Thông qua Luật Tố cáo, không chấp nhận tố cáo qua điện thoại
Sáng 12/6, hơn 96% ĐBQH có mặt đã bấm nút tán thành thông qua dự thảo Luật Tố cáo (sửa đổi).
Các ĐBQH bấm nút biểu quyết thông qua Luật Tố cáo (sửa đổi)
Sáng nay, với tỷ lệ thông qua rất cao (96,10%), Quốc hội đã chính thức thông qua dự thảo Luật Tố cáo (sửa đổi).
Với việc thông qua Luật Tố cáo (sửa đổi), các hình thức tố cáo sẽ không được mở rộng mà giữ nguyên như Luật hiện hành.
Cụ thể, theo báo cáo của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, đa số ý kiến đề nghị giữ hình thức tố cáo như Luật hiện hành là tố cáo bằng đơn và tố cáo trực tiếp để bảo đảm tính khả thi. Một số ý kiến đề nghị mở rộng hình thức tố cáo qua thư điện tử, fax, điện thoại, tin nhắn điện thoại… Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu ý kiến của đa số đại biểu Quốc hội, giữ hình thức tố cáo như Luật hiện hành.
Đối với những thông tin có nội dung tố cáo được phản ánh không theo hình thức nêu trên, nếu có nội dung rõ ràng về người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu, bằng chứng cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật thì cơ quan tiếp nhận thông tin phải tiến hành việc kiểm tra, thanh tra, xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét giải quyết, xử lý để không bỏ sót, bỏ lọt các hành vi vi phạm pháp luật.
Video đang HOT
Liên quan đến bảo vệ người tố cáo, dự thảo luật quy định: Bảo vệ người tố cáo là việc bảo vệ bí mật thông tin của người tố cáo; bảo vệ vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo, vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo (gọi chung là người được bảo vệ).
Luật này cũng quy định rõ: “Khi có căn cứ về việc vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người quy định tại khoản 1 Điều này đang bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại ngay tức khắc hay họ bị trù dập, phân biệt đối xử do việc tố cáo, người giải quyết tố cáo, cơ quan khác có thẩm quyền tự quyết định hoặc theo đề nghị của người tố cáo quyết định việc áp dụng biện pháp bảo vệ cần thiết”.
Với trường hợp người tố cáo rút tố cáo mà người giải quyết tố cáo xét thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ xác định việc rút tố cáo do bị đe dọa, mua chuộc hoặc người tố cáo lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo thì vụ việc tố cáo vẫn phải được giải quyết.
Theo luật, người tố cáo rút tố cáo nhưng có căn cứ xác định người tố cáo lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo thì vẫn phải chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật về hành vi tố cáo của mình, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Theo Anh Thư (Báo Giao thông)
Nhà mạng từ chối cung cấp thông tin, công an không phá được án
"Các đối tượng phạm tội dùng địa chỉ IP ở nước ngoài để tấn công, lừa đảo người dân mà chúng ta không biết họ là ai. Cơ quan chức năng yêu cầu nhà mạng cung cấp thông tin nhưng họ không cung cấp. Chính vì vậy, công an không phá được án", ĐB Nguyễn Hữu Cầu cho biết.
ĐBQH Nguyễn Hữu Cầu. (Ảnh: VPQH)
Ngày 23.11, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật An ninh mạng. Góp ý cho dự luật, ĐB Nguyễn Hữu Cầu (Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An) cho biết: Luật này có ảnh hưởng đến quyền tiếp cận thông tin của nhân dân, nhiều ĐB quan tâm đến quy định tại khoản 4, Điều 34: Các doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet tại Việt Nam phải đặt máy chủ quản lý dữ liệu người dùng tại Việt Nam.
"Chúng ta cũng không nên vì thấy con số hàng trăm triệu USD quảng cáo không thu được thuế mà nghĩ là chúng ta bị thiệt hại. Những thông tin bổ ích hàng ngày mạng xã hội mang lại là một bộ phận quan trọng phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống xã hội, dân trí của người dân", ĐB Nguyễn Lân Hiếu phân tích.
ĐB Cầu nêu băn khoăn của các đại biểu khác. "Môi trường an ninh mạng không khác gì môi trường xã hội. Môi trường xã hội có gì thì mạng có cái đó, tốt cũng nhiều và xấu cũng nhiều. Cái xấu trong môi trường mạng tấn công vào nhận thức của con người, tác động làm băng hoại tư tưởng, làm sai lệch nhận thức và phát sinh những hành vi sai trái. Điều nghịch lý là hành vi tấn công nguy hiểm như vậy nhưng người bị tấn công vẫn phải trả tiền cho nhà mạng, đơn vị đã xây dựng cung cấp dịch vụ thu lợi nhuận rất cao. Trong khi đó, cơ quan quản lý nhà nước lại không quản lý được thu nhập, làm thất thoát một lượng tiền lớn", ĐB Cầu nói.
Theo ĐB Cầu, nhiệm vụ của Nhà nước là phải quản lý, loại trừ bớt các thông tin độc hại cho người dùng và phải chống thất thu thuế. Luật An ninh mạng được xây dựng trên cơ sở góp phần riêng vào việc thực hiện hai nhiệm vụ đó.
ĐB Nguyễn Lân Hiếu. (Ảnh: VPQH)
Giơ biển để tranh luận lại với quan điểm của ĐB Cầu, ĐB Nguyễn Lân Hiếu (An Giang) cho rằng, dự thảo Luật buộc các công ty đa quốc gia cung cấp dịch vụ Internet, viễn thông đặt máy chủ tại Việt Nam, nhưng đặt vấn đề trở lại nếu họ đặt máy chủ nhưng tắt máy không sử dụng hoặc sử dụng công nghệ đám mây thì cơ quan quản lý đâu có kiểm tra hay làm gì được?
Vì thế, theo ĐB Hiếu nên tăng cường quản lý mạng xã hội bằng các luật như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Tiếp cận thông tin để ngăn chặn các tin tức giả, quảng cáo theo hướng mục tiêu thao túng... Cùng với đó là các biện pháp khác như tăng cường chế tài xử phạt.
ĐB Hiếu lấy ví dụ như ở Đức mức phạt cao nhất lên đến 50 triệu euro đối với nhà cung cấp dịch vụ mạng khi phát hiện những tin tức giả hay yêu cầu công khai về thông tin với những người mua quảng cáo trên mạng xã hội với những lĩnh vực liên quan đến chính trị.
"Chúng ta cũng không nên vì thấy con số hàng trăm triệu USD quảng cáo không thu được thuế mà nghĩ là chúng ta bị thiệt hại. Những thông tin bổ ích hàng ngày mạng xã hội mang lại là một bộ phận quan trọng phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống xã hội, dân trí của người dân, góp phần xây dựng Chính phủ sáng tạo, hành động và liêm chính", ĐB Hiếu giải thích.
Ngay lập tức, ĐB Nguyễn Hữu Cầu tranh luận lại với ý kiến ĐB Nguyễn Lân Hiếu.
"Là những người làm án nên chúng tôi nắm khá rõ. Các đối tượng phạm tội dùng địa chỉ IP ở nước ngoài để tấn công, lừa đảo người dân mà chúng ta không biết họ là ai. Cơ quan chức năng yêu cầu nhà mạng cung cấp thông tin nhưng họ không cung cấp. Chính vì vậy, công an không phá được án", ĐB Nguyễn Hữu Cầu cho biết.
Vấn đề thứ hai, ông Cầu nhấn mạnh, nếu không có luật làm cơ sở pháp lý cho Chính phủ ban hành nghị định xử phạt thì lấy cơ sở nào để ban hành Nghị định hướng dẫn. Khi luật này được ban hành, trên cơ sở Chính phủ mới làm nghị định để xử phạt đến tất cả lĩnh vực liên quan đến vi phạm an ninh mạng.
Theo Danviet
Vừa làm Tổng thanh tra Chính phủ đã liên tục nhận được đơn tố cáo "Trong thực tế, có việc bức xúc thật, nhưng không thể gửi đơn tố cáo khắp nơi từ TƯ đến địa phương. Tôi vừa nhận nhiệm vụ đã nhận được tin nhắn tố cáo liên tục", Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP) Lê Minh Khái nói. Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái. (Ảnh VPQH) Đang bàn về Luật tố cáo, ĐBQH...