Thông tin bằng hình ảnh chưa được coi trọng trong xây dựng từ điển và bách khoa thư ở Việt Nam
Ở Việt Nam, thông tin hình ảnh chưa thực sự được coi trọng, mới chỉ mang tính minh họa cho nội dung bằng chữ.
Đây là vấn đề cần phải thay đổi về nhận thức ở cấp lãnh đạo trong hoạt động này.
Quang cảnh hội thảo
Đó là ý kiến của PGS.TS Đinh Ngọc Vượng – nguyên Phó Viện trưởng Viện Từ điển học và Bách khoa thư tại hội thảo “Từ điển học và Bách khoa thư học ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế” tổ chức sáng nay, 9/9.
Hội thảo do Viện Từ điển học và Bách khoa thư Viện Nam tổ chức, với sự tham gia của các chuyên gia từ điển học và các cộng tác viên trong nhiều lĩnh vực chuyên môn.
Phát biểu khai mạc, TS. Nguyễn Huy Bỉnh – Phó Viện trưởng Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam – cho biết, nhiều năm qua Nhà nước đã đầu tư rất lớn cho công tác biên soạn và xuất bản bách khoa thư tiếng Việt với các thông tin của rất nhiều lĩnh vực tại Việt Nam.
Trong thời đại 4.0, công nghệ thông tin (CNTT) không chỉ có vai trò hỗ trợ công tác biên tập mà còn hướng đến xuất bản điện tử bằng đĩa quang CD-ROM và trực tuyến trên Internet. Đây là một thực tế tất yếu với hoạt động biên soạn và xuất bản từ điển, bách khoa thư ở Việt Nam và về cơ bản, các cộng tác viên của Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam đều làm việc, bàn giao kết quả nghiên cứu theo phương thức trực tuyến.
Video đang HOT
Đáng chú ý, tại hội thảo PGS. TS. Đinh Ngọc Vượng – nguyên Phó Viện trưởng Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam – nêu quan điểm: Bên cạnh kênh thông tin bằng chữ thì kênh thông tin hình ảnh cũng quan trọng không kém. Thực tế ở nhiều nước, trong việc xuất bản từ điển và bách khoa thư, yếu tố hình ảnh có thể chiếm đến 40% giá trị đầu tư và góp phần sinh động khi các sản phẩm này đưa ra thị trường.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, thông tin hình ảnh chưa thực sự được coi trọng và mới chỉ mang tính minh họa cho nội dung bằng chữ. Đây là vấn đề cần phải thay đổi về nhận thức ở cấp lãnh đạo trong hoạt động này và giới mỹ thuật Việt Nam cần được mời tham gia đảm nhận.
Còn theo ông Vũ Xuân Lương – Giám đốc Trung tâm Từ điển học Vietlex – CNTT ngày càng có vai trò lớn hơn trong công tác biên soạn từ điển và bách khoa thư ở Việt Nam. Với sự phổ biến của Internet, Bách khoa thư Việt Nam cũng cần xuất bản trực tuyến và thậm chí có thể thu phí với người dùng. Tuy nhiên, nội dung của nó cần thực sự chất lượng để cạnh tranh với bách khoa thư mở Wikipedia hiện đang được cung cấp miễn phí.
Trao đổi riêng với VietTimes, TS. Phạm Văn Tình – nguyên Tổng thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam – cho biết, khác với nhiều nước, công tác biên soạn và xuất bản bách khoa thư ở Việt Nam hiện do Nhà nước đầu tư. Trong khi đó, ở nhiều nước, mà điển hình ở Pháp, thương hiệu Larousse không phải là một tổ chức của Nhà nước. Họ thực sự kinh doanh trong lĩnh vực này với thị trường và gặt hái được rất nhiều thành công. Đó là điều Việt Nam cần phải học tập nhưng không hề dễ chút nào với thị trường này.
Kết luận hội thảo, TS Nguyễn Huy Bỉnh đánh giá cao các ý kiến, tham luận của các diễn giả và tin tưởng công tác biên soạn từ điển và bách khoa thư trong thời gian tới sẽ có nhiều kết quả khả quan.
Được biết, sắp tới trong cơ cấu của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam sẽ được sáp nhập với Viện Ngôn ngữ học theo quyết định của Chính phủ. Do đó, chưa thể nói trước được điều gì trong công tác biên soạn, xuất bản từ điển và bách khoa thư trong thời gian tới.
Nghiệm thu đề tài khoa học như máy, nguồn nhân lực thực sự chất lượng cao?
Dư luận không còn dậy sóng khi đối tượng thanh tra đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ của Thanh tra Chính phủ là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
Đây là nơi có những cơ sở đào tạo được dư luận ví von chẳng khác gì "lò ấp", cho "nở" số lượng tiến sĩ, thạc sĩ nhiều như người ta ấp trứng gà, từ mấy năm trước.
Trung bình hàng năm Viện Hàn lâm KHXHVN cho ra lò hơn 200 tiến sĩ và hơn 1.000 thạc sĩ
Không ngạc nhiên nhưng lại rất đáng lo ngại vì chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao nơi đây, bởi trung bình hàng năm Viện Hàn lâm KHXHVN cho ra lò hơn 200 tiến sĩ và hơn 1.000 thạc sĩ.
Tốc độ ngang chấm bài thi của học sinh
Những thông tin mà Thanh tra Chính phủ đưa ra sau đây khiến dư luận giật mình.
Theo kết luận thanh tra, nhiều đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học tại Viện kém chất lượng, trùng lặp hoặc không có đóng góp gì cho khoa học xã hội.
"3 đề tài, nhiệm vụ không có đóng góp về khoa học cho xã hội; 18 đề tài, nhiệm vụ cấp bộ nhưng không nghiệm thu cấp bộ; 29 đề tài, nhiệm vụ trùng thời gian; 30 hội đồng nghiệm thu đề tài khoa học cấp bộ không đúng thành phần; 55 đề tài, nhiệm vụ khoa học cấp bộ được giao cho cá nhân ngoài đơn vị chủ trì; 191 hội đồng nghiệm thu nhiệm vụ khoa học cấp cơ sở không đúng thành phần,...", kết luận thanh tra chỉ rõ.
Người kế nhiệm Thủ tướng Singapore: Vị lãnh đạo 4GXem ngay
Đặc biệt, có những ngày các đơn vị thuộc Viện đạt tốc độ nghiệm thu đề tài khoa học phi mã. Viện Nghiên cứu châu Âu, nghiệm thu từ 15 đến 18 đề tài/ngày; Viện Ngôn ngữ học 13 đến 22 đề tài/ngày; Viện Sử học 7 đến 11 đề tài/ngày.
Những con số nêu trên dư luận không mấy ngạc nhiên khi chỉ trong 2 năm 2015 và 2016, Học viện Khoa học xã hội (thuộc Viện Hàn lâm KHXHVN) đã cho ra lò 700 tiến sĩ và 2.811 thạc sĩ, tính ra cứ trong khoảng thời gian 1 ngày, lại có 1 tiến sĩ và 4 thạc sĩ "chào đời".
Năm 2017, tuy chỉ còn 86 chỉ tiêu tuyển sinh cho khối ngành III (Kinh doanh và quản lý, Pháp luật) và VII (Nhân văn, Khoa học xã hội và hành vi, Báo chí và thông tin...), nhưng Học viện vẫn đăng ký chỉ tiêu tăng gấp hàng chục lần: 435 chỉ tiêu tiến sỹ và 1.600 thạc sỹ.
Với một lượng cực lớn chỉ tiêu đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ như vậy, thì chuyện nghiệm thu đề tài khoa học với tốc độ ngang việc chấm bài thi của học sinh là điều dễ hiểu.
Vấn đề đáng quan tâm và hết sức lo ngại là chất lượng thực sự của "nguồn nhân lực chất lượng cao", tức những "ông nghè, ông cống" mà Viện Hàn lâm KHXHVN đã "sản xuất" cho đất nước không chỉ thời gian vừa qua (giai đoạn thanh tra 2015-2019) mà còn trong những năm trước mắt.
Theo đó, một "thị trường" khủng đã được phê duyệt, đấy là đề án đào tạo 9.000 tiến sĩ đến năm 2025 với nguồn kinh phí lên đến 12.000 tỉ, trong khi đề án 911 (phê duyệt năm 2010) với mục tiêu đến năm 2020 đào tạo 23.000 tiến sĩ chưa kết thúc.
Ai dám đảm bảo, với những đề án duy ý chí, đầy tham vọng như thế, lại không tiếp tục xuất hiện những "lò ấp" để lấp đầy chỉ trong một thời gian ngắn, hàng vạn "hiền tài" cho quốc gia?
Thanh tra Chính phủ phát hiện loạt sai phạm tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Thanh tra Chính phủ phát hiện công tác đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ ở Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam có nhiều vi phạm như học viên được cấp bằng khác với ngành đăng ký, hồ sơ học viên chương trình đào tạo còn thiếu sót... Nhiều sai phạm xảy ra tại Học viện Khoa học xã hội (thuộc...