Thông tin mới nhất kỳ thi ĐH, CĐ 2014: Quy định xét tuyển trong tuyển sinh
Thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI và Luật Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 06/2014/BGDĐT ngày 11/3/2014 sửa đổi – bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy.
Trên cơ sở tổng hợp ý kiến của các trường, Bộ GD&ĐT dự kiến ban hành quy định về công tác xét tuyển trong tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy.
Sau khi ban hành Thông tư này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhận được những đề xuất về phương án xét tuyển từ nhiều chuyên gia và nhà trường.
Bộ cũng đã tổ chức hai hội thảo (tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh) để lấy ý kiến của cơ sở giáo dục đại học về những phương án này. Tham dự Hội thảo gồm các đại biểu từ hai Đại học Quốc gia, một số trường đại học trọng điểm, các Đại học vùng và hơn 60 trường đại học, cao đẳng khác, trong đó có 40 trường đại học, cao đẳng ngoài công lập.
Trên cơ sở tổng hợp ý kiến của các trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến ban hành quy định về công tác xét tuyển trong tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy như sau:
Xét tuyển theo đề án tuyển sinh riêng của các trường
Các trường có Đề án tự chủ tuyển sinh đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận đáp ứng các yêu cầu theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy thì tổ chức xét tuyển theo các quy định tại Đề án.
Video đang HOT
Xét tuyển theo kỳ thi chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Hội đồng xác định điều kiện đảm bảo chất lượng đầu vào căn cứ kết quả thi của thí sinh trong cả nước đề xuất Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét công bố một số mức (3 hoặc 4 mức) điểm xét tuyển cơ bản (tổng điểm 3 môn thi không nhân hệ số) cho từng khối thi, trong đó có mức điểm tối thiểu xét tuyển vào đại học và mức điểm tối thiểu xét tuyển vào cao đẳng.
Các trường đại học, cao đẳng
Trước ngày 20/5 hằng năm, nếu thấy cần thiết, các trường tự quyết định và công bố công khai một môn thi chính theo khối thi được nhân hệ số 2 đối với từng ngành của trường;
Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố các mức điểm xét tuyển cơ bản:
- Đối với các trường, ngành không qui định môn thi chính:Xác định và công bố công khai mức điểm xét tuyển cơ bản và điểm chuẩn xét tuyển vào trường hay vào từng ngành của trường. Điểm chuẩn xét tuyển này không được thấp hơn mức điểm xét tuyển cơ bản vào đại học (đối với các trường đại học) hoặc mức xét tuyển cơ bản vào cao đẳng (đối với các trường cao đẳng) mà Bộ đã công bố.
Đối với các trường, ngành đã công bố môn thi chính : Xác định và công
bố công khai mức điểm xét tuyển cơ bản và điểm chuẩn xét tuyển có tính đến hệ số của môn chính (tổng điểm 3 môn thi, trong đó có 1 môn thi chính nhân hệ số 2) vào trường hay vào từng ngành của trường.
Giá trị trung bình của điểm chuẩn xét tuyển này (điểm chuẩn xét tuyển có tính đến hệ số môn chính chia cho 4) không được thấp hơn giá trị trung bình của mức điểm xét tuyển cơ bản vào học đại học (mức điểm xét tuyển cơ bản vào đại học chia cho 3, đối với các trường đại học) hoặc giá trị trung bình của mức điểm xét tuyển cơ bản vào cao đẳng (mức điểm xét tuyển cơ bản vào cao đẳng chia cho 3, đối với các trường cao đẳng) đã được Bộ công bố.
Tổ chức xét tuyển các thí sinh có kết quả thi đạt mức từ mức điểm chuẩn xét tuyển trở lên (điểm chuẩn xét tuyển cơ bản hoặc điểm chuẩn xét tuyển có tính đến hệ số của môn chính) theo các quy định hiện hành của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy.
Theo VNE
Đề nghị chỉ thi tốt nghiệp THPT, không thi đại học
Cùng một lượng kiến thức phổ thông trung học thì không cần 2 kỳ thi, chỉ cần tổ chức một kỳ thi vừa gọn nhẹ vừa hiệu quả.
Đây là quan điểm của Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập Việt Nam (Hiệp hội) nghiên cứu đề xuất đổi mới thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh ĐH, CĐ từ năm 2015.
Ảnh minh họa
Lãnh đạo Hiệp hội cho hay, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giao, Hiệp hội nghiên cứu đề xuất đổi mới thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh ĐH, CĐ theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, tiết kiệm.
Trên cơ sở phương án đổi mới thi do Hiệp hội đề xuất với Bộ GD&ĐT từ cuối năm 2010, nay Hiệp hội đã cập nhật tình hình mới để bổ sung thành phương án 2014 và tổ chức cuộc tọa đàm xin ý kiến các chuyên gia giáo dục cùng đại diện các trường hội viên.
Quan điểm của Hiệp hội là cùng một lượng kiến thức phổ thông trung học thì không cần 2 kỳ thi, chỉ cần tổ chức một kỳ thi vừa gọn nhẹ vừa hiệu quả. Để đánh giá trình độ học vấn khách quan cần áp dụng hình thức thi trắc nghiệm là chủ yếu, sử dụng công nghệ phục vụ thi hiện đại.
Thi nhiều môn để tránh dạy và học lệch; đề thi thiết kế theo hướng bớt kiến thức học thuộc, tăng kiến thức kiểm tra năng lực thực tế của học sinh để điều chỉnh dạy và học tích cực.
Tên gọi thống nhất là "Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông", với mục đích: Đánh giá trình độ học vấn phổ thông và cấp bằng tốt nghiệp THPT. Điều tiết quá trình dạy và học trong trường phổ thông theo hướng dân chủ, tích cực.
Kết quả thi là cơ sở để các trường ĐH, CĐ tuyển sinh viên vào học.
Theo Giaoduc
Thi cử năm 2014: Những ma trận cũ - mới "Ma trận đề thi" cụm từ này đã trở thành nỗi ám ảnh đối với phụ huynh, học sinh và nhiều thầy cô giáo từ khi Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển tuyên bố: Trong đề thi môn Ngữ văn, Bộ GD&ĐT không đưa ra khái niệm cấu trúc đề thi mà chỉ thực hiện theo ma trận đề thi! Trong khi đó,...