Thú chơi mới của đại gia: Lập web tự đánh bóng tên tuổi
Không chỉ phô trương sự giàu có và lối sống xa hoa trên các phương tiện truyền thông nhiều đại gia còn chọn cách “chơi” lập hẳn một trang web riêng để tự quảng bá bản thân.
Typhu….com.vn với cái tên đầy đủ vốn đã quen thuộc chính là tên miền được vị đại gia đất Vũng Tàu chọn lựa để đặt tên cho trang web của mình.
Tại đây, hình ảnh chi tiết về đám cưới đình đám từng một thời làm xôn xao dư luận, hay hình ảnh về những chiếc siêu xe mà vị đại gia này sở hữu, cùng những chương trình từ thiện, thành tựu trong kinh doanh… đều được đăng lên một cách chi tiết và bắt mắt.
Từ trước đến nay, việc “khai thác” hình ảnh vợ con của các vị doanh nhân đối với báo chí không phải là điều dễ dàng và việc vợ con họ được giấu kín luôn gây tò mò cho dư luận. Đơn cử như cho đến nay, vợ con của những người nổi danh như các ông Trần Đình Long… vẫn còn là điều bí ẩn. Tuy nhiên có vẻ như riêng với vị đại gia này, ông thậm chí còn vô cùng cởi mở. Ông “khoe” hết.
Đám cưới với vợ. Đám hỏi. Rồi ngày Valentine lãng mạn với lẵng hoa kết hình trái tim và socola… tất tần tật đều được ông kể chi tiết bằng hình ảnh, công khai với “dư luận”.
Đại gia Việt lập web riêng để khoe những chiếc siêu xe đắt tiền của mình.
Hình ảnh ông đứng bên cạnh những chiếc siêu xe đình đám vốn cũng đã quen thuộc, nhưng ở trang web này, người đọc có thể được chứng kiến đầy đủ hơn.
Video đang HOT
Trang web cũng không quên giới thiệu về các dự án, công trình đã và đang triển khai, đặc biệt chú trọng vào công tác từ thiện, và các giải thường mà vị doanh nhân – đại gia từng đạt được…
Daigia…blogspot.com là một trang web khác, là nơi giới thiệu khá chi tiết về độ chơi ngông cũng như giàu có, sành điệu của các đại gia tại một tỉnh đất Bắc. Trong đó rất dễ nhận ra trang blog cũng chủ yếu chỉ tập trung vào một vị đại gia cũng đình đám không kém trong dư luận.
Những chiếc siêu xe triệu đô; các đồ vật đắt tiền; ngôi nhà mới xây, các giải thưởng đạt được, những lời khen đặc biệt dành cho vị đại gia… đều được tung lên với những lời “tung hô” nhiệt thành.
Một điều khá thú vị ở trang blog mở này là nếu có những bài báo nào viết về vị đại gia với ý đồ bày tỏ sự ngưỡng mộ về độ giàu có… đều được vị admin pr một cách triệt để.
Song song đó là nếu có bài báo nào đó “nói xấu” “chủ nhân”, admin của blog thường “đập lại” một cách đanh thép, có phần “dọa nạt”… Để rồi chốt lại cuối cùng: Anh là vị đại gia của nhiều giải thưởng danh giá, góp phần vào sự phát triển của đất nước, vào sự lớn mạnh của địa phương. Anh sở hữu nhiều siêu xe, giàu có hạng nhất Việt Nam…
Đáng chú ý, đây là 2 vị đại gia từng bị dư luận “ném đá” tơi tả bởi những gì họ thể hiện đều bị quy cho cái tội “trọc phú học làm sang”. Họ cũng chính là tâm điểm của câu chuyện chưa có hồi kết: “Đại gia hay trọc phú”? Sau những siêu xe, nhà lầu, khoe tài sản tiền tỉ, việc lập web riêng để “đánh bóng” bản thân được coi là cách “chơi trội” mới của 2 vị đại gia “đình đám” này.
Theo VEF
Trung Quốc: Không gian mạng 2014 cạnh tranh gay gắt và xung đột quốc gia
Nhóm công tác an ninh mạng Mỹ-Trung trong tháng 12 đã có một cuộc gặp gỡ. Không có báo cáo nào về những gì được thảo luận hoặc những vấn đề tiến bộ hơn nhằm giảm nghi ngờ giữa hai bên.
Tuy nhiên, một số bài báo gần đây cho thấy rằng sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai quốc gia. Thậm chí ở Trung Quốc, báo chí nước này còn nhìn nhận không gian mạng đang trở nên ngày càng thù địch và nguy hiểm.
CCID Think Tank, một công ty tư vấn có nguồn gốc từ Bộ Công nghiệp Điện tử Trung Quốc cũ, vừa qua đã phát hành một dự báo cho năm mới, trong đó mô tả một năm 2014 với xu hướng đầy ảm đạm:
Nguy cơ xung đột toàn cầu đang gia tăng: Cuộc chiến giữa các hacker (những kẻ tấn công mạng) Malaysia và Philippines, các cuộc tấn công của lực lượng quân đội điện tử Syria, Mỹ mở rộng Lực lượng không gian mạng, và NSA tiết lộ tất cả các bằng chứng về các vụ va chạm lớn trên internet.
Rào cản thương mại sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT): Hoa Kỳ chỉ là trường hợp nổi bật nhất của việc sử dụng lý do an ninh quốc gia để "ngăn chặn toàn bộ ngành công nghiệp CNTT của Trung Quốc". Úc, Anh, Ấn Độ, và Canada cũng đã sử dụng mối quan tâm an ninh để ngăn chặn các sản phẩm Trung Quốc.
Các nước phương Tây sẽ tăng cường ngăn chặn nội dung Internet đến từ Trung Quốc: Các nước có thể sử dụng internet để kiềm chế Trung Quốc thông qua báo cáo công khai các cuộc tấn công của nước này trên các phương tiện truyền thông và các công ty công nghệ của Mỹ. Các cuộc tấn công như vậy được gọi là "lý thuyết mối đe dọa mạng từ Trung Quốc". Ngoài ra, thông qua các nỗ lực ngoại giao với các đồng minh, Mỹ sẽ tăng cường ngăn chặn sự phát triển của CNTT Trung Quốc tại Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước ASEAN.
Thiếu tướng Wu Jiangxing, người đứng đầu trường Đại học Kỹ thuật Thông tin Quân đội Trung Quốc nói rằng: "Khoảng cách là Trung Quốc không có bất cứ đội quân không gian mạng nào, trong khi Hoa Kỳ đã thiết lập hẳn một lực lượng lính mạng, chắn chắn sẽ có các đơn vị chiến tranh mạng".
Tác động của các sự kiện an ninh mạng sẽ tăng cao: Thiệt hại do tội phạm mạng sẽ tăng lên và ảnh hưởng đến nhiều người, sẽ có nhiều cuộc tấn công hơn vào các phương tiện truyền thông, và quy mô của các nhóm tội phạm có tổ chức đang gia tăng.
Công nghệ mới là mối đe dọa mới: Nổi bật nhất là điện toán đám mây, mạng internet của mọi thứ, di động, và các dữ liệu lớn.
Trong một cuộc phỏng vấn, Thiếu tướng Wu Jiangxing, người đứng đầu trường Đại học Kỹ thuật Thông tin Quân đội Trung Quốc, cho rằng với công nghệ lạc hậu của Trung Quốc thì "sự minh bạch đã trở thành một thực tế nghiệt ngã cho đất nước của chúng tôi. Không thể có được sự minh bạch mà chúng ta muốn, nhưng trong đó chúng tôi minh bạch".
Báo cáo của CCID cũng dành rất nhiều thời gian phân tích về khoảng cách công nghệ giữa Trung Quốc và phương Tây, thông qua đó chỉ ra một vết nứt rất quan trọng, giữa" khả năng tấn công và phòng thủ trong không gian mạng". Thiếu tướng Wu tuyên bố: "Khoảng cách là Trung Quốc không có bất cứ đội quân không gian mạng nào, trong khi Hoa Kỳ đã thiết lập hẳn một lực lượng lính mạng, chắn chắn sẽ có các đơn vị chiến tranh mạng".
Báo cáo của CCID và phần trả lời phỏng vấn của Thiếu tướng Wu đã đưa ra một số gợi mở cho Trung Quốc cách để đáp ứng với thực tế. Đó là sự đổi mới và phát triển công nghệ rất quan trọng. Theo ông Wu, chỉ có trò chơi thay đổi công nghệ mới tạo ra tính cách mạng có thể đảo ngược sự minh bạch của Trung Quốc. Ở Trung Quốc, các khung thể chế, luật pháp, chính sách và phải được phát triển. Báo cáo CCID đề cập đến sự phát triển của khả năng phòng thủ và tấn công chủ động.
Thiếu tướng Wu cũng nói về sự cần thiết phải "thực hiện phòng thủ chủ động có biện pháp chống trả", nhưng sau đó, trong cuộc phỏng vấn, ông đã sử dụng ngôn từ khôn khéo hơn, rằng: "Chúng ta phải tiếp tục chiến đấu lần lượt để đối phó với hệ thống này". Báo cáo CCID cũng muốn Trung Quốc đẩy mạnh các nỗ lực quốc tế để thúc đẩy khái niệm về chủ quyền quốc gia trong không gian mạng trong khuôn khổ Liên Hợp Quốc.
Dĩ nhiên, ở đây chỉ có hai tiếng nói, và có những người khác muốn nhấn mạnh tính chất xuyên quốc gia về an ninh mạng và nhu cầu hợp tác quốc tế. Những quan điểm này cần phải đạt được sự thống nhất và thúc đẩy từ cả Bắc Kinh lẫn Washington, nếu không, những gì Thiếu tướng Wu đã nói sẽ là lời nói cuối cùng được nghe thấy: "Không gian mạng đã trở thành một lĩnh vực của cuộc đấu tranh dữ dội, và nhà nước, chính phủ và quân đội phải có biện pháp đặc biệt để tăng cường an ninh cho nó".
Theo Infonet
Việt Nam sẽ mua tàu tuần tiễu nào của Ấn Độ? Tạp chí quốc phòng Anh Jane's Defence Weekly cho biết, lực lượng bảo vệ bờ biển của Ấn Độ vừa chính thức trang bị 2 tàu tuần tra thuộc 2 lớp khác nhau, đảm nhận nhiệm vụ tuần tiễu ven bờ rất hiệu quả. Hiện nay, lực lượng bảo vệ bờ biển của Ấn Độ đang phát triển rất nhanh. Vừa qua, chiếc...