Thống nhất từ ngữ tiếng Việt ở các vùng, miền trong sách giáo khoa
Cử tri tỉnh Long An đề nghị Bộ GD&ĐT khi phát hành sách giáo khoa nên thống nhất từ ngữ tiếng Việt ở các vùng, miền để học sinh, nhất là người dân tộc thiểu số dễ sử dụng và tiếp cận được tri thức.
Ảnh minh họa
Về nội dung này, Bộ GD&ĐT cho biết: Việc thống nhất về từ ngữ tiếng Việt ở các vùng, miền trong sách giáo khoa để học sinh, nhất là người dân tộc thiểu số dễ sử dụng và tiếp cận được tri thức là hết sức cần thiết, được Bộ GD&ĐT quan tâm tiến hành nhiều năm qua, góp phần vào việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Video đang HOT
Để tạo sự thống nhất, điều chỉnh những bất cập, Bộ GD&ĐT đã ban hành một số quy định:
Quy định về chính tả tiếng Việt và về thuật ngữ tiếng Việt (Quyết định số 240/QĐ ngày 5/3/1984 của Bộ Giáo dục). Quy định này áp dụng cho các sách giáo khoa, báo và văn bản của ngành Giáo dục;
Quy định tạm thời về viết hoa tên riêng trong sách giáo khoa (Quyết định số 07/2003/QĐ-BGDĐT ngày 13/3/2003 của Bộ GD&ĐT). Quy định này được sử dụng trong việc biên soạn, biên tập sách giáo khoa viết theo Chương trình các môn học ở tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông (Quyết định số 43/2001/QĐ-BGDĐT ngày 9/11/2001, Quyết định số 03/2002/QĐ-BGDĐT ngày 24/1/2002 và Quyết định số 47/2002/QĐ-BGDĐT ngày 19/11/2002 của Bộ GD&ĐT).
Quy định về chính tả trong chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (Quyết định số 1989/QĐ-BGDĐT ngày 25/5/2018 của Bộ GD&ĐT).
Đến nay, việc thống nhất từ ngữ tiếng Việt trong sách giáo khoa đã được thực hiện theo hướng thiết thực, hiệu quả, để mỗi học sinh không chỉ hiểu biết mà còn có kĩ năng sử dụng tiếng Việt một cách trong sáng, ngày càng yêu tiếng Việt và có ý thức gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt.
Hà Nội: Bồi dưỡng dạy SGK lớp 1 mới cho hơn 200 giáo viên quận Ba Đình
Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới, ngày 20/7 Phòng GD&ĐT quận Ba Đình (TP. Hà Nội) đã triển khai các lớp "Tập huấn trực tuyến bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa lớp 1 năm học 2020 - 2021" tại trường Tiểu học Hoàng Diệu.
Quang cảnh buổi tập huấn.
Dự tập huấn có 202 cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên được bố trí dạy lớp 1 năm học 2020 -2021 của 21 trường Tiểu học đóng trên địa bàn quận Ba Đình tham gia.
Theo kế hoạch, các lớp tập huấn diễn ra từ ngày 20/7/2020 đến ngày 1/8/2020.
Các CBQL và giáo viên tham dự sẽ được tập huấn đầy đủ ở tất cả các môn học: Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Tự nhiên Xã hội, Giáo dục thể chất, Âm nhạc, Mỹ thuật và Hoạt đông trải nghiệm.
Phòng GD&ĐT quận Ba Đình cho biết, ngay sau khi năm học 2020 - 2021 vừa kết thúc được ít ngày, các cán bộ quản lý, giáo viên lớp 1 năm học 2020 -2021 đã lại bắt tay ngay vào đợt tập huấn với tinh thần trách nhiệm cao nhằm phục vụ tốt năm học 2020 - 2021.
"Kết thúc đợt tập huấn bồi dưỡng, các giáo viên được đánh giá thông qua bài thu hoạch theo quy định. Những giáo viên không tham gia bồi dưỡng hoặc không đạt được mức đánh giá theo yêu cầu thì không bố trí cho dạy lớp 1 năm học 2020 - 2021...", lãnh đạo Phòng GD&ĐT quận Ba Đình thông tin.
Tập huấn bồi dưỡng GV dạy lớp 1: Giám sát chặt chẽ chất lượng Bên cạnh nỗ lực dạy học hoàn thành chương trình, giáo viên dạy lớp 1 còn dồn sức cho việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để bắt tay vào việc thực hiện Chương trình GDPT 2018. 100% GV đại trà sử dụng SGK lớp 1 sẽ hoàn thành bồi dưỡng trước 30/7. Ảnh: TG TS Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ...