Thông tư 26 ‘cởi trói’ cho học sinh và giáo viên
Những quy định từ Thông tư 26 sẽ thay đổi phương pháp, cách học của học sinh, từ đó giúp các em phát triển năng lực, phẩm chất qua các hoạt động trải nghiệm, dự án, làm việc nhóm.
Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư 26 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh (HS) THCS và HS THPT ban hành kèm theo Thông tư 58 của bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Theo đó, việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua hỏi đáp, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập.
Kiểm tra, đánh giá định kỳ, gồm kiểm tra giữa kỳ và kiểm tra, đánh giá cuối kỳ, được thực hiện thông qua bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính), bài thực hành, dự án học tập.
Đ ánh giá qua thuyết trình, làm dự án
“Việc đa dạng hình thức đánh giá phù hợp với tình hình giáo dục hiện nay. Phương pháp đổi mới giáo dục là đánh giá về năng lực của HS. Do đó, nếu chỉ kiểm tra đơn thuần theo phương pháp truyền thống trên giấy thì không thể hiện đầy đủ trình độ của các em” – thầy Phan Thành Vinh, giáo viên (GV) Trường THCS Phan Tây Hồ, quận Gò Vấp, nói.
Đối với môn tiếng Anh, ngoài việc kiểm tra bằng giấy, trên lớp thầy cũng thường phân công cho HS thuyết trình về các chủ đề liên quan đến bài học trong sách. Việc kiểm tra trên giấy chỉ kiểm tra được từ vựng, kỹ năng viết của các em. Thế nhưng qua thuyết trình, GV sẽ biết được kỹ năng nghe, nói của từng em. Tất cả hoạt động này đều được lấy điểm.
Cùng quan điểm, cô Nguyễn Thị Liên Châu, GV Trường THCS Tùng Thiện Vương, quận 8, cho rằng đối với môn hóa, ngoài việc kiểm tra giấy cô cũng thường cho HS thực hành theo nhóm để lấy điểm. Việc làm này sẽ khiến các em nhớ bài rất lâu và rèn luyện được ý thức làm việc tập thể.
“Điều này sẽ giảm được việc GV phải chấm bài giấy do số lượng bài kiểm tra giảm. Hơn nữa, HS được đánh giá bằng nhiều cách, có cơ hội lấy điểm tốt hơn và thể hiện được năng lực của bản thân” – cô Liên Châu bày tỏ.
Cô Võ Thị Kim Hiệp, GV Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, quận 1, khẳng định: “Thông tư 26 đã “cởi trói” cho HS và GV. Nó cho thấy sự đồng bộ giữa việc đổi mới phương pháp dạy học với kiểm tra, đánh giá. Tùy theo khối lớp, GV sẽ có cách đánh giá phù hợp tùy theo môn học như thuyết trình, làm dự án, sản phẩm. Điều này sẽ giúp HS có nhiều cơ hội trải nghiệm và sáng tạo, đồng thời GV cũng năng động, cũng có góc nhìn và cách đánh giá đa chiều về HS hơn.
Học sinh Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa trong một tiết học môn địa lý. Ảnh: KIM HIỆP
Video đang HOT
Giáo viên, học sinh phải đổi mới
Muốn đa dạng hóa hình thức đánh giá, theo thầy Vinh, trước hết GV cần phải đổi mới phương pháp dạy và hình thức tổ chức lớp học. Từ đó, GV mới có thể suy nghĩ nhiều hình thức khác nhau để đánh giá HS. Ví dụ như thay vì kiểm tra giấy, GV có thể tổ chức các trò chơi liên quan đến bài học, từ đó đánh giá năng lực của mỗi em. HS cần phải chủ động nhiều hơn trong học tập. Chỉ có như vậy các em mới có thể bắt nhịp với các hình thức kiểm tra mới từ GV.
Trong khi đó, cô Kim Hiệp cho rằng muốn thực hiện được điều này cần có một lộ trình. Nếu GV muốn đánh giá HS thông qua những hình thức mới thay cho bài kiểm tra giấy như tìm tài liệu bổ trợ, bài tính tích hợp thì trong quá trình dạy GV cần phải cho các em làm quen để có sự trải nghiệm và thích nghi. Nếu HS thích ứng với phương pháp học tập nào thì GV đánh giá theo phương pháp đó.
Ông Nguyễn Xuân Đắc, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Gia Thiều, quận Tân Bình, cho hay hiện nhà trường đã thông báo cho HS và phụ huynh nắm rõ sự thay đổi trong cách kiểm tra, đánh giá.
“Thực tế, trước khi có Thông tư 26, TP.HCM đã đổi mới kiểm tra, đánh giá theo từng bộ môn, linh động giao cho GV xây dựng chương trình dạy học theo chủ đề, dự án. Từ đó sẽ đánh giá HS qua dự án hoặc thuyết trình tùy theo nội dung.
Với Thông tư 26 đã quy định cụ thể hơn, có cơ sở chính xác cũng như hành lang pháp lý để thực hiện. Việc đa dạng trong hình thức đánh giá đòi hỏi GV, HS và ban giám hiệu nhà trường phải thay đổi. Khi thay đổi cách kiểm tra, đánh giá, HS sẽ không còn phải học theo kiểu nhồi nhét, học thuộc lòng. Nhưng bù lại, cha mẹ và HS phải thay đổi cách học để có thể bắt kịp và thích nghi với hình thức mới” – hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Gia Thiều khẳng định.
Tuy nhiên, thầy Đỗ Duy Nam, GV địa lý Trường THCS Phú Thọ, quận 11, cho hay việc đánh giá HS qua hoạt động tập thể cũng gặp khó vì trình độ HS và mức độ chăm chỉ của từng HS khác nhau.
“Tôi đang hướng dẫn HS thực hiện dự án tìm hiểu di sản Việt Nam, thế nhưng có nhóm đã bắt đầu thực hiện, có nhóm vẫn chưa. Trong nhóm thực hiện, có em tham gia, có em không làm gì. Vì thế, GV phải theo sát mới có thể đánh giá được một cách công bằng và khách quan nhất” – thầy Nam chia sẻ thêm.
Học sinh giỏi chỉ cần một trong ba môn 8 điểm
Loại giỏi, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Điểm trung bình các môn học từ 8 điểm trở lên, trong đó điểm trung bình của một trong ba môn toán, ngữ văn, ngoại ngữ từ 8 trở lên; riêng đối với HS lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 8 trở lên;
b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5;
c) Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
Tương tự, việc xếp loại khá, trung bình, điểm trung bình vẫn theo thông tư cũ nhưng Thông tư 26 đã nới rộng hơn khi đưa thêm môn ngoại ngữ và chỉ cần một trong ba môn đạt chuẩn là đạt.
Giáo viên "thời đại số" cần giỏi tiếng Anh và công nghệ
Để trở thành một nhà giáo sáng tạo thì người thầy sẽ phải tìm kiếm, thay đổi, lan tỏa những ý tưởng, kiến thức cho đồng nghiệp và học sinh. Tiếng Anh và công nghệ chính là hành trang người giáo viên.
"Ngày hội Giáo viên Sáng tạo - Witeach" đã trở thành một sân chơi lớn dành cho giáo viên Wellspring đam mê đổi mới và cập nhật quan điểm, phương pháp dạy học hiện đại và tích cực.
"Giáo dục trong thời đại số"
Cô Nguyễn Thị Huyền, trường Phổ thông song ngữ liên cấp Wellspring - Giải Nhất hạng mục "Giáo dục khai phóng" với dự án Dream Hospital chia sẻ: "Việc dạy - học không chỉ bó hẹp trong những kiến thức chuyên môn, mà quan trọng hơn là học sinh biết những kiến thức đó ứng dụng ra sao và giúp gì trong việc các con giải quyết hoặc phân tích một vấn đề phức tạp trong cuộc sống".
Giáo viên hạnh phúc thì học sinh mới hạnh phúc, vui vẻ khi tới trường
Trong quá trình dạy học thông qua dự án Dream Hospital, cô Huyền luôn quan tâm tới việc liên kết các kiến thức môn Sinh học để khơi gợi và khuyến khích học sinh tìm ra những vấn đề mới hoặc những giải pháp cho các vấn đề đang đặt ra.
Hóa thân thành các bác sĩ, y tá, kỹ thuật viên, học sinh không còn ở tâm thế của người nhận kiến thức mà thể hiện sự chủ động trong việc học cũng như sử dụng công cụ để tìm kiếm thông tin, trình bày kiến thức sáng tạo bằng infographics trên các công cụ hỗ trợ như Canva, Powerpoint.
Trong quá trình thực hiện, học sinh sẽ dùng công nghệ để kết nối, giao tiếp và hỗ trợ nhau cùng thực hiện nhiệm vụ, đồng thời học sinh rèn luyện được các kỹ năng mềm như hợp tác, giao tiếp, tư duy phản biện, tư duy độc lập và làm việc nhóm...
Sự sáng tạo của cô Huyền đã được ghi nhận tại "Ngày hội Giáo viên Sáng tạo - Witeach 2020 với chủ đề "Giáo dục trong thời đại số".
Giáo viên cần giỏi tiếng Anh và công nghệ
Là người "cầm cân nảy mực" trong các cuộc thi "Giáo viên sáng tạo" từ năm 2012 đến nay, PGS.TS Nguyễn Thúy Hồng - Nguyên Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ Quản lý giáo dục Bộ Giáo dục & Đào tạo cho rằng, một giáo viên sáng tạo cần có đam mê với "sự nghiệp trồng người", kiến thức sư phạm, kỹ năng nghề nghiệp.
Trong đó, PGS.TS Nguyễn Thúy Hồng nhấn mạnh kỹ năng tiếng Anh và công nghệ, bởi cơ hội tham gia vào Microsoft Education đang mở ra với giáo viên Việt Nam, nếu thầy cô có vốn tiếng Anh và sử dụng công nghệ thành thạo có thể dẫn dắt học sinh mình tiếp cận kho tri thức phong phú mà Microsoft đã tổng hợp.
Một ví dụ khác, ngay trong đại dịch Covid-19 vừa qua, giáo viên và học sinh đã ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác dạy - học. Phương pháp blended learning (giảng dạy online, kết hợp offline) đang trở thành xu hướng chung của thế giới mà đi đầu là các trường Đại học danh tiếng như Harvard, MIT...
Dẫu còn mới mẻ tại Việt Nam, song blended learning đang khuyến khích học sinh về khả năng nghiên cứu, chủ động trao đổi với thầy cô bè bạn, mở rộng cơ hội đối thoại với giáo viên, thậm chí là đối thoại trực tuyến với các chuyên gia nước ngoài.
PGS.TS Nguyễn Thúy Hồng
Đồng quan điểm với cô Thúy Hồng, cô Nguyễn Hồng Minh - Quản lý Chương trình giáo dục Microsoft Việt Nam nhấn mạnh, công nghệ đang ngày càng phát triển, vì thế giáo viên phải nắm vững chuyên môn sư phạm của mình để làm chủ công nghệ, để đưa công nghệ vào các hoạt động giáo dục một cách sáng tạo và hiệu quả.
Hãy thử đặt câu hỏi: Blended learning có phải là chìa khóa, mở các "khía cạnh mềm" trong chương trình đào tạo hằng ngày bị giới hạn bởi không gian và thời gian, khi thầy cô còn ý tưởng chưa làm được, hoặc chưa nghĩ đến những cách giáo dục học sinh gần gũi hơn?
Chắc chắn các thầy cô khi tiếp cận với điều mới mẻ, thử nghiệm phương pháp dạy hiện đại thì các thầy cô sẽ có động lực hơn đối với công việc của mình, sẽ không thấy nhàm chán, thêm yêu chặng đường giáo dục.
Câu chuyện giáo dục: Cần truyền cảm hứng học tập trong giờ chào cờ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh (HS) tích cực không chỉ thể hiện trong mỗi giờ học, giờ chơi mà có ngay từ giờ mở đầu cho một ngày mới, tuần mới - giờ chào cờ. Một phiên tòa giả định trong tiết sinh hoạt dưới cờ - NGỌC TUẤN Giờ chào cờ vô cùng quan trọng vì đây là lúc...