tỷ đồng của 4.316 khách hàng.
Thực tế hầu hết các dự án đều do Công ty Alibaba tự vẽ trái phép trên một diện tích đặc biệt lớn đất nông nghiệp, chưa được phép phân lô tách thửa, không phải đất thổ cư như Công ty Alibaba quảng cáo và thể hiện trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Nhiều tài liệu, tang vật được cơ quan điều tra thu giữ.
Quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT đã tạm giữ hơn 9,2 tỷ đồng tiền mặt; 257 miếng kim loại màu vàng có trị giá theo giám định là hơn 645 triệu đồng; 15 miếng kim loại màu vàng có trị giá theo giám định là hơn 359 triệu đồng và 20 thỏi kim loại màu vàng nhưng không phải là vàng.
Cơ quan CSĐT đã tạm giữ tiền trong tài khoản của 49 cá nhân là nhân viên và pháp nhân thuộc Công ty Alibaba, với số tiền tổng cộng là hơn 45 tỷ đồng; 23 ôtô, xe máy các đối tượng sử dụng, có trị giá theo giám định hơn 16 tỷ đồng. Đồng thời kê biên 652 thửa đất với tổng diện tích hơn 4 triệu m2, tổng giá trị theo kết quả định giá nhà và đất trên là hơn 1.536 tỷ đồng.
Trước đó, ngày 25/8, Viện KSND TP Hồ Chí Minh đã trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung trong thời hạn 1 tháng nhằm tổ chức thực hiện các yêu cầu điều tra bổ sung của TAND TP Hồ Chí Minh về việc xác định lại số lượng người bị hại; số tiền các bị can chiếm đoạt; xác minh, thu hồi số tiền các bị can chi trả hoa hồng cho môi giới; làm rõ tính chất, vai trò của nhân viên Công ty Alibaba đã tham gia tư vấn, giới thiệu cho các bị hại mua đất...
Nhóm đối tượng mua bán trái phép thông tin gần 120 tài khoản ngân hàng Mới đây, qua công tác nắm tình hình, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Hưng Yên phát hiện trên địa bàn huyện Phù Cừ một số đối tượng dùng nhiều thủ đoạn dụ dỗ các em học sinh mới được cấp thẻ CCCD đăng ký mở tài khoản tại nhiều Ngân hàng...