Thư cha gửi con gái vào đại học được hàng triệu phụ huynh chia sẻ
Giảng viên đại học Trung Quốc dạy con rằng lòng tốt phải thể hiện ra, chọn một nghề tốt hôm nay không bằng một nghề tốt mãi mãi.
Wu Hui, phó giáo sư tại Khoa Báo chí và Truyền thông (Đại học Tài chính và Kinh tế Giang Tây) có con gái Wu Yang, hiện là sinh viên năm 2 Đại học Lâm nghiệp Tây Nam. Trước kỳ tuyển sinh đại học của con gái, người cha này đã đưa cho con bức thư 9 điều răn dạy. Bức thư sau đó được hàng triệu phụ huynh chia sẻ, được lên trang web của Bộ giáo dục nước này.
Con ơi, thời gian như một mũi tên và mặt trời, mặt trăng giống như môt con thoi. Một thời gian dài trước đây con còn bi bô học nói trước sân nhà. Vô thức giờ con đã trưởng thành và sẽ vào đại học trong nháy mắt.
Con chưa bao giờ rời khỏi nhà từ lúc sinh ra. Cha luôn lo lắng con không thể chăm sóc bản thân khi rời vòng tay cha mẹ. Con nói không muốn học đại học ở quê, cha hiểu và ủng hộ con, để cho con tự do bay lượn. Con ghét bị dạy dỗ nhưng khi con đi xa, cha buộc phải nói vài lời. Có thể nó không có ý nghĩa gì với con, nhưng là sự thoải mái cho cha.
1. Về đạo đức: trước hết là thực hành, lòng tốt không thể để lại trong lòng
Để trở thành một người có đạo đức, những lời khuyên này không phải là mới, cha chỉ muốn nói với con cách để làm điều đó. Đạo đức trước hết là thực hành và lòng tốt không thể để lại trong lòng.
Những người trẻ tuổi thường ngại bộc lộ lòng tốt của mình. Khi cha mới giúp đỡ người khác, cha cũng quan tâm đến ánh mắt người xung quanh nhìn vào. Thế giới sẽ tốt hơn vì những nỗ lực của con. Một việc tốt, không tồn tại sự ích kỷ, lo lắng điều gì, sợ người ta tranh luận gì hay sợ xấu hổ. Bố đã nhận được sự ưu ái của người khác từ những việc bố làm, mong con cũng hiểu được đạo lý của việc phụng dưỡng xã hội.
Wu Hui và con gái ngày còn nhỏ. Ảnh: Xuehua.
2. Về chuyên môn: Chọn nghề yêu thích, chứ không dùng tiêu chuẩn lợi ích để đo lường
Chọn một nghề tốt hôm nay không bằng một nghề tốt mãi mãi. Nghề nghiệp là chọn sự yêu thích, nếu con không thích nó, sẽ trở thành vô nghĩa. Tiêu chuẩn hứng thú sẽ cho sự ổn định, còn tiêu chuẩn lợi ích sẽ không được lâu dài.
Nên nhớ, chọn những gì con có hứng thú, học những gì con yêu thích, con sẽ làm việc hạnh phúc hơn và cuộc sống chất lượng cao hơn.
3. Về kiến thức: Kiến thức làm cho cuộc sống nhiều lựa chọn
Vẫn còn tồn tại quan điểm về “sự vô dụng của việc học”, song những trường hợp ít học mà thành công vô cùng hiếm hoi. Chỉ cần làm một thống kê đơn giản, con sẽ tìm thấy mối tương quan tích cực giữa kiến thức và thu nhập.
Có kiến thức sẽ cho cuộc sống nhiều lựa chọn. Kiến thức quyết định tính khí, sở thích, tầm nhìn, giá trị của một người… và còn là yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tất cả những điều này là kết quả của kiến thức, không phải là sản phẩm của sự trao đổi tiền.
4. Về đọc sách: Nên đọc sách kinh điển
Video đang HOT
Sự khác biệt lớn nhất giữa một trường đại học và một trường trung học là được rất nhiều tự do. Bố hy vọng rằng con có thể tận dụng sự tự do hiếm có này vào đọc sách.
Bố nhấn mạnh việc còn trẻ, vì khi con bước chân vào xã hội, con sẽ biết việc dành thời gian để học khó thế nào. Bố cũng nhấn mạnh việc đọc cuốn sách hay, vì cũng có những cuốn sách thực sự có hại, nội dung tầm thường. Đọc sách cũng giống như kết bạn, phải kiểm tra, xét kỹ để phân biệt tốt xấu.
Một cách đơn giản là đọc sách kinh điển. Kinh điển là sản phẩm của sự lựa chọn thời gian.
5. Về cạnh tranh: Không dựa vào mối quan hệ mà dựa vào cạnh tranh
Bố là một người bướng bỉnh, không thích nhờ giúp đỡ. Bố từng được đề nghị chuyển từ trường tiểu học lên trường trung học cơ sở, bởi vì hiệu trưởng cảm thấy bố có trình độ giảng dạy. Sau đó, trường quận tuyển 6 giáo viên, bố đã giành vị trí thứ ba, nhưng bố không được chấp nhận. Không sao cả, bố không nhờ người khác. Chỉ sau khi mất cơ hội trên một năm, bố lại được nhận vào trường đại học.
Không dựa vào mối quan hệ, hãy dựa vào sự cạnh tranh của chính mình, dù khó khăn nhưng bố có thể giành được sự tôn trọng của người khác. Con phải biết nếu một người không muốn một cuộc sống thấp kém, anh ta phải có vốn kiến thức để người khác ngước nhìn. Con phải nắm bắt cơ hội để cải thiện bản thân, đối mặt với cuộc đời đầy giông bão và gặp những thử thách của cuộc đời.
Wu Hui và con gái khi cô bé lên trung học phổ thông.
6. Về xinh đẹp: Đẹp từ bên trong lẫn bên ngoài là một điều rất quan trọng
Mọi người cần biết cách sửa đổi bản thân. Tất nhiên, trở nên xinh đẹp và hấp dẫn không chỉ về ngoại hình. Nói chuyện và cư xử, đối nhân xử thế sẽ thể hiện tác phong của một người. Kiến thức là một loại “mỹ phẩm” tốt nhất, dày công tu luyện sẽ khiến con trở nên hấp dẫn. Đây là điểm thu hút không thể thiếu theo năm tháng.
7. Về tình yêu
Tình cảm không phải để chơi, tình yêu không phải để thể hiện. Người yêu của con không phải sản phẩm riêng của con. Con có thể nghĩ về cậu ấy, nhưng đừng tùy ý làm phiền cậu ấy. Con có thể yêu anh ta, nhưng đừng giới hạn anh ta. Tình yêu sẽ khiến người ta làm đủ thứ ngu ngốc mà không biết. Con là con gái, phải biết giữ mình trong sạch, những gì có thể làm, những gì không thể làm, con phải suy nghĩ rõ ràng trên con đường hẹn hò.
Quyết định của tình yêu nên dựa vào sự quan sát tinh tế tỉ mỉ, chứ không phải xúc động nhất thời. Bố hy vọng bạn trai tương lai của con sẽ chính trực, biết kiềm chế. Nếu các con nghiêm túc, bố sẽ chúc phúc cho hai con.
8. Về kết bạn
Trường đại học là nơi học tập cũng là nơi kết bạn. Một cuộc sống hạnh phúc không phụ thuộc vào sự giàu có của tiền bạc, mà phụ thuộc vào các mối quan hệ xã hội.
Khi được chia sẻ, con sẽ hạnh phúc hơn. Mọi người trên thế giới đều xứng đáng với sự quan tâm của con. Có những người quan tâm đến con ở khắp mọi nơi, con sẽ cảm thấy thế giới tràn ngập ánh nắng và trái tim con như một cơn gió xuân.
9. Về thời gian: Đừng luôn cảm thấy mình trẻ nên vẫn còn sớm làm bất cứ điều gì
Thời gian công bằng nhất, một ngày có 24 giờ. Thời gian dễ có nhất nhưng nó cũng ít được trân trọng nhất. Chúng ta đều nói rằng phải bù đắp thời gian của mình, nhưng khi qua đi không thể lấy lại, không thể bù đắp. Đừng luôn cảm thấy con vẫn còn trẻ để làm điều gì đó. Có một câu nói rằng “Tôi thấy một cậu thiếu niên cưỡi con ngựa gỗ, nháy mắt đã bạc đầu”.
Tham gia các câu lạc bộ là một điều tốt giúp con kết bạn và trau dồi kiến thức. Nhưng có nhiều các hoạt động ngoại khóa quá sẽ làm lãng phí thời gian. Bên cạnh đó, mạng xã hội rất thuận tiện nhưng cũng dễ hỏng việc. Máy tính và điện thoại di động giúp con giữ liên lạc với thế giới bên ngoài, nhưng cũng khiến con luôn bị làm phiền bởi thế giới bên ngoài.
Hãy hạnh phúc và hạnh phúc bất cứ khi nào và bất cứ nơi nào con muốn. Nếu con khỏe mạnh, bố sẽ hạnh phúc.
Huyền Trang
Theo Aboluowang/VNE
4 tình huống phải dặn con không cần làm người tử tế
Trẻ em yếu ớt không cần phải giúp đỡ một người lớn lạ mặt khỏe mạnh.
Bạn vẫn cần dạy con làm người tử tế, nhưng có những nguyên tắc cần phải tuân theo. Đặc biệt trong 4 tình huống dưới đây, con đừng để lòng tốt của mình bị lợi dụng.
1. Không giúp những người mạnh mẽ hơn mình
Một ngày nọ, một phụ huynh đến trường đón con muộn. Kẻ bắt cóc trẻ em đã nhân cơ hội này lừa cậu bé: "Cậu bé, chú bị mất cái chìa khóa trong nhà vệ sinh, cháu có thể tìm giúp chú được không?".
Anh ta muốn đứa trẻ đi cùng mình vào nhà vệ sinh nhưng cậu bé không đồng ý. Anh ta bực mình: "Cậu bé, cháu không được dạy phải giúp đỡ người khác à?".
Đứa trẻ nhìn anh ta và chạy đến chỗ cô giáo của mình. Kẻ bắt cóc thấy vậy liền chuyển mục tiêu, 10 phút sau một đứa trẻ khác đã mắc bẫy. Khi anh ta định lái xe đi thì cảnh sát đến. Thì ra, cậu bé đầu tiên đã nói với cô giáo rằng anh ta là người xấu, dù hơi ngờ vực nhưng cô giáo vẫn báo cảnh sát.
"Làm sao con biết chú đó là người xấu?". Cô giáo hỏi. Cậu bé trả lời: "Mẹ con bảo nếu người lớn nhờ con giúp đỡ, hãy bỏ qua. Vì nếu một người lớn gặp khó khăn, chắc chắn họ sẽ tìm được một người lớn khác để nhờ giúp đỡ. Một đứa trẻ yếu ớt không cần phải giúp một người lớn mạnh mẽ".
Đàn ông trưởng thành không nhờ phụ nữ mang thai hay người già giúp mình. Người lớn không nhờ trẻ em giúp. Vì thế, con không cần thể hiện lòng tốt khi một người lớn khỏe mạnh nhờ con giúp đỡ.
Trẻ em yếu ớt không cần phải giúp người lớn mạnh mẽ. Ảnh: Oversea City .
2. Không giúp đỡ trong môi trường kín
Trời mưa, một thai phụ thấy một người đàn ông ngủ gật bên ngoài hiên nên đã mời anh ta vào nhà nghỉ ngơi. Tuy nhiên, sau khi được chủ nhà cho ăn uống tử tế, anh ta phát hiện ra chỉ có mình cô ở nhà nên đã đe dọa và bắt cô đưa tiền cho mình.
Trong một không gian khép kín như vậy, chỉ có hai người, không thể kêu cứu ai, thai phụ đành phải đưa cho anh ta 10.000 nhân dân tệ (34 triệu đồng).
Khi chuyển từ một không gian mở sang kín, không có sự hiện diện của mọi người xung quanh, thật khó biết được đối tượng sẽ làm gì với con. Lúc trước, đó có thể là một quý ông rất lịch sự, nhưng chỉ còn con và ông ta, rõ ràng con trở thành đối tượng yếu đuối hơn và có thể bị bắt nạt.
Do đó, giúp đỡ người khác có thể là điều tốt, nhưng cố gắng đừng đưa mình vào một không gian kín và không có sự giám sát của mọi người xung quanh.
3. Lòng tốt có thể gây hậu quả xấu
Một đoàn khách đến khu Hy Nhĩ bí ẩn, tình cờ họ gặp một con linh dương Tây Tạng. Thấy con vật nhỏ bé, dễ thương, khách chụp ảnh, lấy thức ăn và nước uống cho nó. Đột nhiên, một tiếng gầm vang lên: "Đi đi!" Đội trưởng của khu bảo tồn tới, đuổi con linh dương đi và yêu cầu khách không cho linh dương ăn. Người khách tức giận: "Anh đang làm gì vậy? Sao anh đối xử với động vật thô lỗ như thế? Chúng tôi chỉ cho nó ăn chứ có làm gì đâu?".
"Nếu anh quá thân thiện với động vật hoang dã, chúng sẽ nghĩ rằng con người rất tốt bụng. Nên khi gặp phải những kẻ săn trộm, chúng có thể bị bắt", người đội trưởng trả lời.
Lòng tốt của con có thể trở thành điều xấu vì sự tham lam, ích kỷ của người khác. Vì vậy cần chú ý đến kết quả khi con muốn thể hiện lòng tốt của mình.
4. Lòng tốt phải có mức độ
Hai gia đình là hàng xóm của nhau, mối quan hệ trước đây khá tốt, dù một nhà giàu và một nhà nghèo. Năm đó, vùng quê mất mùa, nhà nghèo không có thu hoạch và chết đói. Gia đình giàu đã mua một thùng gạo tặng cho gia đình nghèo.
Gia đình nghèo biết ơn gia đình giàu, coi họ là ân nhân, nên sau đó đã sang cảm ơn. Khi biết nhà nghèo không còn hạt giống cho mùa sau, nhà giàu lại cho một bao thóc. Mang thóc về nhà, người nghèo nghĩ, "Chỗ gạo này có thể làm gì, ngoài việc ăn, đâu đủ làm hạt giống cho mùa sau. Gia đình kia rất giàu, lẽ ra nên cho nhiều hơn".
Lời này đến tai người giàu. Người giàu rất tức giận và nghĩ: "Mình đã cho anh ta lương thực một cách vô ích, anh ta không biết ơn mà còn đòi hỏi hơn, anh ta không phải là con người". Từ đó, hai gia đình coi nhau như kẻ thù.
Khi ta cho một người đói một bát cơm, người đó sẽ biết ơn ta. Tuy nhiên, nếu ta tiếp tục cho thêm cơm, người đó coi việc làm của ta là điều hiển nhiên. Một bát không đủ, hai bát không đủ, ba bốn bát anh ta vẫn không hài lòng.
Đây là điều ta thường gặp trong cuộc sống. Lần đầu tiên ta giúp đỡ một người, người đó sẽ cảm ơn ta. Lần thứ hai, lòng tốt của ta đã bị xem nhẹ. Sau nhiều lần anh ta sẽ nghĩ đây là điều ta nên làm cho họ, và họ có thể giận dỗi nếu không được giúp đỡ nữa.
Do đó, sự giúp đỡ cũng cần có giới hạn. Khi một người không biết suy nghĩ về tương lai đề nghị giúp đỡ, con không cần phải tử tế với họ.
Hoàng Anh (Nguồn: Oversea City)
Theo VNE
Đào tạo giảng viên nguồn về đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ Chương trình đào tạo giảng viên nguồn về đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ sẽ đồng hành cùng 40 giảng viên đến từ 16 trường đại học trên cả nước trong thời gian 6 tháng. Chương trình đào tạo đã thu hút được sự tập trung cao độ của các giảng viên. (Ảnh: PV/Vietnam ) Trong ba ngày, từ 24/4...