Thông đường 60m KĐT An Vân Dương, bất động sản tại đất vàng cố đô “tăng nhiệt”
Giá bất động sản tại KĐT An Vân Dương, thành phố Huế “tăng nhiệt” ngay khi thông tin đường nối Phạm Văn Đồng đến đường Thủy Dương – Thuận An chuẩn bị thông đường vào tháng 08/2018 được công bố.
Thông đường 60m KĐT An Vân Dương – Cú hích lớn về hạ tầng
Dự án Đường nối từ đường Phạm Văn Đồng đến đường Thủy Dương-Thuận An (thuộc phường Vỹ Dạ thành phố Huế và xã Thủy Vân, thị xã Hương Thủy) được được phê duyệt từ 07/2012, do Ban Quản lý Phát triển khu đô thị mới làm chủ đầu tư có tổng mức đầu tư 127,33 tỷ đồng và chiều dài tuyến 2.285m, được thiết kế theo tiêu chuẩn đường phố, gồm 240m đường mặt cắt 26m từ đường Phạm Văn Đồng đến sông Như Ý và cầu vượt sông Như Ý và 2.045m đường mặt cắt 60m từ cầu vượt sông Như Ý đến đường Thủy Dương – Thuận An.
Đây là dự án trọng điểm nhằm phát triển và hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông trục chính khu B – đô thị mới An Vân Dương theo quy hoạch, kết nối khu đô thị mới với trung tâm thành phố, nâng cao giá trị sử dụng đất, thu hút nhà đầu tư, phục vụ triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn đô thị mới An Vân Dương. Sau khi chính thức thông đường vào tháng 08/2018, thời gian di chuyển từ trung tâm thành phố đến KĐT An Vân Dương được rút ngắn xuống chỉ còn 10 phút, giúp bất động sản khu vực này phát triển mạnh mẽ.
Đường nối Phạm Văn Đồng đến đường Thủy Dương – Thuận An là cầu nối quan trọng giúp rút ngắn thời gian di chuyển giữa trung tâm thành phố Huế và KĐT An Vân Dương.
Bất động sản đất vàng cố đô tăng nhiệt liên tục
Từ đầu năm 2018, khi cơn sốt đất Đà Nẵng giảm nhiệt và làn sóng đầu tư chuyển dịch sang Huế thì lượng giao dịch bất động sản phía Nam thành phố đã vô cùng sôi động. Theo thống kê, biểu đồ diễn biến giá đất trong năm 2018 va bất động sản tại khu đô thị An Vân Dương đang biến động khá cao với đà tăng trương đươc ươc tinh khoang 30%. Sau thông tin thông đường Phạm Văn Đồng, giá bất động sản của các dự án ở đây càng tăng trưởng mạnh.
Tiêu điểm như dự án Apec Royal Park do APEC GROUP làm chủ đầu tư với tổng diện tích 34,7ha và tổng vốn đầu tư 10.000 tỷ đồng, nằm ở trung tâm khu B, KĐT An Vân Dương và liền kề trục đường Thủy Dương – Thuận An. Đây là dự án cao cấp duy nhất tại KĐT An Vân Dương mở bán vào tháng 8, cùng thời điểm tuyến đường Phạm Văn Đồng – Thủy Dương – Thuận An đưa vào sử dụng. Hiện tại lượng tìm kiếm Apec Royal Park đã tăng đột biến, thu hút cả khách hàng đầu tư và khách hàng có nhu cầu ở.
Video đang HOT
Chị Nguyễn Ngọc Mai, nhà đầu tư tại Huế đang chuẩn bị đầu tư sản phẩm biệt thự đơn lập Apec Royal Park phân tích “Sau khi đường nối từ đường Phạm Văn Đồng đến đường Thủy Dương – Thuận An thông xe, giá bất động sản ở An Vân Dương chắc chắn chỉ tăng chứ không giảm. Apec Royal Park có vị trí đẹp, giá hấp dẫn, lại là dự án cao cấp hiếm hoi mở bán thời điểm này, đầu tư sớm sẽ rất lợi bởi giá tốt và nhiều lựa chọn.”
Apec Royal Park không chỉ sở hữu vị trí phong thủy thịnh vượng mà còn có lợi thế hạ tầng hoàn thiện, dễ dàng kết nối tới trung tâm thành phố, sân bay Phú Bài và các vùng lân cận.
Theo đánh giá của ông Hồ Xuân Vinh, giám đốc APEC Land Huế, “Từ xưa tới nay, cứ ở đâu mở đường thì ở đó hình thành xu hướng phát triển các dự án bất động sản, đây đã là quy luật rồi. Việc thông đường Phạm Văn Đồng- Thủy Dương – Thuận An sẽ giúp các dự án bất động sản khu Nam thành phố trở nên hấp dẫn hơn. Đặc biệt, KĐT An Vân Dương lại là trọng tâm trong chiến lược quy hoạch đô thị của thành phố Huế nên bất động sản khu vực này chắc chắn sẽ phát triển và tăng giá mạnh trong tương lai”.
Apec Royal Park là dự án thành phố xanh lớn nhất miền Trung được xây dựng tại khu B, KĐT An Vân Dương, TP. Huế với tổng diện tích 34,7 ha và tổng mức đầu tư 10.000 tỷ đồng do APEC Group làm chủ đầu tư.
Dự án cung cấp đa dạng các loại hình sản phẩm shophouse, nhà phố liền kề, biệt thự, 10 tòa chung cư với khoảng 3000 căn hộ; 04 khu tổ hợp dịch vụ; 02 tòa trung tâm thương mại hỗn hợp cùng với chuỗi tiện ích đồng bộ, đẳng cấp chuẩn 5 sao. Apec Royal Park hứa hẹn sẽ làm thay đổi hoàn toàn phong cách sống và vị thế cuộc sống của người dân xứ Huế.
Theo Trí thức trẻ
Vì sao dòng vốn ngoại lại rầm rộ "săn" dự án bất động sản Việt Nam?
Đầu tư bất động sản liên quan rất nhiều đến luật lệ địa phương, nhất là vấn đề pháp lý, do vậy đây là một trong những yếu tố giúp cho thị trường Việt Nam được chú ý nhiều hơn bởi nhà đầu tư châu Á.
Đó là nhận xét của ông Sử Ngọc Khương, chuyên gia bất động sản đến từ Savills Việt Nam. Cũng theo ông Khương, nhờ vào sự tăng trưởng kinh tế vĩ vô tích cực và thị trường bất động sản, Việt Nam đang trở thành điểm đến của dòng vốn châu Á.
Dòng vốn đầu tư từ các nhà đầu tư châu Á đang hướng vào Việt Nam
So với nhiều nước trong khu vực, thị trường BĐS Việt Nam vẫn có nhiều lợi thế hơn trong việc thu hút nhà đầu tư. Đó là dân số trẻ, nhu cầu nhà đất và tiềm năng thị trường còn rất lớn, nhất là giá nhà tại Việt Nam hiện vẫn còn khá thấp so với các nước trong khu vực như Hong Kong, Singapore, Malaysia, Indonesia...
Theo ông Khương - Giám đốc Đầu tư của Savills Việt Nam, so với các nhà đầu tư châu Âu, châu Mỹ thì các nhà đầu tư châu Á có sự gần gũi về vị trí địa lý, tương đồng về văn hóa nhiều hơn. Sự khác biệt văn hóa dẫn đến khác biệt thị trường. Hơn nữa, bản chất đầu tư BĐS liên quan rất nhiều đến luật lệ địa phương, nhất là vấn đề pháp lý sở tại, do vậy đây là một trong những yếu tố giúp cho thị trường BĐS Việt Nam được chú ý nhiều hơn bởi nhà đầu tư châu Á.
Còn với các nhà đầu tư châu Mỹ, châu Âu thì lại ưa chuộng kênh đầu tư chứng khoán hơn, các cổ phiếu bất động sản, bởi họ quan tâm đến tính thanh khoản, và họ ít tham gia với cấp độ dự án hay công ty mà chọn lựa công ty niêm yết với tư cách nhà đầu tư tài chính. Vi thế, có thể nhận thấy, các nhà đầu tư châu Âu và châu Mỹ tham gia chứng khoán bất động sản không ít hơn những nhà đầu tư châu Á, thông qua các quỹ đầu tư, tổ chức định chế tài chính.
Ngoài ra, dù không tham gia đầu tư vào xây dựng dự án, nhưng các nhà đầu tư châu Âu, Mỹ lại tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ liên quan đến bất động sản. Những thương hiệu quản lý vận hành văn phòng, khu nghỉ dưỡng, khách sạn, căn hộ dịch vụ, trung tâm thương mại, tư vấn đầu tư, nghiên cứu thị trường, kết nối khu công nghiệp... đều là những đơn vị nổi bật đến từ châu Âu, châu Mỹ.
Bằng những hình thái khác nhau thì họ vẫn tham gia vào thị trường bất động sản Việt Nam và thế giới tài phiệt ở những lục địa này với mũi nhọn về tài chính, ngân hàng, bất động sản đều không thể để một thị trường hấp dẫn và đầy tiềm năng như Việt Nam ra khỏi bản đồ đầu tư của họ.
Pháp lý cởi mở, hạ tầng hoàn thiện, M&A BĐS sẽ tiếp đà phát triển
Ông Sử Ngọc Khương - Giám đốc Đầu tư Savills Việt Nam: "M&A sẽ còn tiếp tục đóng vai trò là một trong các kênh đầu tư quan trọng của các doanh nghiệp kinh doanh BĐS."
Cơ sở hạ tầng được cải thiện, các tuyến đường kết nối thuận tiện với khu trung tâm giúp nâng cao triển vọng phát triển của các khu đô thị trong thời gian tới. Chính phủ cũng đang thực hiện việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, nâng cao tính cạnh tranh của môi trường kinh doanh nhằm tiếp tục thu hút nguồn vốn nước ngoài vào Việt Nam.
Liên quan đến các vướng mắc từ chính sách, từ 1/7/2015, các chính sách liên quan đến BĐS được quy định ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau và tập trung vào các điều luật như: Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, thuế liên quan đến bất động sản...
Hiện có khoảng 5 điều luật đang đưa ra nghiên cứu soạn thảo lấy ý kiến, trình Quốc hội liên quan đến thị trường bất động sản. Với sửa đổi tập trung vào những nội dung liên quan đến Luật Quy hoạch đã được Quốc hội thông qua, có những nội dung liên quan đến việc đơn giản hóa thủ tục, cắt giảm bớt điều kiện kinh doanh, tạo điều kiện thông thoáng hơn cho các nhà đầu tư.
Có thể thấy, theo ông Khương, điều này qua việc dự thảo Luật đất đai sửa đổi dự kiến bổ sung quy định cho phép người nước ngoài thuộc trường hợp được sở hữu nhà ở tại Việt Nam và chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo quy định của Luật nhà ở được có thêm quyền sử dụng đất.
Dự thảo Luật đầu tư đã đơn giản hóa thủ tục góp vốn, mua cổ phần khi quy định rõ chỉ khi nào việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp làm tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ trong tổ chức kinh tế kinh doanh ngành, nghề đầu tư có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài thì nhà đầu tư nước ngoài mới phải xin chấp thuận cho việc góp vốn, mua cổ phần này. Quy định này sẽ tạo thuận lợi cho các giao dịch mua bán- sáp nhập doanh nghiệp (M&A) của nhà đầu tư nước ngoài và có thể giúp thị trường M&A sôi động hơn.
Với những hỗ trợ trên, chuyên gia Savills dự báo hoạt động M&A tại thị trường BĐS Việt Nam được kỳ vọng sẽ diễn ra sôi nổi trong năm 2018. Các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là Nhật Bản, Hồng Kông, Hàn Quốc và Singapore sẽ tiếp tục chọn Việt Nam là thị trường tiềm năng để đầu tư vốn cũng như hợp tác phát triển nhiều dự án...
Các nhà đầu tư trong nước là các tập đoàn lớn, bằng sự am hiểu và kinh nghiệm lâu năm trên thị trường cũng sẽ không kém cạnh khi mua lại những dự án hay khu đất tiềm năng để phát triển sản phẩm của mình. Điều này có thể thấy được qua tình hình hiện tại của thị trường văn phòng tại trung tâm Tp.HCM, Hà Nội hay thị trường khách sạn tại các địa điểm thu hút nhiều khách du lịch như Nha Trang, Đà Nẵng, Hội An...
Chi tiết, nhà đầu tư M&A sẽ dành sự quan tâm đặc biệt đến phân khúc văn phòng và khách sạn, theo sự gia tăng FDI và du lịch đang bùng nổ. Bất động sản công nghiệp và logistics cũng sẽ thu hút các nhà đầu tư bởi tiềm năng phát triển mạnh mẽ.
Bất động sản nhà ở, căn hộ vẫn là chủ đạo trong thị trường hiện tại. Mặt khác, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ ưu tiên các dự án có thủ tục pháp lý minh bạch, đã được giải phóng mặt bằng để có thể xây dựng hoặc khai thác trong thời gian sớm nhất nhằm giảm thiểu rủi ro.
Bảo An
Theo Trí thức trẻ
Quyết định chính thức việc Thanh tra toàn diện các dự án của Tập đoàn Lã Vọng Ngày 27/7, Thanh tra Chính phủ đã có Quyết định số 687/QĐ-TTCP về việc thanh tra toàn diện các dự án của Cty CP Thương mại và Dịch vụ Lã Vọng (Tập đoàn Lã Vọng) và các đơn vị thành viên trên địa bàn Hà Nội. Xung quanh một số vi phạm của Tập đoàn Lã Vọng tại những dự án "tai tiếng"...