Thông minh nhất hay chỉ là những cỗ máy làm bài
Nền giáo dục của Trung Quốc hiện giờ thực sự rất hà khắc.
Kết quả của kì kiểm tra kiến thức và trí thông minh PISA mới đây cho thấy học sinh đến từ Thượng Hải đạt số điểm cao nhất toàn thế giới đã khiến các nhà giáo dục phương Tây rất ngưỡng mộ. Ở Mỹ, giới truyền thông cũng như các văn phòng bắt đầu lo ngại về sự phát triển ngày càng cao của hệ thống giáo dục Trung Quốc. Thậm chí trong vài năm gần đây, tổng thống Obama liên tục nhắc lại rằng số năm học của Mỹ ít hơn so với Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước châu Á khác thực sự là một điểm yếu của Mỹ trong quá trình cạnh tranh toàn cầu.
Hơn 5000 học sinh Thượng Hải đến từ 152 trường học đã làm bài kiểm tra trong vòng 2 tiếng về các môn Toán, tiếng Anh và đọc, và đã đạt điểm cao nhất trong số 70 quốc gia tham dự.
Không thể phủ nhận công sức của thầy trò Thượng Hải, nhưng nếu như đã quen thuộc với hệ thống giáo dục Trung Quốc, người ta sẽ thấy điều này không có gì ngạc nhiên.
Giống như rất nhiều các nước châu Á khác cũng giành được điểm số cao như Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, học sinh Thượng Hải nói riêng và Trung Quốc nói chung, đến năm 15 tuổi, đã trải qua 9 năm được rèn luyện trong môi trường giáo dục lấy các bài kiểm tra làm trung tâm, và trở thành những chuyên gia trong thi cử.
Thực tế, bài thi mà các học sinh phải tham dự trong 2 năm tới – trong kì thi đại học sẽ còn khắc nghiệt hơn rất nhiều, và đến khi đó, các học sinh đều trở thành những cỗ máy chuyên làm bài kiểm tra và bài thi. Những kì thi liên miên đã gây nên một hậu quả là hầu như các học sinh đều đánh mất niềm vui của tuổi thơ.
Video đang HOT
Từ khi học mẫu giáo, các em bé đã được phụ huynh cho tham gia các trường phụ đạo sau giờ học và cuối tuần, học toán và tiếng Anh. Những chiếc cặp đi học ngày càng nặng và khối lượng bài tập về nhà ngày càng nhiều. Vào cuối tuần, tại các công viên hay các tụ điểm giải trí, người ta khó có thể thấy nhiều trẻ em vì chúng đang đi học hoặc đang làm bài về nhà.
Học sinh Trung Quốc đang được đào tạo trở thành những cỗ máy làm bài thi.
Trẻ em Thượng Hải giờ đây có đầy đủ các chất dinh dưỡng và mức sống cao hơn, nhưng cuộc sống lại bị chi phối bởi các lớp học và các bài kiểm tra, vì thế không được hạnh phúc như thế hệ bố mẹ chúng, dù họ sống trong thời kì kinh tế thiếu thốn.
Mọi người ở Mỹ ngưỡng mộ học sinh Thượng Hải vì kết quả kiểm tra rất cao, nhưng ở Thượng Hải, cụm từ “làm bài kiểm tra giỏi” lại mang ý châm biếm, nói về các học sinh chỉ biết học và làm bài thi, nhưng thiếu sự tưởng tượng và tính sáng tạo.
Suy nghĩ độc lập, có logic, không có mặt trong hệ thống giáo dục Trung Quốc, khi mà các giáo viên luôn yêu cầu học sinh học thuộc và nhớ sách giáo khoa, luôn chỉ có một câu trả lời đúng cho các câu hỏi và các giáo viên không thích học sinh hỏi khó mình.
Chính vì điều này mà khi có cơ hội, phụ huynh Trung Quốc thường cho con cái mình ra nước ngoài học tập. Học sinh Trung Quốc rất ngưỡng mộ nền giáo dục phương Tây giúp phát triển sự sáng tạo và cái tôi cá nhân của học sinh. Điều này rất cần thiết cho thành công sau này, cho cuộc sống cũng như sự nghiệp.
Theo kênh14
Học sinh nông thôn bị bỏ lại phía sau
Các chuyên gia giáo dục Trung Quốc đang lên tiếng cảnh báo sự mất cân bằng trong nguồn tài liệu nghiên cứu học tập khiến các học sinh nông thôn rất khó khăn trong việc đạt được kết quả học tập cao và thi được vào những trường đại học mơ ước.
Xu hướng này có thể thấy rõ tại hai trường đại học hàng đầu Trung Quốc là đại học Thanh Hoa và đại học Bắc Kinh. Những sinh viên nông thôn chỉ chiếm khoảng 20% số sinh viên ở đây. Văn phòng tuyển sinh của hai trường đại học này thậm chí từ chối công bố số liệu chính xác về số sinh viên nông thôn với lý do "những số liệu này quá nhạy cảm không nên công bố công khai."
Tuy nhiên, theo thông tin từ năm 2005 của Viện nghiên cứu giáo dục thế kỉ 21, con số này ở đại học Bắc Kinh là 16.3% trong khi ở đại học Thanh Hoa là 17.6%
Hiện tượng rất phổ biến ở khắp đất nước Trung Quốc chứ không chỉ riêng tại hai trường đại học trên. Theo tờ China Daily thì những trường như đại học Nông nghiệp Trung Hoa hay đại học Nankai cũng chịu chung tình trạng này.
"Kiến thức thay đổi số phận con người và những trải nghiệm tại trường đại học mang đến cho sinh viên một cuộc sống hoàn toàn khác. Tôi đã phải chiến đấu rất vất vả bởi học đại học là cách duy nhất để những sinh viên nông thôn như tôi thoát khỏi cái nghèo và trở thành những người thành thị"- Fan Shuyin, hiện là phó giám đốc Trung tâm di dời và tái định cư thuộc Bộ Tài nguyên Trung Quốc cho biết. Ông Fan là một trong số những sinh viên nông thôn theo học tại đại học Bắc Kinh những năm 1966-1976: "Vào thời đó, phải có tới 80% sinh viên lớp tôi là đến từ tỉnh lẻ."
Có một khoảng cách rất lớn giữa các học sinh nông thôn và học sinh thành thị ở Trung Quốc
Nhưng giờ đây mọi chuyện không còn như thế. Học sinh nông thôn thường có kết quả học tập không được cao và không có được một hồ sơ đẹp như học sinh thành phố. Khi các học sinh thành phố tham gia các cuộc thi như Olympic Toán học hay các trại hè tiếng Anh, các học sinh nông thôn thường bị tụt lại phía sau vì thiếu thốn tài liệu học tập. Những kết quả của việc giao tiếp và ngôn ngữ cũng hạn chế vì môi trường biệt lập mà những học sinh này sinh sống nằm bên ngoài thế giới mà các học sinh thành phố đang tiếp cận.
Thậm chí các giáo viên giảng dạy tại các trường ở nông thôn thường không đạt đủ tiêu chuẩn, họ không có bằng cấp tương ứng về giáo dục nên không thể dạy dỗ học sinh ở mức tốt nhất có thể.
Hiện nay, bộ giáo dục Trung Quốc đang tiến hành chương trình đặc biệt nhằm thu hút các giáo viên giỏi về các vùng nông thôn. Hơn 180000 giáo viên sẽ giảng dạy tại 18000 trường học tỉnh lẻ, bù lại, họ sẽ được theo học để lấy bằng thạc sĩ giáo dục mà không phải thi đầu vào. Tuy nhiên, rất nhiều giáo viên vẫn rời đi sau một thời gian giảng dạy. Vấn đề là ở sự cô lập, cả về địa lý, kinh tế, xã hội và sự chuyên nghiệp.
Bộ giáo dục đã cho phép 22 trường đại học trọng điểm được đặc cách tuyển những sinh viên tài năng vào trường. Những sinh viên có năng khiếu nghệ thuật, thể thao, văn học sẽ được nhận vào những trường top dù điểm ở trường không được cao cho lắm. Hiện nay chương trình này đã thu hút tới 80 trường đại học tham gia.
Mặc dù vậy, những bài kiểm tra năng khiếu dành cho những trường hợp xuất chúng cũng được cho rằng nằm ngoài khả năng của những học sinh nông thôn. "Chúng không có những giáo viên tiếng Anh đủ quy chuẩn, đừng nói đến gia sư sau giờ học hay thầy cô hướng dẫn" - Các chuyên gia cho rằng cần có sự thay đổi trong việc thi tuyển nhằm khắc phục sự không cân bằng về giáo dục giữa nông thôn và thành thị.
Theo PLXH
Cô giáo Việt 14 năm cống hiến nơi xứ người Đến nay, 14 năm xa Tổ quốc thì có đến 10 năm cô giáo Phương cống hiến cho nền giáo dục Ănggola. Xa gia đình nhưng bà vẫn tự hào là hậu phương vững chắc nuôi dưỡng tài năng cho ba nhà khoa học của gia đình. Người phụ nữ Việt với sứ mệnh cầu nối bang giao Việt Nam - Ănggola Bà...