Thống nhất quan điểm, định hướng quản lý, sử dụng đất đai trong bối cảnh mới
Ngày 25/8, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo “Quan điểm và định hướng quản lý, sử dụng đất đai ở Việt Nam trong bối cảnh mới”.
Thống nhất quan điểm, định hướng quản lý, sử dụng đất đai trong bối cảnh mới. Ảnh minh họa: TTXVN
Các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Trần Tuấn Anh, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 19-NQ/TW chủ trì Hội thảo.
Phát biểu khai mạc và đề dẫn Hội thảo, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh: Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã ban hành Nghị quyết 19-NQ/TW về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Nghị quyết tiếp tục khẳng định, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, Nhà nước thống nhất quản lý, quyền sử dụng đất là một loại tài sản, là hàng hóa đặc biệt, nhưng không phải là quyền sở hữu; xác định rõ hơn quyền và trách nhiệm của người sử dụng đất… Đây là cơ sở quan trọng để hoàn thiện Luật Đất đai năm 2013.
Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng khẳng định những kết quả quan trọng sau gần 10 năm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW và Luật Đất đai 2013. Cụ thể, tài nguyên đất được quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả hơn; an ninh lương thực được đảm bảo; đất cho sản xuất, phát triển đô thị, quốc phòng, an ninh được phân bổ hợp lý hơn. Thị trường bất động sản mở rộng, các giao dịch chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp bằng quyền sử dụng đất không ngừng tăng lên. Hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước được nâng lên; gắn kết công tác quy hoạch, kế hoạch với khai thác sử dụng đất, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; việc phân cấp, phân quyền được coi trọng, bước đầu khắc phục tình trạng lãng phí…
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, nhiều hạn chế, bất cập đã bộc lộ như: Sử dụng đất đai còn lãng phí, chưa hiệu quả, trong đó có một số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nông trường; tích tụ, tập trung ruộng đất chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Tình trạng suy giảm chất lượng, ô nhiễm, thoái hóa đất, xâm thực diễn biến phức tạp. Quản lý nhà nước về đất đai còn nhiều bất cập; chưa thực sự có sự thống nhất cao từ Trung ương tới địa phương; chưa thực sự công khai, minh bạch và dựa trên cơ chế thị trường. Tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và vi phạm pháp luật về đất đai còn diễn biến phức tạp, chậm được xử lý, giải quyết, gây bức xúc xã hội. Thị trường bất động sản, trong đó có thị trường quyền sử dụng đất phát triển chưa thực sự ổn định, thiếu minh bạch, chưa bền vững…
Video đang HOT
Theo Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng, tình trạng trên có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Do vậy, Hội thảo cần tập trung thảo luận kỹ 4 nhóm vấn đề trọng tâm gồm: làm rõ nội hàm của sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý; làm rõ sự khác biệt về quyền của Nhà nước trong vai trò đại diện chủ sở hữu với quyền của Nhà nước trong vai trò quản lý Nhà nước về đất đai; đề xuất các giải pháp hoàn thiện thể chế quản lý, sử dụng đất phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; khắc phục sự mâu thuẫn, chồng chéo giữa các quy định pháp luật liên quan đến đất đai; đề xuất các giải pháp phân định rõ các loại hình đất đai, xử lý dứt điểm các vấn đề còn tồn đọng.
Tại Hội thảo, nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm đã được các đại biểu tham dự trình bày nhằm làm rõ thêm một số vướng mắc, hạn chế trong quá trình thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW, đặc biệt là quan điểm, định hướng và một số giải pháp mang tính đột phá về quản lý, sử dụng đất đai ở Việt Nam trong bối cảnh mới.
Đánh giá cao những ý kiến sâu sắc này, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh khẳng định, các đại biểu đã thống nhất nhận thức về một số vấn đề lý luận liên quan đến quản lý và sử dụng đất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý; quyền sử dụng đất là một loại tài sản, hàng hóa đặc biệt, nhưng không phải là quyền sở hữu. Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam là sản phẩm của lịch sử phát triển khách quan. Chủ thể lợi ích trong chế độ sở hữu toàn dân về đất đai là nhân dân. Các quan hệ thị trường trong lĩnh vực đất đai sẽ được vận hành thông suốt trên nền tảng sở hữu toàn dân về đất đai xét cả lý luận cũng như thực tiễn.
Trưởng ban Kinh tế Trung ương cho rằng, Hội thảo đã đưa ra một số định hướng quản lý, sử dụng đất ở Việt Nam trong bối cảnh mới, trong đó, hoàn thiện thể chế quản lý và sử dụng đất đai đồng bộ với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới công tác quy hoạch; tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý và sử dụng đất; đẩy mạnh chuyển đổi số; xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia thống nhất, hiện đại; phát huy cao nhất nguồn lực đất đai cho phát triển…
Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh đề nghị Ban Tổ chức Hội thảo, Tổ Biên tập tổng kết Nghị quyết 19-NQ/TW nghiên cứu, tiếp thu tối đa những nội dung được trình bày, ý kiến phát biểu để tổng hợp, chắt lọc phục vụ xây dựng báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI và xây dựng nghị quyết mới trình Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII.
Trưởng ban Kinh tế Trung ương đề nghị lãnh đạo các ban, bộ, ngành; các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia tiếp tục quan tâm, nghiên cứu, đóng góp những ý kiến quý báu để Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 19-NQ/TW thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng Đề án quan trọng này.
Ông Nguyễn Thành Phong chia sẻ 'rất áy náy khi rời TP.HCM lúc này'
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên chia sẻ, khi nhận quyết định phân công và điều động nhận nhiệm vụ mới, Chủ tịch TP.HCM Nguyễn Thành Phong nói: Tôi rất áy náy phải rời TP lúc này. Đáp lại, ông Nên nói: Chúng ta đã cố gắng hết sức.
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên phát biểu tại kỳ họp - Ảnh: T.H.
Sáng 24-8, phát biểu tại kỳ họp thứ hai, HĐND TP.HCM khóa X, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên đã dành sự chia sẻ về việc Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong vừa được Bộ Chính trị quyết định nhận nhiệm vụ mới.
Ông Nên nói việc ông Phong được Bộ Chính trị điều động, phân công giữ chức phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương đã nằm trong phương án công tác nhân sự Đại hội Đảng XIII.
Quyết định này được đưa ra thời điểm hiện nay đã được Bộ Chính trị cân nhắc kỹ lưỡng.
Ông Nên nhấn mạnh ông Phong đã có thời gian dài gắn bó với TP.HCM, là cán bộ sớm trưởng thành từ công tác thanh niên. Hơn 35 năm công tác, ông Phong đã hoạt động sôi nổi. Nhất là trên cương vị phó bí thư Thành ủy, chủ tịch UBND TP.HCM, ông Phong luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
"Đảng bộ, chính quyền, nhân dân TP.HCM trân trọng, ghi nhận, cảm ơn tình cảm, nỗ lực và tâm huyết của đồng chí Phong. Đặc biệt hơn 80 ngày đêm căng mình cùng nhau ứng phó với đại dịch chưa từng có trong lịch sử, chúng ta sẽ không bao giờ quên những thời khắc này. Xin chúc đồng chí thành công trong nhiệm vụ mới và tiếp tục hỗ trợ, ủng hộ để phát triển TP thời gian tới", ông Nên nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Thành Phong thôi làm chủ tịch UBND TP.HCM - Ảnh: TỰ TRUNG
Tại kỳ họp, HĐND sẽ miễn nhiệm chủ tịch UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Nguyễn Thành Phong.
Ông Nguyễn Thành Phong sinh năm 1962, quê quán tỉnh Bến Tre, là tiến sĩ kinh tế. Ông Phong từng giữ các chức vụ bí thư Thành đoàn TP.HCM rồi bí thư Trung ương Đoàn.
Năm 2007, ông giữ chức bí thư Quận ủy quận 2, sau đó 2 năm được điều động làm phó bí thư Tỉnh ủy Bến Tre. Năm 2013, ông Phong được bầu làm chủ tịch HĐND tỉnh Bến Tre.
Tháng 3-2015, ông được Bộ Chính trị điều về làm phó bí thư Thành ủy TP.HCM nhiệm kỳ 2010 - 2015.
Tháng 12-2015, ông được bầu làm chủ tịch UBND TP nhiệm kỳ 2011-2016.
Đến tháng 6-2016, ông tái đắc cử chủ tịch UBND TP nhiệm kỳ 2016-2021.
Tuổi Trẻ Online tiếp tục cập nhật.
Ông Phan Văn Mãi sẽ được giới thiệu bầu làm Chủ tịch UBND TP.HCM Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ Online, tại kỳ họp thứ 2 HĐND TP.HCM khóa X, Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM Phan Văn Mãi sẽ được giới thiệu để HĐND TP bầu giữ chức chủ tịch UBND TP.HCM thay cho ông Nguyễn Thành Phong vừa nhận nhiệm vụ mới. Ông Phan Văn Mãi - phó bí thư thường trực Thành...