Thông tư chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ ban hành vào tháng 10
Thông tư về chương trình, SGK phổ thông mới sẽ được ban hành vào tháng 10. Sau đó, các tổ chức, cá nhân sẽ được đăng ký biên soạn SGK.
Phụ huynh chọn mua sách giáo khoa
Ngày 29.9, nói về thời gian thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, ông Nguyễn Viết Lộc, Chánh Văn phòng Bộ GD-ĐT, cho biết vào tháng 10, Bộ sẽ ban hành Thông tư về chương trình giáo dục phổ thông mới. Sau khi chương trình được ban hành, Bộ GD-ĐT sẽ tập trung biên soạn một bộ sách SGK làm sao cho công khai, minh bạch. Bộ cũng tổ chức thẩm định SGK bao gồm sách do Bộ biên soạn cũng như các tổ chức, cá nhân biên soạn. Sau đó là hướng dẫn biên soạn tài liệu giáo dục địa phương, phê duyệt cho phép sử dụng SGK.
Tuy nhiên, về thời gian áp dụng, ông Lộc cho biết sau khi ban hành Thông tư, Bộ sẽ báo cáo Thủ tướng để có lộ trình áp dụng sao cho phù hợp và mang tính khả thi. Chúng ta vẫn phải đảm bảo thời hạn Quốc hội cho phép áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới theo Nghị quyết 51 (chậm nhất đến năm 2020 – 2021).
Giải thích về tiến độ công việc, ngày 28.9, ông Nguyễn Xuân Thành, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD-ĐT, cũng cho biết Ban biên soạn chương trình phổ thông mới đã hoàn thành công việc. Hội đồng Quốc gia cũng đã thẩm định xoay vòng và thông qua. Bước tiếp theo sẽ là chuyển sang giai đoạn làm Thông tư ban hành chương trình. Sau khi ban hành chương trình xong, sẽ có hướng dẫn biên soạn SGK. Sau đó sẽ có các đơn vị, tổ chức, cá nhân đăng ký biên soạn cùng với Bộ. Tiếp theo nữa sẽ có “Thông tư lựa chọn SGK trong các cơ sở giáo dục phổ thông” theo hướng vì quyền lợi của người học.
Ông Thành cũng cho biết sau khi Bộ trưởng ký ban hành Thông tư chương trình, các tổ chức, cá nhân có thể đăng ký tham gia biên soạn SGK ngay. Cho đến hiện tại chưa có đăng ký chính thức tham gia biên soạn SGK.
Theo thanhnien.vn
Những đổi mới quan trọng chuẩn bị triển khai chương trình, SGK mới
Thực hiện sự chỉ đạo, hướng dẫn hằng năm của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Phú Thọ đã và đang đẩy mạnh công tác chuẩn bị các điều kiện thực hiện Chương trình giáo dục, sách giáo khoa (SGK) phổ thông mới; đặc biệt là đổi mới công tác quản lí, đổi mới hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá nhằm chuyển dần từ chủ yếu trang bị kiến thức, kỹ năng sang phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.
ảnh minh họa
Những đổi mới quan trọng
Video đang HOT
Ông Nguyễn Minh Tường - Giám đốc Sở GD&ĐT Phú Thọ - với báo Giáo dục và Thời đại: Hiện nay các trường phổ thông được giao quyền chủ động trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường để phù hợp với điều kiện thực tiễn của đơn vị. Sở GD&ĐT Phú Thọ đã chủ động rà soát, kiểm tra việc xây dựng chương trình nhà trường đối với các trường THPT; thành lập đội ngũ giáo viên cốt cán trao đổi, tư vấn và trực tiếp giảng dạy các chuyên đề khó tại các đợt sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường...
Nội dung dạy học cũng được giáo viên chủ động điều chỉnh, sắp xếp, cấu trúc lại cho phù hợp: Cập nhật bổ sung những kiến thức, thông tin mới thay cho những kiến thức, thông tin cũ, lạc hậu..; loại bỏ những nội dung kiến thức bị trùng lặp giữa các lớp, các môn khác nhau; tinh giản những nội dung khó, hàn lâm vượt quá yêu cầu về chuẩn kiến thức kỹ năng; tích hợp các kiến thức liên môn; gắn nội dung dạy học trong SGK với các vấn đề thực tiễn;...
Giáo viên được khuyến khích cấu trúc lại các bài học, tiết học thành các chủ đề dạy học (đơn môn hoặc liên môn) để có điều kiện sử dụng các hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực, nhằm thực hiện mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất học sinh.
Bên cạnh đó, hình thức, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá được đổi mới tích cực, mạnh mẽ: Học sinh không chỉ học ở trên lớp, phòng thí nghiệm mà còn được học ở thực địa (khu di tích, bảo tàng, nhà máy, xưởng sản xuất, vườn cây,... ), học qua các video, học trực tuyến qua mạng Internet, học qua các dự án học tập....
Nhiều phương pháp dạy học tích cực được giáo viên triển khai như Dạy học dự án, Dạy học Giải quyết vấn đề, Dạy học hợp đồng,...Kiểm tra đánh giá học sinh không chỉ qua các bài kiểm tra miệng, kiểm tra viết mà qua các sản phẩm học tập như: Bài thuyết trình, bài viết, video, tranh vẽ, dự án,...Đặc biệt việc kiểm tra đánh giá quá trình đã được coi trọng, áp dụng vì sự tiến bộ của học sinh và góp phần thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học.
Sở GD&ĐT Phú Thọ cũng rất quyết liệt chỉ đạo đổi mới công tác sinh hoạt chuyên môn (Tập trung chủ yếu vào sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, tăng cường sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường, ...), công tác bồi dưỡng năng lực giáo viên (cả về kiến thức chuyên môn, năng lực xây dựng chương trình, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá,..) nhằm đáp ứng khả năng thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.
Cô trò Trường THCS Văn Lang (Phú Thọ)
Sẵn sàng chuẩn bị thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới
Trong quá trình Bộ GD&ĐT xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) tổng thể, Sở GD&ĐT Phú Thọ luôn là đơn vị tích cực tham gia nghiên cứu, thảo luận và đóng góp ý kiến về Dự thảo Chương trình bằng các việc làm cụ thể.
Theo của ông Nguyễn Minh Tường, ngay sau khi Bộ công bố Dự thảo chương trình GDPT tổng thể, Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các trường THPT, các phòng GD&ĐT tổ chức cho cán bộ quản lí, giáo viên tìm hiểu nghiên cứu, thảo luận và có ý kiến bằng văn bản về Sở để tổng hợp.
Ngày 10/5/2017, Sở GD&ĐT tổ chức Hội nghị có sự tham gia của lãnh đạo Sở, lãnh đạo, chuyên viên các phòng chuyên môn thuộc Sở, lãnh đạo phòng GD&ĐT, Hiệu trưởng các trường THPT, các cán bộ quản lí, nhà giáo lão thành... để thảo luận, xin ý kiến đóng về Dự thảo Chương trình.
Trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp ý kiến đóng góp của các cán bộ quản lí, nhà giáo tại các Hội nghị, Hội thảo, ý kiến từ các cơ sở giáo dục phổ thông, Sở GD&ĐT đã có VB số 614/SGD&ĐT-GDTrH ngày 12/5/2017 về góp ý Dự thảo chương trình GDPT tổng thể gửi cho Ban soạn thảo chương trình của Bộ GD&ĐT.
Bên cạnh đó, Phú Thọ tham gia đầy đủ các Hội thảo, Hội nghị tập huấn do Bộ GD&ĐT tổ chức về xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Tại các diễn đàn đó các cán bộ quản lí, giáo viên của tỉnh đã rất tích cực thảo luận, ý kiến và góp ý trực tiếp với Ban soạn thảo Chương trình và Bộ GD&ĐT.
Các ý kiến của Phú Thọ luôn nhận được sự ủng hộ nhất trí của các tỉnh, thành tham gia, sự trân trọng, ghi nhận của Ban tổ chức. Nhiều ý kiến đóng góp (về nội dung, thời lượng, tiến độ thực hiện,...) của Phú Thọ đã góp phần hoàn thiện Chương trình tổng thể như hiện nay đã ban hành chính thức.
Về công tác tham gia biên soạn SGK mới, Sở GD&ĐT đã lựa chọn, giới thiệu các giáo viên cốt cán theo yêu cầu của Bộ. Nhiều giáo viên THCS, THPT đã được Bộ tin tưởng mời tham gia thẩm định, góp ý về SGK mới.
"Có thể nói, Sở GD&ĐT Phú Thọ đã có những đóng góp tích cực trong quá trình xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và biên soạn SGK mới. Điều đó thể hiện sự quan tâm, trách nhiệm và sẵn sàng chuẩn bị thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới của đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên tỉnh Phú Thọ" - ông Nguyễn Minh Tường cho hay.
Giờ Chào cờ tại Trường tiểu học Thọ Sơn (Phú Thọ)
Chuẩn bị biên soạn nội dung giáo dục địa phương
Theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới, nội dung giáo dục địa phương là những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp,... của địa phương bổ sung cho nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất trong cả nước, nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần giải quyết những vấn đề của quê hương.
Ở Tiểu học, nội dung giáo dục của địa phương được tích hợp với Hoạt động trải nghiệm. Ở trung học cơ sở, trung học phổ thông, nội dung giáo dục của địa phương được tổ chức dưới hình thức các chuyên đề.
Theo Giám đốc Sở GD&ĐT Phú Thọ, hiện tại, Sở GD&ĐT đang xây dựng Kế hoạch để báo cáo UBND tỉnh thành lập Ban soạn thảo và biên soạn chương trình giáo dục địa phương khi có hướng dẫn cụ thể của Bộ GD&ĐT.
Trong thời gian tới Sở sẽ chọn cử cán bộ, giáo viên tham gia vào các lớp tập huấn của Bộ về phương pháp, kỹ thuật xây dựng chương trình; phối hợp với Ban tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Văn hóa thể thao và Du lịch và các sở ngành liên quan để chuẩn bị các điều kiện thực hiện sớm và kịp thời việc xây dựng, biên soạn, viết tài liệu giảng dạy, thẩm định nội dung đảm bảo phù hợp, góp phần phát triển nguồn nhân lực đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội... của tỉnh.
Trong đó, dự kiến tập trung vào những vấn đề cơ bản của Lịch sử, Địa lí, Kinh tế, Văn hóa xã hội, Hướng nghiệp,... của Phú Thọ - Đất Tổ cội nguồn dân tộc. Sau đó sẽ báo cáo để Bộ GD&ĐT phê duyệt theo quy định.
Đẩy mạnh truyền thông đổi mới chương trình, SGK
Xác định truyền thông là nhiệm vụ quan trọng góp phần vào thành công khi triển khai chương trình, SGK mới, ông Nguyễn Minh Tường cho rằng, cần xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch truyền thông trước hết tập trung vào đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục, nhằm tăng cường hiểu biết về mục tiêu, yêu cầu, nội dung, nhiệm vụ, giải pháp, lộ trình và điều kiện thực hiện đổi mới chương trình, SGK;
Phân biệt rõ đổi mới chương trình, SGK lần này và các lần trước đó và chỉ ra khả năng dẫn đến kết quả tốt hơn; biểu dương kịp thời gương người tốt, việc tốt trong các hoạt động đổi mới chương trình, SGK. Đồng thời, tạo sự tin tưởng, lạc quan, đồng thuận trong nhân dân và toàn xã hội đồng thời phát huy hiệu quả đóng góp của xã hội cho công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông.
Với ngành Giáo dục Phú Thọ, công tác truyền thông thực hiện đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông bám sát Kế hoạch truyền thông của Bộ GD&ĐT và tập trung vào một số chủ đề sau:
Hoàn thiện, ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới; biên soạn SGK theo chương trình giáo dục phổ thông mới, quá trình tổ chức xây dựng, thẩm định tài liệu giáo dục của các địa phương; chuẩn bị các điều kiện về đội ngũ giáo viên và CBQL giáo dục;
Chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất; điều chỉnh nội dung dạy học chương trình hiện hành từ đó tạo thuận lợi cho học sinh và giáo viên khi chuyển sang thực hiện chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới; triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới
Để thực hiện tốt nhiệm vụ truyền thông, giải pháp được Giám đốc Sở GD&ĐT Phú Thọ đưa ra là: Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ GD&ĐT để triển khai các nhiệm vụ truyền thông về đổi mới chương trình, SGK. Tham gia và tổ chức các lớp tập huấn về truyền thông đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông.
Đồng thời, chủ động cung cấp thông tin cho phóng viên báo chí trung ương và địa phương để ghi nhận quá trình triển khai chương trình, SGK giáo dục phổ thông mới tại cơ sở. Mở rộng truyền thông nội bộ thông qua xây dựng chuyên mục về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông.
Kiến nghị với Chính phủ
"Để tháo gỡ khó khăn cho địa phương trong việc thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập thì Chính phủ cần có chỉ đạo cụ thể về thực hiện hai nghị quyết này đối với ngành giáo dục là ngành đặc thù.
Để có sự thống nhất, đồng bộ, đồng tốc thì đề nghị Chính phủ cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan, các địa phương bảo đảm các nguồn lực cần thiết nhằm chuẩn bị tốt nhất việc triển khai Nghị quyết 88 theo đúng tiến trình mới được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số: 51/2017/QH14 ngày 21/11/2017 điều chỉnh lộ trình thực hiện chương trình, SGK giáo dục phổ thông mới".
Ông Nguyễn Minh Tường
Theo Giaoducthoidai.vn
Sách giáo khoa: Độc quyền khép kín! Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa tổ chức biên soạn vừa tổ chức thẩm định, phê duyệt, chỉ đạo xuất bản, in và phát hành SGK đã tạo ra thế độc quyền khép kín trong tất cả các khâu Ngày 25-9, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã họp phiên toàn...