Thông tin MỚI nhất về thời gian đi học của học sinh TP.HCM
Mới đây, Sở GD-ĐT TP.HCM đã thông tin thêm về thời gian tựu trường, khai giảng của học sinh các cấp trên địa bàn.
Mới đây, Sở GD-ĐT TP.HCM đã gửi báo cáo kế hoạch năm học mới 2021 – 2022 về UBND thành phố.
Theo báo Dân Trí, cho đến hiện tại (ngày 16/8), Sở GD-ĐT vẫn chưa chốt thời gian tựu trường và khai giảng năm học mới.
Do tình hình dịch ở TP.HCM còn diễn biến phức tạp, nhiều cơ sở giáo dục đang được trưng dụng phục vụ công tác phòng chống dịch, việc chuẩn bị cho năm học mới còn nhiều khó khăn. Vậy nên Sở GD-ĐT TP.HCM khó theo được khung thời gian năm học do Bộ GD-ĐT ban hành.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Cũng trong ngày hôm nay, Sở GD-ĐT TP.HCM đã phát đi thông báo về việc ghi hình các tiết dạy học qua Internet đối với bậc tiểu học.
Trong hướng dẫn gửi các quận, huyện, Sở GD-ĐT có nêu rõ trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, các trường tiểu học xây dựng kế hoạch ghi hình các tiết dạy phục vụ hoạt động dạy học qua Internet nhằm hỗ trợ học sinh học, ôn tập các môn học trong thời gian nghỉ học ở trường để phòng, chống dịch Covid-19. Đồng thời hỗ trợ phụ huynh học sinh khi hướng dẫn con em tự học tại nhà.
Theo đó, các trường tổ chức thực hiện ở tất cả các môn học, hoạt động giáo dục, tập trung chủ yếu cho môn tiếng Việt và Toán.
Căn cứ vào các yêu cầu cần đạt, phân phối chương trình, trước mắt các trường xây dựng kế hoạch, thiết kế các chủ đề thực hiện cho 10 tuần đầu của năm học. Thời lượng mỗi video clip không quá 15 phút đối với lớp 1, 2, những khối lớp còn lại không quá 20 phút.
Riêng đối với môn tiếng Việt lớp 1, giáo viên có thể thiết kế một số bài theo hình thức làm quen, còn lớp 2 thì thiết kế thêm một số bài ôn tập.
Khuyến khích giáo viên lớp 1 xây dựng các clip ngắn hướng dẫn phụ huynh học sinh, học sinh làm quen, chuẩn bị cho việc học lớp 1.
Sở GD-ĐT cũng giao trách nhiệm phòng Giáo dục các quận, huyện chịu trách nhiệm kiểm duyệt nội dung các video clip do giáo viên thực hiện. Hiệu trưởng các trường tiểu học cập nhật các tiết học ghi hình lên cổng thông tin điện tử của trường để giáo viên, học sinh, phụ huynh theo dõi.
Đặc biệt Sở GD-ĐT lưu ý các phòng Giáo dục tăng cường kiểm tra, khảo sát đảm bảo hiệu quả việc dạy học trên Internet.
Cần linh hoạt áp dụng hình thức dạy học trong mùa dịch Covid-19
Sắp tới ngày tựu trường và khai giảng năm học mới, nhiều địa phương rất lo lắng trong việc chuẩn bị năm học mới trong bối cảnh tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Việc lựa chọn hình thức dạy học sao cho vừa đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch, vừa đảm bảo hoàn thành chương trình dạy học đã đề ra là một lựa chọn hết sức khó khăn. Đối với những địa phương đang áp dụng các biện pháp giản cách xã hội thì việc chọn hình thức dạy học trực tuyến là ưu tiên hàng đầu. Đối với các địa phương khác, nếu tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát thì có thể lựa chọn nhiều hình thức dạy học đa dạng hơn như có thể dạy học trực tuyến, trực tiếp hoặc cả hai, tùy vào từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể.
Ảnh minh họa
Việc dạy học trực tuyến (học online ở nhà qua zoom) có mặt tích cực và hạn chế nhất định của nó, nhưng hạn chế chiếm phần nhiều. Bởi vì, việc học trực tuyến không phải gia đình học sinh nào cũng có điều kiện để trang bị đầy đủ máy móc, trang thiết bị như máy tính, điện thoại thông minh, thiết bị truyền dẫn, kết nối mạng,...; đồng thời, việc học trực tuyến có thể làm cho các em mất tập trung, giáo viên khó quản lý; việc giám sát chất lượng học trực tuyến không được đảm bảo.
Bên cạnh đó, việc học trực tuyến phải có phụ huynh hướng dẫn, nếu phụ huynh bận công việc thì khó có thể kiểm soát việc học của các em. Khi học trực tuyến các em thường không chú tâm vào việc học, làm việc riêng, ngáp ngủ hoặc chơi điện tử,...Do đó, việc dạy học trực tuyến không phát huy hiệu quả và không thể thay thế cho việc dạy học trực tiếp.
Học trực tuyến chỉ là giải pháp tình thế không thể là giải pháp lâu dài trong giáo dục, nhất là giáo dục học sinh ở cấp tiểu học và trung học cơ sở. Ở lứa tuổi này, các em phải có môi trường giáo dục tập trung, phải tương tác trực tiếp với giáo viên và các bạn cùng lớp; các em cần học những kỹ năng về tổ chức, đồng đội, ý thức kỷ luật và trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập,...Đây là những nội dung giáo dục cần thiết mà hình thức dạy học trực tuyến không thể mang lại.
Trong năm học mới, các địa phương nên cân nhắc trong việc tổ chức dạy học trực tuyến. Nếu tình hình dịch bệnh tại địa phương được kiểm soát thì cần mạnh dạn quyết định tổ chức dạy trực tiếp kèm theo các biện pháp phòng, chống dịch hết sức nghiêm ngặt như rửa tay sát khuẩn, ngồi giãn cách, đeo khẩu trang và mặt nạ chống giọt bắn;...
Đối với các em học sinh phải áp dụng các biện pháp cách ly y tế thì phải tổ chức dạy học trực tuyến, nếu các em không có máy móc, trang thiết bị để học trực tuyến thì nhà trường phải có biện pháp hỗ trợ kịp thời để tạo điều kiện cho các em theo kịp với chương trình giáo dục của nhà trường nếu không may bị cách ly y tế.
Vì vậy, tùy vào tình hình diễn biến của dịch bệnh Covid-19, các địa phương cần phải linh hoạt, chủ động trong việc áp dụng hình thức dạy học phù hợp nhưng không vì cầu toàn mà lúc nào cũng áp dụng hình thức dạy học trực tuyến. Nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt thì các địa phương nên ưu tiên áp dụng hình thức dạy học trực tiếp thay vì áp dụng hình thức trực tuyến để đảm bảo chất lượng giáo dục./.
2 tỉnh thành cho học sinh đi học lại từ tuần sau, nơi sớm nhất là ngày mai 16/8 Bắt đầu từ tuần sau, sẽ có 2 địa phương bắt đầu cho học sinh tựu trường là: Sơn La (ngày 16/8) và Hà Giang (ngày 20/8). Ảnh minh họa 1. Sơn La Sơn La sẽ là địa phương cho học sinh tựu trường sớm nhất khi bắt đầu từ ngày 16/8 đối với các cơ sở giáo dục phổ thông (bao gồm:...