Thông tin sách giáo khoa hai miền Nam, Bắc do hiểu nhầm?
Lãnh đạo Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam khẳng định, không tồn tại hai bộ sách giáo khoa cho hai miền Nam, Bắc và đã có sự hiểu nhầm về việc này.
Chiều 15/2, trong thông cáo báo chí, TS Nguyễn Văn Tùng – Phó tổng biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam hồi đáp cụ thể về thông tin năm 2016 sẽ tiến hành bộ sách giáo khoa hai miền Nam, Bắc, gây xôn xao dư luận.
Lãnh đạo Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam khẳng định, không hề cung cấp thông tin về việc sẽ biên soạn hai bộ sách cho hai miền Bắc – Nam.
Chương trình đổi mới sách giáo khoa sẽ được thực hiện vào năm 2018. Ảnh:Vietnamnet.
Tuy nhiên, tài liệu của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tại Hội nghị tổng kết cuối năm 2015 lại có đoạn: “Chuẩn bị tốt mọi điều kiện để sẵn sàng tổ chức biên soạn đồng thời hai bộ sách giáo khoa miền Bắc và miền Nam. Phối hợp chặt chẽ với Sở GD&ĐT TP HCM trong việc tổ chức bộ sách giáo khoa miền Nam trên cơ sở hợp đồng đã ký kết. Liên kết với Sở GD&ĐT Hà Nội để phối hợp, tạo cơ sở tổ chức dạy bộ SGK miền Bắc”.
Trả lời Zing.vn về sự mâu thuẫn này, ông Vũ Văn Hùng – Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam nói, có sự hiểu nhầm khi cho rằng sẽ ban hành sách ở hai miền Nam – Bắc.
Video đang HOT
Ông Hùng khẳng định, thông tin từ tài liệu lưu hành nội bộ của Nhà xuất bản có thể người ngoài đọc sẽ không hiểu rõ. Người trong ngành sẽ hiểu miền Nam và miền Bắc là nơi tiến hành chuẩn bị sách giáo khoa. Điều này giống với việc sản xuất hàng hóa ở các địa điểm khác nhau nhưng sẽ sử dụng trên cả nước.
Sách giáo khoa sẽ được Hội đồng quốc gia kiểm định và phát hành, lãnh đạo nhà trường và giáo viên là người lựa chọn.
TS Nguyễn Văn Tùng cũng lý giải thêm trong thông cáo báo chí: Ngày 28/11/2015, Quốc hội thông qua Nghị quyết về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, trong đó thống nhất chủ trương một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa. Các nhà xuất bản, tổ chức, cá nhân đều có quyền tham gia viết sách giáo khoa. Đón đầu xu hướng, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam chuẩn bị điều kiện về nhân lực, tài lực để có thể biên soạn được những bộ sách giáo khoa trong điều kiện xã hội hóa.
“Việc chuẩn bị này được Nhà xuất bản tiến hành ở các cơ sở khác nhau của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam như miền Bắc, miền Nam, và có thể ở miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long. Đây chỉ là các địa điểm tổ chức bản thảo bộ sách của Nhà xuất bản”, thông cáo cho biết.
Cũng theo ông Tùng, khi chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và chương trình chi tiết các môn học được thông qua, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam mới tiến hành biên soạn các bộ sách giáo khoa phù hợp với chương trình này. Bộ sách nào được Hội đồng quốc gia thẩm định và thông qua mới được đưa ra phát hành.
Việc lựa chọn sử dụng bộ sách giáo khoa nào thuộc thẩm quyền của nhà trường và được thực hiện công khai, minh bạch căn cứ điều kiện thực tiễn, có tham khảo ý kiến của giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh.
Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển cũng bác bỏ việc sẽ ban hành bộ sách giáo khoa cho hai miền. Theo ông Hiển, đề án Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông thực hiện theo chủ trương một chương trình nhưng có nhiều bộ sách. Bộ GD&ĐT đưa ra các tiêu chí cụ thể về sách giáo khoa và chịu trách nhiệm thẩm định, trước khi cho phép bộ sách hoặc cuốn sách đó được lưu hành trên thị trường.
Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho hay, theo lộ trình, năm 2018 sẽ bắt đầu thực hiện chương trình bộ sách giáo khoa mới.
Theo Zing
'Không có chuyện sách giáo khoa hai miền Bắc - Nam'
Lãnh đạo Bộ GD&ĐT và NXB Giáo dục Việt Nam đều bác bỏ thông tin năm 2016 sẽ hoàn tất các điều kiện biên soạn 2 bộ sách giáo khoa miền Bắc và miền Nam.
Trao đổi với Zing.vn sáng 15/2, ông Vũ Văn Hùng - Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam khẳng định: Thông tin năm 2016 ban hành bộ sách hai miền Bắc - Nam là không chính xác. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam sẽ sớm có phản hồi cụ thể về vấn đề này trong thời gian tới.
Trả lời phóng viên, Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển cũng bác bỏ việc sẽ ban hành bộ sách giáo khoa cho hai miền.
Học sinh tiểu học chọn mua sách giáo khoa. Ảnh: Tiền Phong.
Theo ông Hiển, đề án Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông thực hiện theo chủ trương một chương trình nhưng có nhiều bộ sách. Bộ GD&ĐT đưa ra các tiêu chí cụ thể về sách giáo khoa và chịu trách nhiệm thẩm định, trước khi cho phép bộ sách hoặc cuốn sách đó được lưu hành trên thị trường.
Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho hay, theo lộ trình, năm 2018 sẽ bắt đầu thực hiện chương trình bộ sách giáo khoa mới.
Liên quan vấn đề này, PGS Văn Như Cương - Chủ tịch Hội đồng quản trị trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội), người chủ biên và trực tiếp biên soạn nhiều đầu sách giáo khoa, giáo trình đại học, đặt câu hỏi về độ chính xác của thông tin.
"Tôi thấy thông tin này rất khó hiểu và mâu thuẫn với đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa đã được Quốc hội thông qua trước đó. Theo tôi hiểu, chương trình mới có thể dùng nhiều bộ sách giáo khoa, không riêng gì bộ sách của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Sẽ có một hội đồng thẩm định cho sử dụng những bộ sách đúng với chương trình", PGS Văn Như Cương nói.
Theo Chủ tịch Hội đồng quản trị trường THPT Lương Thế Vinh, các bộ sách giáo khoa phải đảm bảo tiêu chí: Viết đúng chương trình, dễ đọc, dễ hiểu, theo hướng tiếp cận năng lực, không mang tính chất học thuộc, nhiều ứng dụng bởi hình ảnh, bài tập.
Việc để Hội đồng thẩm định chọn hai bộ sách riêng miền Bắc và miền Nam là không hợp lý.
Trước đó, ngày 14/2 có thông tin năm 2016, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam sẽ hoàn tất các điều kiện biên soạn 2 bộ sách giáo khoa miền Bắc và miền Nam.
Cấu trúc sách giáo khoa sẽ hỗ trợ phát triển năng lực và phẩm chất học sinh, hình ảnh hóa nội dung, tăng cường các tình huống thực tiễn đổi mới cấu trúc, đổi mới phương pháp dạy học; Đồng thời xây dựng hệ thống sản phẩm sách giáo khoa, đồ dùng và thiết bị dạy học đồng bộ với sách giáo khoa mới như sách tham khảo, băng đĩa, đồ dùng, thiết bị, sách điện tử....
Theo Zing
Năm 2016 sẽ hoàn tất biên soạn 2 bộ sách giáo khoa Năm 2016, Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam sẽ hoàn tất các điều kiện biên soạn 2 bộ sách giáo khoa. Theo đó, cấu trúc sách giáo khoa sẽ hỗ trợ phát triển năng lực và phẩm chất học sinh, hình ảnh hóa nội dung, tăng cường các tình huống thực tiễn đổi mới cấu trúc, đổi mới phương pháp dạy học;...