Thống đốc Ngân hàng Nhà nước lên tiếng về thời điểm bỏ trần lãi suất
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Minh Hưng khẳng định việc giữ trần lãi suất cần thiết trong bối cảnh hiện nay, sẽ bỏ quy định này khi thời điểm thích hợp.
Trong phiên chất vấn sáng 1/11, đại biểu Phạm Đình Cúc (Bà Rịa – Vũng Tàu) chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng về giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và thời điểm nào sẽ bỏ quy định trần lãi suất.
Trả lời vấn đề này, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, vừa qua Ngân hàng Nhà nước đã ban hành 10 thông tư chỉ đạo tăng cường ứng dụng không dùng tiền mặt, như ban hành bộ tiêu chuẩn về thẻ chip nội địa ATM, tiêu chuẩn về QRCode…
“Cơ sở hạ tầng, công nghệ cho thanh toán không dùng tiền mặt đang được cải thiện”, ông Hưng nói.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Minh Hưng. (Ảnh: SGGP)
Cụ thể, đến cuối tháng 8/2018, số lượng máy POS tăng gần 24% so với năm 2016, hệ thống điện tử liên ngân hàng được vận hành thông suốt, số lượng và giá trị giao dịch tăng lần lượt 28,3% và 30,1% so với năm 2017.
Các giao dịch ứng dụng phương thức thanh toán mới tăng trưởng mạnh, qua internet tăng 48% về số lượng và hơn 27% giá trị; qua điện thoại di động tăng gần 40%…
Video đang HOT
Thanh toán không dùng tiền mặt khu vực công được mở rộng, đến cuối tháng 8/2018 hệ thống điện tử liên ngân hàng kết nối với hệ thống thuế, kho bạc 63 tỉnh, thành phố.
Liên quan đến chất vấn của đại biểu Phạm Đình Cúc về việc duy trì trần lãi suất mang tính phi thị trường, Thống đốc Lê Minh Hưng đồng thuận với quan điểm đại biểu “cần hạn chế biện pháp hành chính, xác lập lãi suất thị trường”.
Nhưng ông Hưng đưa ra ví dụ: Năm 2011, thị trường có diễn biến bất lợi ảnh hưởng tới vĩ mô nên Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng trần lãi suất tiền gửi với VNĐ các kỳ hạn. Vừa rồi đã gỡ bỏ các quy định, chỉ còn áp trần lãi suất với tiền gửi bằng VNĐ dưới 6 tháng.
“Thị trường vốn chưa đáp ứng được vốn cho nền kinh tế, ngân hàng vẫn là kênh chủ lực cung ứng vốn, nên biện pháp hành chính cần thiết đảm bảo an toàn hoạt động tiền tệ. Ngoài ra, số lượng ngân hàng nhiều, chất lượng chưa đồng đều nên trần lãi suất dưới 6 tháng giúp neo tâm lý kỳ vọng lạm phát, giữ ổn định kinh tế vĩ mô. Việc duy trì trần lãi suất cũng giúp ổn định hệ thống tín dụng”, ông Minh nói.
Khẳng định việc giữ trần lãi suất cần thiết trong bối cảnh hiện nay, song Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ bỏ quy định này khi thời điểm thích hợp.
Ngọc Vy
Theo vtc.vn
Lãi suất ngân hàng MaritimeBank mới nhất là bao nhiêu?
Thông tin từ Ngân hàng MaritimeBank cho thấy, lãi suất tiền gửi tại nhà băng này phụ thuộc vào số tiền gửi các hạng mức dưới 50 triệu đồng và trên 50 triệu đồng.
Cụ thể, lãi suất ngân hàng MaritimeBank với tiền gửi tiết kiệm dưới 50 triệu đồng, kì hạn một tháng là 4,85 %/năm; hai tháng là 4,95%/năm; ba tháng - 5 tháng là 5,25%/năm. Tiền gửi đối với kì hạn 7 tháng, 8 tháng và 18 có lãi suất cao nhất là 6,9%/năm. Tiết kiệm kì hạn 9 tháng và 13 tháng là 6,7%/năm. Lãi suất tiết kiệm kì hạn 10 tháng, 11 tháng, 13 tháng là 6,8%/năm; kì hạn 15 tháng 6,85%/năm. Hai kì hạn cuối là 24 tháng và 36 tháng có cùng lãi suất 6,6%.
Lãi suất tiết kiệm với số tiền gửi từ 50 triệu đồng đến một tỉ đồng được MaritimeBank qui định như sau: kì hạn một tháng có lãi suất là 5,0%/năm; hai tháng là 5,1%/năm; ba tháng là 5,2%/năm; 4 tháng là 5,4%; 5 tháng là 5,5%. Các kì hạn 6 tháng, 7 tháng, 8 tháng, 9 tháng, 10 tháng, 11 tháng, 12 tháng có cùng chung lãi suất 6,9%/năm.
Tiết kiệm kì hạn 13 tháng là 7,0%; kì hạn 15 tháng là 7,05%. Riêng tiết kiệm kì hạn 18 tháng có lãi suất cao nhất là 7,1%. Hai kì hạn cuối là 24 tháng và 36 tháng cùng giữ lãi suất 6,8%.
Với số tiền gửi tiết kiệm trên một tỉ đồng, kì hạn một tháng có lãi suất là 5,1%/năm; hai tháng là 5,2%/năm; ba tháng 5,3%/năm; kì hạn 4 tháng và 5 tháng là 5,5%. Kì hạn 6 tháng có lãi suất 6,7%/năm; kì hạn 4 tháng và 5 tháng cùng lãi suất 5,5%/năm. Kì hạn 6 tháng là 6,7%; kì hạn 7 tháng và 8 tháng cùng giữ lãi suất 6,9%/năm.
Đồng thời, kì hạn 10 tháng và 11 tháng cũng giữ chung lãi suất 7,0%/năm. Tiết kiệm kì hạn 9 tháng có lãi suất 6,0%. Kì hạn 12 tháng có lãi suất 7,1%/năm; kì hạn 13 tháng là 7,2%/năm; kì hạn 15 tháng và 18 tháng lần lượt giữ lãi suất là 7,25%/năm và 7,3%/năm. Hai kì hạn cuối là 24 tháng và 36 tháng có lãi suất 7,0%.
Thông tin từ Ngân hàng MaritimeBank cho thấy, lãi suất tiền gửi tại nhà băng này phụ thuộc vào số tiền gửi các hạng mức dưới 50 triệu đồng và trên 50 triệu đồng. Ảnh minh họa.
Trong tháng 10, Agribank cùng 3 ngân hàng thương mại có vốn nhà nước chi phối là Vietcombank, Vietinbank, BIDV cũng đồng loạt tăng lãi suất huy động VND với mức 0,1-0,3%/năm, đưa lãi suất phổ biến lên: Kỳ hạn 1-2 tháng là 4,5%/năm; kỳ hạn 6-9 tháng: 5,5%/năm; kỳ hạn 3 đến dưới 4 tháng: 4,8%/năm. Đây là lần thứ 2 liên tiếp trong hơn 2 tháng qua các ngân hàng này tăng lãi suất.
Tại các ngân hàng cổ phần như Techcombank, Eximbank, LienVietPostBank, TPBank..., lãi suất huy động VND cũng được điều chỉnh tăng. Theo đó, lãi suất kỳ hạn 1 và 2 tháng là 4,6%; lãi suất 4,7%-5,45%/năm dành cho kỳ hạn 3 tháng; kỳ hạn 6 tháng được hưởng lãi suất 5,6-6,1%/năm.
Trong khi hàng loạt các ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi từ tháng 10 thì ngân hàng Sacombank mức lãi suất vẫn tương đương với tháng 9. Theo đó, lãi suất đối với tiền gửi khách hàng cá nhân kì hạn hai tháng là 5,2%.
Tiết kiệm kì hạn 3 tháng, 4 tháng và 5 tháng giữ nguyên lãi suất là 5,3%. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm là 6,15% cũng được Sacombank áp dụng cho kì hạn 6 tháng, 7 tháng và 8 tháng.
Tiết kiệm kì hạn 10 tháng và 11 tháng có lãi suất là 6,2%. Lãi suất kì hạn 18 tháng là 7,2%/năm; lãi suất kì hạn 13 tháng 7,8%/năm (kì hạn này chỉ áp dụng cho số tiền gửi từ 100 tỉ trở lên).
Lãi suất đối với tiền gửi cá nhân các kì hạn còn lại lần lượt là 6,9% (kì hạn 12 tháng); 7,06% (kì hạn 15 tháng); 7,2% (kì hạn 18 tháng); 7,3% (kì hạn 24 tháng). Lãi suất ở kì hạn 36 tháng cao thứ hai trong biểu lãi suất của Sacombank, cụ thể là 7,4%
Hoàng Dương
Theo vietq.vn
Hạn chế nguồn vốn vay trung dài hạn, ai sẽ bị ảnh hưởng? Chỉ còn 2 tháng nữa là quy định tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn sẽ giảm từ 45% về còn 40% chính thức có hiệu lực. Liệu diễn biến này sẽ có những tác động nào đến nền kinh tế nói chung cũng như ngành ngân hàng nói riêng? Không chỉ ảnh hưởng đến các ngân hàng...