Thông xe kỷ thuật tuyến Lộ Tẻ – Rạch Sỏi
Được sự chấp thuận của Bộ GTVT, tuyến Lộ Tẻ – Rạch Sỏi sẽ được quản lý khai thác theo tiêu chuẩn như đường cao tốc.
Sau hơn bốn năm thi công, ngày 15-10, dự án xây dựng tuyến đường Lộ Tẻ – Rạch Sỏi đi qua địa phận TP Cần Thơ và tỉnh Kiên Giang chính thức được thông xe kỹ thuật.
Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cùng đại diện một số cơ quan, ban ngành dự lễ thông xe.
Trục giao thông kết nối liên vùng
Ông Trần Văn Thi, Tổng giám đốc Tổng Công ty Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long (Tổng Công ty Cửu Long), cho biết đây là tuyến đường huyết mạch, có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội và kết nối giao thông khu vực ĐBSCL. Sau khi dự án này hoàn thành, cùng với các dự án kết nối trung tâm ĐBSCL khác sẽ tạo thành trục dọc nối thông khu vực kinh tế trọng điểm Tây Nam bộ.
Ông Đỗ Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, vui mừng bởi sau hơn bốn năm thi công, đến nay dự án đã cơ bản hoàn thành.
Theo ông Bình, tuyến giao thông mới này sẽ kết nối với các trục cao tốc quan trọng phía nam như Trung Lương – Mỹ Thuận, Mỹ An – Cao Lãnh – Vàm Cống – Rạch Sỏi về phía tây nam của Tổ quốc. Trong tương lai, tuyến sẽ kết nối với tuyến cao tốc Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu (xuống Trần Đề – trung tâm logictics của Đồng Tháp và ĐBSCL).
“Tuyến Lộ Tẻ – Rạch Sỏi đi vào hoạt động sẽ tạo thành trục vận tải quan trọng liên kết các trung tâm kinh tế quan trọng, rút ngắn khoảng cách, giảm thời gian di chuyển từ tỉnh Kiên Giang đi TP.HCM và các tỉnh trong khu vực” – ông Bình đánh giá.
Video đang HOT
Theo đó, ông Bình mong muốn chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện các công việc còn lại của dự án, đặc biệt ưu tiên thực hiện ngay hạng mục về bảo đảm an toàn giao thông nhằm phục vụ khai thác tuyến được hiệu quả.
Tuyến đường Lộ Tẻ – Rạch Sỏi (nối TP Cần Thơ và tỉnh Kiên Giang) chính thức được thông xe kỹ thuật. Ảnh: ĐÀO TRANG
Cải thiện đời sống nhân dân
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cho rằng tuyến Lộ Tẻ – Rạch Sỏi là một tuyến mới, góp phần cải thiện đời sống nhân dân và giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông ở miền Tây.
Khu vực ĐBSCL có vai trò quan trọng trong việc phát triển đất nước, đây cũng là vựa lúa lớn nhất cả nước, góp phần đảm bảo nguồn lương thực… Do đó, để phát triển kinh tế thì hệ thống hạ tầng cần được đầu tư đồng bộ. Nay dự án Lộ Tẻ – Rạch Sỏi đã đủ điều kiện thông xe kỹ thuật, góp phần cải thiện mạng lưới giao thông, tạo thành tuyến trục thứ hai song song với quốc lộ 11 trong khu vực ĐBSCL.
“Tôi yêu cầu các đơn vị tuân thủ đúng các quy định pháp luật, đưa dự án về đúng tiến độ. Yêu cầu các đơn vị phối hợp với Bộ GTVT để giải quyết vướng mắc về hạ tầng kỹ thuật” – Phó Thủ tướng chỉ đạo.
Đại diện liên doanh Lotte – Halla – Hanshin (nhà thầu thi công gói CW1) và Kumho – Huyndai (nhà thầu CW2) cho biết: Đơn vị đang nỗ lực cùng các nhà thầu phụ triển khai để dự án hoàn thành và đạt chất lượng trong 53 tháng thi công.
Hàng loạt công trình giao thông lớn của Hà Nội đã kịp về đích
Đây là niềm vui, đồng thời cũng là động lực để Thủ đô tiếp tục vươn lên mạnh mẽ, trở thành một đại đô thị văn minh, hiện đại, giàu đẹp.
Kỷ niệm 66 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2020), hàng loạt công trình giao thông lớn, có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa của Hà Nội đã kịp về đích.
Mở nút thắt đường Trường Chinh
Dự án xây dựng đường Vành đai 2, đoạn Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở đã được cơ quan chức năng của Hà Nội nghiên cứu từ năm 2012. Tuy nhiên, do nhiều vướng mắc khó khăn, đặc biệt là về nguồn vốn đầu tư và công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), đến tháng 4/2018, dự án mới chính thức được khởi công.
Giám đốc dự án (của Liên danh nhà thầu Trung Nam E&C - Trung Chỉnh) Trần Văn Giầu cho biết: "Quá trình thực hiện, nhà đầu tư đã thuê hẳn một đơn vị đánh giá độc lập, song hành với tư vấn giám sát để thẩm định. Có thể nói chất lượng thi công đã vượt qua những bước kiểm duyệt vô cùng ngặt nghèo để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và an toàn". Ông Giầu cũng cho hay, quá trình thi công dự án gặp rất nhiều khó khăn về mặt bằng và giao thông, do địa hình chật hẹp, lại nằm trên trục đường có lưu lượng giao thông rất lớn. Tuy nhiên, sau hơn 2 năm thi công, các công tác liên quan đến an toàn đã được bảo đảm tuyệt đối.
Khai thông bế tắc cửa ngõ phía Nam
Vành đai 3 từ lâu đã là một trong những tuyến giao thông trọng yếu nhất của Hà Nội với cả hai hướng lưu thông trên cao, dưới thấp. Tuy nhiên, tại cửa ngõ phía Nam Thủ đô, do Vành đai 3 chưa được hoàn thiện, đoạn tại khu vực hồ Linh Đàm đã hình thành một điểm nghẽn trong nhiều năm.
Đến nay hai cầu đi thấp qua hồ Linh Đàm đã cơ bản được hợp long; nhánh kết nối với đường trên cao đã thành hình. Các đơn vị thi công đang gấp rút hoàn thiện hạng mục đường dẫn; nút giao với đường Nguyễn Xiển; hạng mục bổ sung đường dành cho xe máy... UBND quận Hoàng Mai cũng đã kiến nghị TP cho xén dải phân cách, mở rộng đường Hoàng Liệt để đồng bộ năng lực lưu thông tuyến Vành đai 3 dưới thấp, đoạn từ Giải Phóng - Cầu Dậu.
Đại diện Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP Hà Nội cho biết, dù gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid-19 nhưng Ban và các đơn vị liên quan đã quyết tâm nỗ lực, đưa dự án vào sử dụng đúng dịp Lễ kỷ niệm 10/10.
Hoàn chỉnh kết cấu Vành đai 3
Dự án cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long có tổng mức đầu tư 5.343 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn vay ODA của Nhật Bản và vốn đối ứng trong nước. Công trình có tổng chiều dài 5,367km, trong đó chiều dài cầu cạn 4,831km, gồm phần kết cấu nhịp dầm Super-T 4.426,6m và phần kết cấu nhịp dầm thép 404,4m. Dự án được xây dựng với quy mô bốn làn xe theo tiêu chuẩn cao tốc, mỗi làn xe rộng 3,75m; hai làn dừng khẩn cấp, hai dải an toàn bên trong, dải phân cách giữa... bảo đảm cho xe chạy với vận tốc 100km/giờ.
Đến nay, hai gói thầu xây lắp của dự án đang được nhà thầu gấp rút hoàn thiện, phấn đấu hoàn thành vào tháng 9/2020 và tổ chức thông xe đúng vào dịp Lễ kỷ niệm 10/10. Trước đó, Dự án Vành đai 3 dưới thấp Mai Dịch - Nam Thăng Long đã được Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông Hà Nội hoàn thành, đưa vào sử dụng từ tháng 10/2019.
Kết nối các khu du lịch, văn hóa phía Tây
Dự án cải tạo, nâng cấp đường Tản Lĩnh - Yên Bài, đoạn từ Km2 400 đến Km10 500, nối từ Đại lộ Thăng Long đến Tỉnh lộ 414, nằm trên địa bàn huyện Ba Vì và Thị xã Sơn Tây. Dự án có tổng chiều dài trên 8km; mặt cắt ngang nền đường 12m; đáp ứng tốc độ lưu thông 60km/giờ cho các phương tiện.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Hùng nhận định, đây là một trong những dự án trọng điểm về giao thông của Hà Nội. Việc cải tạo, nâng cấp đường Tản Lĩnh - Yên Bài có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần tăng cường năng lực giao thông cho khu vực phía Tây Thủ đô, tạo điều kiện kết nối trung tâm TP Hà Nội với các khu văn hóa, du lịch thuộc huyện Ba Vì như: Rừng quốc gia Ba Vì; Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam; Khu di tích khu di tích K9 và các danh lam thắng cảnh trong khu vực. Dù khối lượng xây lắp và giải phóng mặt bằng rất lớn, nhưng với nỗ lực của Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP và các địa phương: Ba Vì, Sơn Tây, dự án đã kịp về đích trong dịp Lễ kỷ niệm Ngày giải phóng Thủ đô 10/10 này.
Phó Thủ tướng chỉ đạo các đơn vị vào cuộc vụ tai nạn tại cầu sông Giăng làm 5 người tử vong Phó Thủ tướng đã chuyển lời thăm hỏi, chia buồn đến gia đình các nạn nhân; đồng thời yêu cầu các cơ quan chức năng khảo sát, đánh giá, phân tích nguyên nhân vụ tai nạn giao thông đặc nghiêm trọng này. Sáng nay (5/10), Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông...