THPT Lý Tự Trọng được tuyển trở lại
Sở Giáo dục TP HCM vừa cho phép trường THPT Lý Tự Trọng (quận Tân Bình, TP HCM) được tiếp tục tuyển sinh vào lớp 10 với 540 chỉ tiêu.
Sở Giáo dục cho biết, trong đề án giải thể trường THPT Lý Tự Trọng, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng đã đề xuất cho trường được tiếp tục tuyển sinh lớp 10 năm học 2014-2015 và lộ trình giải thể cuốn chiếu bắt đầu từ năm học 2015-2016, khi đó trường sẽ không tuyển sinh lớp 10 nữa; đến năm học 2016-2017, Trường chỉ còn khối lớp 12. Như vậy đến tháng/2017, trường hoàn tất lộ trình giải thể.
Trước đó, ngày 12/4, UBND TP HCM đã có công văn về việc giải thể trường THPT Lý Tự Trọng (thuộc Trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng). Lộ trình giải thể trường sẽ bắt đầu từ năm 2014 đến 2017 theo hình thức cuốn chiếu.
Trường THPT Lý Tự Trọng. Ảnh: Nguyễn Loan.
Ngày 25/4, Sở Giáo dục TP HCM thông báo Trường THPT Lý Tự Trọng dừng tuyển sinh năm tới để thực hiện lộ trình giải thể, đồng thời chỉ đạo Trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng hướng dẫn xây dựng đề án, xác định lộ trình giải thể đến năm 2017.
Quyết định này đã khiến toàn bộ giáo viên và học sinh trường Lý Tự Trọng bất ngờ và bức xúc khi không được thông báo trước. Các giáo viên, công nhân viên nhà trường yêu cầu được tiếp tục tuyển sinh, đồng thời xây dựng một ngôi trường THPT Lý Tự Trọng mới tách ra riêng, không nằm trong khuôn viên Trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng nữa.
Video đang HOT
Bà Phạm Thị Thu Thảo – Phó hiệu trưởng THPT Lý Tự Trọng cho biết, học sinh TP HCM cũng đã hoàn tất việc nộp hồ sơ vào các trường THPT và đến ngày 25/5 sẽ chốt danh sách nên việc được tuyển sinh trở lại của trường THPT Lý Tự Trọng sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Theo VNE
Tâm thư xin giữ trường của học sinh THPT Lý Tự Trọng
"Thà đừng xây nên ngôi trường này, nếu đã xây thì phải nuôi dưỡng và giúp nó phát triển đến cùng", học sinh trường THPT Lý Tự Trọng viết thư gửi Sở Giáo dục TP HCM khi ngôi trường này bị giải thể.
Trong bức thư gửi lãnh đạo ngành giáo dục, Lê Diễm Hằng lớp 12A8 cho biết, dù đã sắp ra trường nhưng nghe tin trường giải thể nữ sinh này không thể cầm nổi nước mắt. "Ba năm không quá dài, nhưng đây chính là khoảng thời gian đẹp nhất, nhiều kỷ niệm nhất... Nếu nó bị giải thể, tuổi thơ của chúng em cũng sẽ bị đánh cắp", Hằng viết.
Chứng kiến cảnh thầy cô hoang mang, lo lắng học sinh của trường cũng không khỏi mủi lòng. "Ngôi trường của chúng em tuy không hoàn hảo như những ngôi trường cấp 3 khác, nhưng nó là tất cả. Ở đó, có những người thầy, người cô lặng lẽ từng ngày dạy dỗ và chắp cánh những ước mơ cho chúng em lớn khôn từng ngày. Ở đó, em có những buồn vui, giận hờn, thậm chí là những trò 'nhất quỷ nhì ma'...", Hằng viết và không quên cầu xin "các lãnh đạo ngành giáo dục" giữ lại ngôi trường này.
"Thà đừng xây nên ngôi trường này, nếu đã xây thì phải nuôi dưỡng và giúp nó phát triển đến cùng. Cũng như người mẹ, một khi đã sinh ra con mình thì dù nghèo khổ hay khó khăn đến đâu cũng không nên từ bỏ nó", Hằng so sánh.
Trong bức tâm thư của mình Hằng đã viết lên những vần thơ thể hiện sự tiếc nuối: "Chỉ mai này - một mai này thôi/ Ngôi trường nhỏ sẽ chẳng còn ai nữa/ Đường đến trường sẽ không còn bỡ ngỡ/ Một ngôi trường sẽ chẳng ai nhớ tên/ Bao lớp học trò từ nay lớn lên/ Những người khách trên chuyến đò lưu luyến/ Một lần qua sông sẽ chẳng thể quay về/ Vì bến có còn đâu? Biết về đâu?".
Nhiều giáo viên trường THPT Lý tự trọng đã khóc tức tưởi khi trường bị giải thể đột ngột. Ảnh: Nguyễn Loan.
Không nhận trường mình xuất sắc trong việc đào tạo, bức thư của Đặng Thị Kim Nga - đại diện tập thể lớp 12A5 (khóa 2011-2014) cho rằng cả thầy và trò của trường đã nỗ lực hết mình. Ngay cả bạn học sinh yếu nhất lớp cũng vượt qua kỳ thi tốt nghiệp một cách nhẹ nhàng và hơn 80% học sinh của lớp này đang theo học ở các trường ĐH, CĐ nên không thể nói chất lượng giảng dạy kém.
Nga cho biết, em trai cô cũng muốn thi vào trường này, nghe tin trường giải thể cậu bé đã rất buồn. Dù quận Tân Bình có một số trường khác nhưng trường công lập thì điểm đầu vào khá cao, còn trường tư thục thì học phí cao, đồng lương ít ỏi của cha mẹ Nga khó chu cấp đầy đủ cho hai chị em.
"THPT Lý Tự Trọng chính là ngôi nhà chung của cả lớp và thầy cô chính là người cha, người mẹ. Trường giải thể rồi chúng em làm sao có thể về thăm 'cha, mẹ' và gặp gỡ lại bạn bè", cựu học sinh này thổn thức.
Nữ sinh Nguyễn Đoàn Cẩm Giang đặt ngược lại câu hỏi với Sở Giáo dục rằng Sở đã đặt vị trí của mình vào những người thầy, người trò của trường để ra quyết định chưa. "Em tin chắc rằng các các thầy cô lãnh đạo từng là học sinh và hẳn sẽ biết thế nào là kỷ niệm tuổi học trò, vậy mà các thầy cô lại ra quyết định giải thể trường đúng vào lúc tất cả chúng em đang ôn thi", Giang viết.
Không chỉ học sinh, nhiều giáo viên cũng giữ hy vọng "cứu" được ngôi trường. Một vô giáo bày tỏ: "Ngỡ ngàng, tiếc nuối, lo lắng là tất cả những gì tôi cảm nhận được vào lúc này. Tôi không thể tin một ngôi trường đã tồn tại 16 năm qua lại bỗng dưng bị giải thể vì... thành lập không đúng quy định", giáo viên này băn khoăn.
"Dù không phải ngôi trường xuất sắc nhưng chúng em đã lớn lên và trưởng thành ở đây", một học sinh của trường viết.
Cô giáo không lý giải được tại sao "thành lập không đúng quy định" mà lại tồn tại suốt thời gian qua và Sở Giáo dục là đơn vị chủ trương thành lập.
"Chúng tôi - những đứa con bất đắc dĩ được sinh ra bởi những người làm cha làm mẹ vô trách nhiệm. Chúng tôi sống như kiểu ban ân huệ rồi đột nhiên được 'cha mẹ' phán "phải chết" vì sự tồn tại của con là không đúng quy định. Khai tử một ngôi trường dễ dàng đến vậy sao?", nữ giáo viên thẳng thắn.
Trường THPT Lý Tự Trọng trực thuộc trường Cao đẳng cùng tên. Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM đã trình UBND xin được giải thể trường với lý do trường không đảm bảo yêu cầu về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và quy chế hoạt động, đồng thời để phát triển trường Cao đẳng. Được sự đồng ý, ngày 25/4 Sở Giáo dục ký công văn gửi 24 quận, huyện về việc dừng tuyển sinh với trường THPT Lý Tự Trọng mà không thông báo trước với phía nhà trường.
Ngoài 1.600 học sinh đang theo học, trường có 70 giáo viên và nhân viên. Trước quyết định đột ngột của Sở Giáo dục, tất cả giáo viên của trường rơi vào tình trạng hoang mang vì không biết đi về đâu sau khi trường giải thể.
Theo VNE
Tổng Thống Hàn Quốc rơi lệ, xin lỗi nhân dân về vụ chìm phà Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã rơi lệ khi xin lỗi nhân dân và nhận trách nhiệm về vụ chìm phà, vốn làm khoảng 300 người thiệt mạng và mất tích, trong bài phát biểu gây chú ý vào hôm nay 19/5. Vụ chìm phà Sewol đã khiến hơn 300 người chết và mất tích Bà Park Geun-hye cũng tuyên bố giải...