Thủ đô của Mỹ ‘tuyển quân’ chó, mèo dẹp nạn chuột hoành hành
Vào một đêm tháng 6 nóng nực, giới trẻ đổ về khu phố giải trí và ăn uống Adams Morgan nhộn nhịp của thủ đô Washington, D.C. Cả lũ chuột cũng vậy.
Màn rượt đuổi ở khu phố Adams Morgan ngày 3/6. Ảnh: AFP
Đàn chuột đang gia tăng nhanh chóng tại thành phố này. Chúng lảng vảng trong các con hẻm phía sau các nhà hàng, quán bar và câu lạc bộ, ăn thực phẩm thừa bị vứt vào thùng rác.
Cuộc vui của lũ gặm nhấm dừng lại nhanh chóng giữa một loạt tiếng sủa và gầm gừ: kết quả của cuộc săn lùng có hàng chục người và chó săn tham gia.
“Giỏi lắm Henry!”, Marshall Feinberg, một người huấn luyện chó, 28 tuổi, hét lên khi “thợ săn” bốn chân của anh này tóm được con chuột đầu tiên của buổi đi tuần định kỳ.
Theo hãng thông tấn AFP, thủ đô Washington liên tục lọt vào danh sách năm thành phố nhiều chuột nhất nước Mỹ. Vấn nạn này càng tồi tệ hơn sau khi mùa đông trở nên ấm áp hơn, dân số gia tăng…
Có gần 13.400 cuộc gọi đến đường dây nóng của thành phố báo cáo về các vấn đề liên quan đến chuột vào năm 2022, tăng khoảng 2.000 cuộc so với năm trước.
Hiện nay, một nhóm người đang chọn cách chiến đấu chống lại chuột. Mùi hôi thối của rác trộn lẫn với nước tiểu bốc lên ngột ngạt khi đội quân kết hợp giữa con người và chó tiến về phía trước. Đàn chó săn đủ loại lao đi để đuổi theo con mồi. Chủ nhân của chúng cũng rất đa dạng: người da trắng, người da màu, người già và người trẻ.
Một số sống ngay tại thành phố này hoặc các vùng ngoại ô trong khi những người khác đến từ các bang lân cận. Họ kết nối với nhau thông qua mạng xã hội.
Video đang HOT
Ông Bomani Mtume, sĩ quan cảnh sát về hưu 60 tuổi, đưa chú cún Barto tham gia nhóm diệt chuột ngay khi được thành lập hồi tháng 3.
“Lần đầu tiên đi săn, lũ chuột thậm chí còn không thèm chạy. Chúng chỉ đứng nhìn. Những con chó lạ lẫm bắt đầu phối hợp cùng nhau, đó là một điều tuyệt vời”, ông nói thêm.
Hay như câu chuyện của bà Teddy Moritz, 75 tuổi có biệt danh là “Bà thần chết”. Bà là một huyền thoại trong cộng đồng săn chuột và đã đưa con trai và cháu trai từ Delaware đến thủ đô cùng tham gia.
Theo bà, tiêu diệt chuột bằng bản năng săn mồi của chó mèo tốt hơn sử dụng thuốc hóa học.
Nhanh nhẹn và khỏe khắn, bà Moritz đá chân vào thùng rác để dọa một con chuột đang chạy trốn quay trở lại hướng của bầy chó.
Trong vòng ba giờ, nhóm đã tiêu diệt được trên 30 con chuột rồi quẳng chúng vào thùng rác. Anh Feinberg nói đó là kết quả của tinh thần đồng đội, kết hợp giữa chó và người, để kiểm soát loài gây hại.
Nhà nghiên cứu về loài gặm nhấm Bobby Corrigan nói với AFP rằng mặc dù có rất ít dữ liệu khoa học xác nhận tính hiệu quả của việc săn bắt chuột, nhưng hoạt động này đã tồn tại hàng trăm năm khi chó được huấn luyện để bảo vệ các trang trại.
Ngày nay, chó đang được sử dụng như một công cụ kiểm soát chuột nhân đạo hơn so với đặt thuốc và bẫy.
Đáng chú ý, chó không phải là “thợ săn” bốn chân duy nhất tham gia dẹp loạn chuột ở Washington, D.C. Mèo cũng vậy.
Bà Lisa LaFontaine, Chủ tịch Liên minh Cứu hộ Động vật, chia sẻ với hãng AFP rằng tổ chức của bà đã mở chương trình “Blue Collar Cats” vào năm 2017, hỗ trợ kết nối 400 con mèo hoang với các doanh nghiệp địa phương có nhu cầu bắt chuột.
Theo liên minh này, tổn thất do chuột gây ra với các doanh nghiệp kinh doanh đã giảm 10% so với trước đây. Mèo tuy bắt được ít chuột, nhưng có thể dọa chúng không dám bén mảng đến gần.
Dân số khu ổ chuột thế giới tăng đột biến khi khủng hoảng nhà ở
Hơn 1 tỉ người trên toàn cầu sống trong các khu ổ chuột đông đúc, nơi họ sống một cuộc sống bấp bênh và phải vật lộn để tiếp cận các tiện nghi cơ bản.
Các sĩ quan cảnh sát chống bạo động tuần tra khu ổ chuột Kibera (Kenya) - Ảnh: REUTERS
Theo Chương trình định cư con người của Liên Hiệp Quốc (UN-Habitat), dân số khu ổ chuột thế giới dự kiến đạt 3 tỉ người vào năm 2050. Điều này đặt ra một thách thức lớn với nhiều chính phủ trên khắp thế giới.
UN-Habitat dự báo 50% mức tăng dân số khu ổ chuột này sẽ tập trung ở 8 quốc gia Nigeria, Philippines, Ethiopia, Tanzania, Ấn Độ, Cộng hòa Dân chủ Congo, Ai Cập và Pakistan.
Bà Maimunah Mohd Sharif, giám đốc điều hành UN-Habitat, cho biết: "Hơn một nửa dân số thế giới sống ở các thành phố và thị trấn. Dân số thành thị sẽ tăng lên 70% vào năm 2050. Vì vậy, việc giải quyết tình trạng nghèo đói và bất bình đẳng ở đô thị trở nên cấp bách hơn bao giờ hết".
Một góc thành phố Nairobi (Kenya) nơi đường cao tốc băng qua - Ảnh: REUTERS
Các quan chức của UN-Habitat cho biết vấn đề cư dân sống trong nhà ổ chuột đã trở thành một cuộc khủng hoảng toàn cầu. Nhiều nước giàu như Mỹ, Anh và Đức đều phải đối mặt với tình trạng thiếu nhà ở cho người nghèo.Bà Edlam Yemeru, trưởng phòng kiến thức và đổi mới của UN-Habitat, cho biết: "Cuộc khủng hoảng nhà ở toàn cầu hiện đang có mặt ở tất cả các khu vực trên thế giới.
Dù các biểu hiện khác nhau, nhưng hầu hết các quốc gia đang vật lộn với sự cấp bách để đảm bảo rằng công dân của họ có quyền tiếp cận nhà ở phù hợp".
Dữ liệu từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cho thấy chi phí nhà ở tăng nhanh hơn thu nhập và lạm phát tại nhiều quốc gia thành viên trong những năm gần đây.
Nhà ở khu ổ chuột Kibera - Ảnh: REUTERS
Ông Joseph Muturi, chủ tịch của Slum Dwellers International - một mạng lưới người nghèo sống trong các khu ổ chuột ở khu vực thành thị từ hơn 18 quốc gia, cho biết các chính phủ cần tập trung vào việc nâng cấp các khu ổ chuột, thay vì di dời cư dân khu ổ chuột đến các dự án nhà ở bên ngoài thành phố.
Ông nói những ví dụ trước đây về việc các gia đình chuyển từ khu ổ chuột đến các khu nhà ở mới ở rìa thành phố đã khiến họ bị cô lập với ít lựa chọn việc làm và cuối cùng buộc họ phải quay trở lại khu ổ chuột.
Tổng thống Kenya William Ruto, người lên nắm quyền vào năm 2022, đã đưa nhà ở giá rẻ trở thành trọng tâm trong chương trình phát triển của chính phủ.
Ông công bố kế hoạch xây dựng 250.000 ngôi nhà hằng năm cho những người có thu nhập thấp, bao gồm cả những người ở các khu định cư không chính thức.
Hai người thiệt mạng trong vụ nổ súng tại thành phố Kansas của Mỹ Theo hãng tin AP, 2 người đã thiệt mạng và 1 người bị thương sau vụ nổ súng liên quan một sĩ quan cảnh sát thành phố Kansas, thuộc bang Missouri của Mỹ vào tối 9/6, giờ địa phương (sáng 10/6 theo giờ Việt Nam). Vụ việc xảy ra sau khi một sĩ quan gọi điện yêu cầu được hỗ trợ ngay trước...