Hai nhân viên Home Credit chiếm đoạt nhiều tỷ đồng của công ty
Ngày 30/5, TAND TP Hà Nội mở phiên toà hình sự sơ thẩm xét xử nhóm bị cáo là nhân viên của Công ty Tài chính TNHH Một thành viên Home Credit Việt Nam (viết tắt là Công ty Home Credit) bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Các bị cáo gồm: Lương Văn Hào (SN 1991, trú tại phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), Bùi Thị Hiệu (SN 1986, trú tại thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì, Hà Nội) và Vũ Hồng Cường (SN 1979, trú tại Khu đô thị Royal City, quận Thanh Xuân, Hà Nội). Bị hại trong vụ án là Công ty Home Credit.
Theo cáo trạng của Viện KSND TP Hà Nội, từ năm 2013 đến 2014, Công ty Home Credit ký thỏa thuận hợp tác kinh doanh với các cửa hàng bán xe máy, điện thoại di động, đồ điện tử gia dụng… ở các tỉnh, thành phố trên cả nước nhằm cung cấp dịch vụ cho khách hàng vay tiền mua hàng trả góp.
Để được vay tiền, khách hàng cần có giấy tờ gồm chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu hoặc giấy phép lái xe để nhân viên công ty kiểm tra, đối chiếu. Công ty quy định, khi ký hợp đồng, khách hàng phải có mặt để ký tên, chụp hình đưa vào hồ sơ vay tiền nhằm có căn cứ thu hồi tiền vay. Trường hợp hồ sơ có sai sót, khách hàng phải điều chỉnh lại thông tin và có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền. Năm 2015, qua hoạt động kiểm soát nội bộ, phòng chống gian lận, Công ty Home Credit phát hiện có nhiều hồ sơ, hợp đồng tín dụng bị làm giả…
Ba bị cáo Hào, Cường và Hiệu tại phiên toà.
Quá trình điều tra, cơ quan điều tra xác định, Lương Văn Hào, Bùi Thị Hiệu đều là nhân viên kinh doanh của Công ty Home Credit. Trong thời gian thực hiện công việc được Công ty Home Credit giao, cả hai đã cấu kết với Vũ Hồng Cường, là lao động tự do để chiếm đoạt tiền của Công ty Home Credit.
Video đang HOT
Từ tháng 6 đến tháng 9/2014, Hào đã thực hiện 258 hợp đồng tín dụng cho vay nhưng không có khách hàng thực, hồ sơ khách hàng là do Cường cung cấp thông tin. Hào đã cố tình xác nhận thông tin không đúng sự thật vào giấy tờ tùy thân là các bản photocopy chứng minh nhân dân, giấy phép lái xe, sau đó lập hồ sơ và hợp đồng tín dụng rồi đưa lên hệ thống trang web nội bộ công ty chờ xét duyệt cho khách hàng vay tiền. Do tin tưởng các hợp đồng mà Hào đẩy lên hệ thống, Công ty Home Credit đã xét duyệt cho vay 258 hồ sơ trên và bị chiếm đoạt hơn 1,7 tỷ đồng.
Tại cơ quan điều tra, Hào thừa nhận đã ký thay tên khách hàng trên các hóa đơn mua hàng.Hào cũng không giải trình được việc nhận và sử dụng các sản phẩm.Ngoài ra không có giấy tờ biên nhận về việc mua hàng. Tương tự như Hào, Hiệu đã thực hiện 318 hợp đồng vay tín dụng, nhưng không có khách hàng thực tế đến giao dịch mua trả góp sản phẩm tại Công ty TNHH MTV Thương mại và xuất nhập khẩu Viettien. Hiệu cũng xác nhận khống vào các giấy tờ để hoàn thiện hồ sơ khiến Công ty Home Credit bị chiếm đoạt hơn 1,9 tỷ đồng. Tổng số tiền Công ty Home Credit bị Hào và Hiệu chiếm đoạt là hơn 3,6 tỷ đồng.
Đối với Vũ Hồng Cường, quá trình điều tra, Cường khai đã trực tiếp ký vào phần “bên vay” và được Hào, Hiệu hướng dẫn mua sim điện thoại để đăng ký thông tin cá nhân của khách hàng, hướng dẫn cách nghe và trả lời điện thoại khi có bộ phận thẩm định Công ty Home Credit gọi đến. Khi hồ sơ được duyệt, Hào hoặc Hiệu sẽ đến lấy sản phẩm là điện thoại di động, iPad… và đem bán.Số tiền chiếm đoạt được, Cường sử dụng để thanh toán tiền trả trước mua sản phẩm (30% giá trị sản phẩm), tiền chi phí để duyệt nhanh hồ sơ (khoảng 10% số tiền vay).Số tiền còn lại, Hào, Hiệu và Cường chia nhau hưởng lợi bất chính.
Tại phiên toà, ba bị cáo khai nhận hành vi phạm tội như cáo trạng đã xác định. Sau khi phân tích, đánh giá hành vi và mức độ phạm tội của từng bị cáo, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Hào 12 năm tù, bị cáo Hiệu 13 năm tù và bị cáo Cường 15 năm tù cùng về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ngoài hình phạt tù, HĐXX còn buộc các bị cáo phải bồi thường cho Công ty Home Credit toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt
Gia tăng cạm bẫy lừa đảo vay tiền, việc làm online
Thời gian qua, mặc dù đã có nhiều cảnh báo về việc đối tượng giả danh nhân viên ngân hàng, công ty tài chính đăng tải thông tin hỗ trợ vay tiền, giải ngân nhanh trên mạng xã hội để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản nhưng vẫn còn có người sập bẫy.
Vay không được lại còn mất tiền
Vụ việc mới nhất được Công an TP Hà Nội ghi nhận xảy ra tại địa bàn quận Cầu Giấy. Bị hại là anh Nguyễn Văn Hiếu (SN 1997, quê ở huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc). Ngày 26/4, anh Nguyễn Văn Hiếu hốt hoảng đến Công an phường Dịch Vọng trình báo bị lừa đảo mất 35 triệu đồng. Được sự động viên của cán bộ tiếp nhận hồ sơ, anh Hiếu dần bình tĩnh, trình bày sự việc. Du có nhu cầu giải quyết công việc với số tiền 70 triệu đồng, anh đã tải ứng dụng vay tiền VPS CASH trên mạng. Làm theo những yêu cầu từ ứng dụng này, anh Hiếu vẫn không rút được tiền.
Nhiều đối tượng tội phạm lợi dụng công nghệ cao để lừa đảo đã bị bắt giữ.
Đang loay hoay không biết làm thế nào thì bỗng nhiên có một người gọi điện vào số máy điện thoại của anh Hiếu tự giới thiệu là nhân viên công ty cho vay tiền. Người này nói đã nhận được yêu cầu vay 70 triệu đồng của anh Hiếu và yêu cầu anh Hiếu phải chuyển 35 triệu đồng để kích hoạt gói vay tiền. Đối tượng viện dẫn nhiều lý do như đây là tiền "ký quỹ", "bảo lãnh" cho số tiền 70 triệu đồng khách hàng đang muốn vay. Khi nào không có nhu cầu vay, cần trả sẽ khấu trừ hoặc nếu muốn, kích hoạt xong tài khoản phía công ty sẽ gửi trả lại số tiền trên. Tin tưởng vào lời giới thiệu, hướng dẫn của đối tượng, anh Hiếu đã chuyển 35 triệu đồng nhưng sau đó vẫn không rút được khoản tiền đăng ký vay. Lúc này, anh Hiếu mới biết mình đã bị kẻ gian lừa đảo, vội vàng đến Công an phường Dịch Vọng trình báo.
Cũng có nhu cầu về tiền bạc để giải quyết công việc, anh Nguyễn Thanh Thắng (SN 1993, họ tên bị hại đã được thay đổi) ở quận Hà Đông đã đăng ký vay online 30 triệu đồng. Sau khi ký kết hợp đồng trên môi trường online, bên cho vay yêu cầu anh Thắng phải chuyển số tiền 65 triệu đồng vào tài khoản do đối tượng cung cấp để đóng phí bảo lãnh ngân hàng trước khi giải ngân số tiền vay. Tin tưởng, anh Thắng đã chuyển toàn bộ số tiền trên vào tài khoản này và kết cục tiền vay không rút được. Lúc này, đối tượng tiếp tục gọi lại cho anh Thắng nói khách hàng đã nhập sai tài khoản vay, yêu cầu chuyển tiếp 50 triệu đồng để mở lại tài khoản. Lúc này, anh Thắng mới biết bản thân bị lừa. Số tiền 65 triệu đồng chuyển trước đó theo yêu cầu của đối tượng để "bảo lãnh" đã "bốc hơi".
Chị Nguyễn Thị Thanh (họ tên bị hại đã được thay đổi) ở phường Phúc Đồng, quận Long Biên cũng là một trong những bị hại của thủ đoạn trên. Do có nhu cầu vay tiền, chị Thanh cũng đăng nhập vào app của đối tượng tự xưng là nhân viên ngân hàng để làm thủ tục vay. Đối tượng yêu cầu chị Thanh chuyển gần 30 triệu đồng để "đóng phí" cho khoản vay. Ngay sau khi số tiền này được chị Thanh chuyển khoản, "nhân viên" ngân hàng kia biến mất.
Thận trọng trước những lời mời cho vay tiền trên mạng
Chỉ huy Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP Hà Nội nhấn mạnh khuyến cáo như trên khi thông tin với PV về những thủ đoạn gây án của loại tội phạm lừa đảo công nghệ cao. Hiện nay, hệ thống các cơ sở tín dụng rất đa dạng. Ngoài ngân hàng còn có những công ty hoạt động trên lĩnh vực tài chính, sẵn sàng tổ chức cho khách hàng vay với các gói vay đa dạng.
Lợi dụng uy tín của những ngân hàng, công ty tài chính đó, nhiều đối tượng tội phạm đã lập ra các app, website mạo danh với tên gọi, nội dung "na ná" nhau để dễ bề lập lờ "đánh lận con đen", lừa đảo người thiếu thông tin. Chỉ cần tải app hoặc lên những website này, người dân sẽ dễ bị sa vào "ma trận" những thông tin vay mượn. Với thủ đoạn yêu cầu người vay phải chuyển một số tiền gần bằng số tiền vay để đối ứng, hoặc kích hoạt tài sản sau đó hoàn lại, người vay dễ dàng bị chiếm đoạt tiền.
Thông tin về những thủ đoạn lừa đảo tinh vi trên, chỉ huy Đội phòng ngừa đấu tranh, hướng dẫn, điều tra tội phạm sử dụng công nghệ cao và có yếu tố nước ngoài, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP Hà Nội khuyến cáo: Người dân cần đặc biệt chú ý cảnh giác trước những loại hình cho vay tiền ở trên mạng. Những lời quảng cáo ngọt ngào như "cần tiền là có, vay tiền dễ dàng" hay như "giải ngân trong ngày"... xuất hiện rất nhiều trên các trang, nhóm mạng xã hội. Trong trùng điệp những lời mời mọc ấy có không ít cái bẫy tinh vi mà bất cứ người dân nào nếu không tỉnh táo sẽ là "con mồi" cho tội phạm công nghệ cao.
Cũng theo chỉ huy Phòng Cảnh sát hình sự, để chủ động phòng ngừa tội phạm, Công an TP Hà Nội đề nghị người dân cảnh giác và tuyên truyền đến người thân, bạn bè về thủ đoạn trên, tránh mắc bẫy của đối tượng xấu. Trong thời gian qua, Công an TP Hà Nội cũng đã chỉ đạo Phòng Cảnh sát hình sự và Công an các quận, huyện, thị xã, nhất là lực lượng Công an cơ sở tăng cường tuyên truyền đến người dân nắm được các phương thức, thủ đoạn lừa đảo của tội phạm công nghệ cao như trên. Tuy nhiên, vẫn có không ít người mắc bẫy.
Công an TP Hà Nội khuyến cáo người dân cần nâng cao cảnh giác trước các loại hình được quảng cáo là vay tiền nhanh chóng, dễ dàng, giải ngân trong ngày thông qua các trang mạng, mạng xã hội, app vay tiền. Những lời mời chào vay tiền với thủ tục nhanh gọn, chỉ cần đóng phí bảo lãnh để giải ngân rất có thể là "bẫy" của các đối tượng lừa đảo. Nếu có nhu cầu vay vốn, người dân nên tìm hiểu kỹ và trực tiếp đến trụ sở, chi nhánh các ngân hàng để được tư vấn, hướng dẫn thủ tục vay tiền nhằm bảo vệ quyền lợi của mình trước pháp luật.
"Việc truy và thu hồi tài sản cho người dân trong những trường hợp này sẽ mất rất nhiều thời gian, khó khăn. Lý do bởi các tài khoản ngân hàng mà những đối tượng lừa đảo sử dụng thường là "chắp vá" thông tin của nhiều người khác nhau. Khi nhận được tiền, ngay lập tức chúng sẽ chuyển khoản qua nhiều tài khoản khác nhau trước khi "biến mất" không để lại dấu vết"- Phòng Cảnh sát hình sự cảnh báo.
Ngô Thùy Anh (Forbes 30 Under 30): Có trong tay gần 2 tỷ ở tuổi 23, "đốt 2 căn nhà" để khởi nghiệp sau khi từ chối lời mời ở phố Wall Vừa tốt nghiệp đại học, cô gái tài năng này đã có trong tay gần 2 tỷ nhờ những công việc làm thêm không tưởng. Nhưng đó chỉ mới là mở đầu cho hành trình nhiều nỗ lực ngoạn mục... Ngô Thùy Anh là một trong 8 cô gái xuất sắc có mặt trong danh sách Under 30 năm 2022 do Forbes Việt...