Thông điệp về sống biết yêu thương qua từng bài giảng của cô giáo dạy Văn
Cô Phượng chia sẻ quan điểm, yêu thương là vị muối của cuộc đời, là cội rễ của mọi sự hi sinh. Thông qua từng bài giảng, cô luôn muốn truyền thông điệp hãy sống biết yêu thương tới học trò.
Cô Phùng Thị Phượng luôn gần gũi, quan tâm tới học sinh để nắm bắt tình hình, từ đó áp dụng phương pháp giảng dạy phù hợp.
Trưởng thành từ gian khó
Vào ngành giáo dục từ năm 1997, đến nay, cô Phùng Thị Phượng – Giáo viên môn Ngữ văn Trường THCS Lê Hồng Phong (Hà Đông, Hà Nội) đã có 25 năm gắn bó với nghề giáo. Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây và có hơn 17 năm công tác tại các trường học miền núi, xa trung tâm; tới năm 2014 cô mới chuyển về dạy tại ngôi trường hiện tại. Trong suốt chừng ấy năm cống hiến, cô Phượng đã có biết bao kỷ niệm khó quên bên lớp lớp học trò.
“Những năm tháng dạy học trên miền núi khổ nhất là điện không có, trường lớp là tranh tre, vách nứa. Tôi rất nhớ những ngày cùng học sinh vào rừng chặt nứa về đan vách, làm mái dựng lớp cho các em học. Nền lớp học là đất bột nên mỗi khi tan học là cô trò xách nước dội vào lớp để hôm sau đến lớp không bị bụi. Hành lang lớp học chỉ là mấy tấm ván ghép lại thô sơ cao chừng 70 cm. Mưa thì hắt vào tận chỗ các em ngồi, nắng thì di chuyển chỗ mãi vẫn không hết nắng.
Những buổi giảng bài của mình, học trò có thể nghe được cả tiếng cô giáo dạy ở lớp bên cạnh. Thậm chí có em ngồi cuối lớp còn khoét vách để nhòm sang trêu ghẹo các bạn lớp bên. Thế nhưng từ những mái trường đơn sơ ấy mà cô trò chúng tôi gắn bó với nhau hơn. Nhiều học trò giờ đã có gia đình nhỏ nhưng vẫn nhớ về tôi, vẫn nhắc về những tháng năm gian khó đó như một phần của kí ức tuổi thơ. Cuộc sống hiện tại tôi vẫn thường xuyên giúp đỡ các em đó mỗi khi gặp khó khăn” – cô Phượng nhớ lại.
Một buổi sinh hoạt dưới cờ năm 2020 của cô trò Trường THCS Lê Hồng Phong, Hà Đông.
Khi trở về quê hương Chương Mỹ giảng dạy tại Trường THCS Thủy Xuân Tiên thì kỉ niệm cũng vẫn luôn ăm ắp trong tâm trí cô giáo trẻ. Cô giáo Phùng Thị Phượng nhớ như in những lần chuẩn bị ngày mai là học sinh thi vào 10 nhưng gia đình nhất định không chịu cho con thi chỉ vì gia đình còn quá khó khăn. Cô đã lên tận nhà thuyết phục và không quên mua sữa, đồ ăn cho học sinh.
Sáng sớm vì lo sợ gia đình không đưa con đi thi nên cô đã đến nhà em đó từ sớm tinh sương để chờ đưa em đi. Năm ấy lớp cô Phượng có rất nhiều học sinh hoàn cảnh đặc biệt như gia đình nghèo không có cái ăn, bố mẹ thì ly dị. Cô đã luôn che chở, gần gũi và bảo ban các em. Có lúc cô vét hết những đồng tiền của mình trong túi để đưa các em đi mua thức ăn. Giờ các em cũng đều đã trưởng thành và có gia đình. Chúng vẫn thường xuyên về thăm hỏi và gọi cô với một tiếng thân thương là “mẹ Phượng”.
Video đang HOT
Thông điệp yêu thương qua từng bài giảng
Thời gian qua khi dịch Covid-19 bùng phát, học sinh phải nhiều lần chuyển đổi hình thức học trực tiếp – trực tuyến. Thời gian đầu các em làm quen với học online cô luôn yêu cầu các em bật micro và camera để giáo viên biết không gian học tập của các em có đảm bảo không. Và khi bật camera sẽ có tác dụng ít nhiều học sinh ngồi học nghiêm túc hơn vì sợ cô phát hiện mình làm việc riêng. Đây cũng là cách để nâng cao chất lượng học tập của học trò.
Cô Phùng Thị Phượng (thứ hai từ trái sang) trong lễ tuyên dương khen thưởng các nhà giáo mẫu mực ngàng giáo dục quận Hà Đông năm 2020.
“Trong quá trình học tập, tôi thường xuyên yêu cầu các em nộp bài vào nhóm để cô chấm chữa bài cho từng em. Đây là việc tôi duy trì trong các tiết học, giờ học tránh học sinh chểnh mảng việc học và tạo sức ì. Tôi quan điểm, nếu học sinh lơ là một lần là sẽ bị những cám dỗ khác lôi kéo ngay, nhất là trong thời gian học online như hiện nay. Trong các bài giảng tôi luôn đưa học sinh vào các tình huống thực tế để tạo sự lôi cuốn, hứng thú và cũng để các em tự rút ra bài học cho bản thân.
Bên cạnh đó, tôi luôn giao bài cho học sinh chuẩn bị, tham gia các gameshow mini, sinh hoạt theo chủ đề. Trong đó, các em tự xây dựng kịch bản, thiết kế nội dung và phân công nhau thực hiện. Trong thời gian tới, tôi tiếp tục thực hiện việc phân loại học sinh để có kế hoạch theo dõi tình hình học tập của các em. Đồng thời, tôi định hướng cho học trò thi vào lớp 10 trường nào để phù hợp với năng lực của mình”, cô Phượng nhấn mạnh.
Là phụ huynh có con đang học lớp 8A2 do cô Phượng chủ nhiệm, chị Nguyễn Thị Thu Hương chia sẻ: “Cháu nhà tôi học lớp cô Phượng từ năm lớp 6. Qua ba năm dạy các cháu nên chúng tôi nhận thấy cô là người giáo viên mẫu mực, hết lòng vì học trò. Dù đang bị bệnh và mới phải ghép thận, sức khỏe cũng bị ảnh hưởng nhưng không vì thế mà nhiệt huyết nghề giáo trong cô bị vơi bớt. Cô luôn chuẩn chỉ từ bài giảng và rèn nề nếp cho học sinh cho dù dạy online hay trực tiếp.
Thông qua những giờ giảng online môn Ngữ văn, tôi và nhiều phụ huynh khác cảm thấy chất văn của cô thực sự rất tuyệt vời và thấm đẫm chất nhân văn, tính giáo dục trong từng bài giảng cho học trò. Đến giờ Ngữ văn là các cháu rất hào hứng học tập, chúng tôi rất tin tưởng và quý mến cô Phượng”.
Với nhiều đổi mới sáng tạo trong giảng dạy, cô Phượng luôn được nhiều bậc phụ huynh quý mến, tin tưởng.
Nhận xét về người đồng nghiệp, cô Hoàng Thị Minh Phương – Hiệu trưởng Trường THCS Lê Hồng Phong cho hay, cô Phượng là một tấm gương cả về chuyên môn lẫn lối sống rất đáng để mọi người học tập. Dù mắc bệnh và phải tiến hành ghép thận từ tháng 7/2021, nhưng cô Phượng vẫn luôn tận tâm, nỗ lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ, những giờ dạy online vẫn được duy trì đều đặn. Trong công tác, cô Phượng là một giáo viên tâm huyết với nghề, với học trò, tinh thần trách nhiệm cao với công việc. Nhiều năm liền cô Phùng Thị Phượng là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở; Nhà giáo tâm huyết, sáng tạo thành phố năm học 2019-2020…
“Dịp Quốc tế Phụ nữ 8/3 hàng năm, cô giáo Phùng Thị Phượng cũng được học sinh tặng thơ, bưu thiếp kèm những lời chúc mừng do chính tay các em làm. Năm nay, trong tình hình dịch bệnh còn phức tạp, tôi luôn mong mỏi các em và gia đình an toàn để có thể chúng ta cùng nhau đến trường mà không lo sợ điều gì. Tôi hi vọng các em hiểu được những tâm sự, khát khao của tôi dành cho các em qua từng bài dạy để sống biết yêu thương. Bởi yêu thương là vị muối của cuộc đời. Yêu thương là cội nguồn, gốc rễ của mọi sự hi sinh. Đặc biệt trong ngày 8/3, các em hãy biết nói lời yêu thương tới những người phụ nữ thân yêu của mình” – cô Phượng tâm sự.
Bé trai ấm ức vì bố dượng nổi cáu, quát mắng nặng lời, người mẹ chỉ làm một hành động mà chồng lập tức thay đổi, yêu thương con riêng
Sự khéo léo của người mẹ đã giúp tình cảm giữa con trai riêng của mình và chồng mới trở nên tốt đẹp hơn.
Vì nhiều lý do mà không ít các cặp vợ chồng lựa chọn chia tay nhau dù đã có con chung. Dù yêu thương con nhưng họ cho rằng nếu trong gia đình bố mẹ luôn mâu thuẫn thì con cái khó mà hạnh phúc được. Bởi vậy họ lựa chọn cho nhau lối đi riêng sau nhiều lần cân nhắc và đi đến quyết định vẫn cùng nhau chăm sóc con cái.
Sau khi bố mẹ ly hôn, đứa trẻ ít nhiều chịu sự tổn thương nhất định, đặc biệt là khi bố, mẹ có người mới. Nếu không cư xử khéo léo, gắn kết tình cảm giữa con và mẹ kế/ bố dượng sẽ dẫn đến sự khó hòa hợp trong gia đình. Điều này ảnh hưởng không ít tới tính cách và sự phát triển của con trong tương lai.
Dưới đây là câu chuyện của chị Hoàng Thị Hiên (38 tuổi) kể về câu chuyện của con trai là bé Lê Minh Đức (8 tuổi) và chồng mới của mình - một người đàn ông quốc tịch Đức. Cũng như nhiều gia đình khác, hai bố con đôi khi xảy ra những bất đồng khó nói, sự hờn dỗi, tức giận và cả buồn bực. Thế nhưng bằng sự khéo léo của mình, chị Hiên đã giúp cho hai cha con trở nên yêu thương nhau hơn.
"Những điều không hoàn hảo trong cuộc sống:
Dạo này cậu bé nhà mình bước vào giai đoạn nổi loạn cộng với sự nuông chiều của ông bà nên con càng ương bướng và ít nghe lời bố mẹ hơn. Đỉnh điểm là khi ba yêu cầu bạn học bài thì bạn xin chơi thêm 10 phút nữa rồi mới học. Sẵn đang giận con mấy hôm tích tụ lại, chồng mình nổi cáu lên, thu hết đồ chơi của con gác lên cao. Bạn bé nhà mình cũng nổi giận đứng nhìn thách thức và không nói một lời xin lỗi.
Mình nhẹ nhàng đến bên con nói: Con xin lỗi ba đi, con miễn cưỡng làm theo nhưng thái độ chưa chân thành. Chồng mình thấy vậy liền quát lên: Tao không cần lời xin lỗi của mày rồi yêu cầu con ra khỏi phòng.
Con chạy về phòng riêng, chui vào một góc nhỏ ngồi lặng im. Mình bước theo con vào phòng, ôm lấy con và không nói gì cả. Một lúc sau con nói: Con không thích ba nữa, ba không thương con, ba thu hết Lego của con gác lên cao.
Mình vẫn ôm con: Ừ, mẹ biết nhưng hồi hai mẹ con mình mới sang đây ai mua một hộp bánh kẹo to để trong phòng con nhỉ, con có nhớ con được ăn một lúc hẳn 3 cái kẹo hình máy bay không? Rồi mình kể cho con nghe những kỉ niệm cùng ba, hai ba con cùng nhau lắp giường, đóng bàn học trong phòng con. Vào những ngày trời nắng đẹp cả nhà cùng đi chơi. Mình tìm trong điện thoại những bức hình hai cha con. Khuôn mặt con dần tươi tỉnh lại, con tham gia kể chuyện cùng mình khi mình quên những chi tiết nhỏ, hai mẹ con ôm nhau kể hết chuyện nọ chuyện kia.
Con trai chị Hiên đang cùng chơi cờ với ông bà, bên cạnh là người chồng mới của chị Hiên cũng đang chăm chú ngắm nhìn con.
Sau cùng mình hỏi con: Con biết tại sao hôm nay ba nổi giận không? Và mình kể cho con nghe công việc của ba, những hôm ba làm việc khuya ngủ quên luôn ở Sofa đến tận sáng hôm sau con cũng thấy. Con im lặng suy nghĩ. Mình nói: Ba rất thương hai mẹ con mình, ba đi làm, ba dạy con học và chơi cùng con, mẹ con mình thiếu gì ba cũng mua. Cậu bé nói: Con xin lỗi ba nhưng ba không cần. Mình khích lệ con: Nếu như con vừa ôm ba vừa xin lỗi thì mẹ nghĩ ba sẽ vui đấy.
Cậu bé nhút nhát vẫn không dám ra xin lỗi, mình khích lệ con: Mẹ đi cùng với con nhé. Hai mẹ con mình dắt nhau vào phòng, mặt chồng mình vẫn lạnh lùng. Con mình lí nhí nói lời xin lỗi nhưng mặt ba vẫn lạnh lùng. Mình nhìn con gật đầu khích lệ, con bước đến ôm cổ ba và nói: Con xin lỗi ba. Lúc này tảng băng lạnh lùng kia mới tan chảy, anh ôm lấy con và nói: Lần sau phải nghe lời ba nhé, việc học là rất quan trọng. Mình nhẹ nhàng rút lui để không gian riêng cho hai cha con. Một lúc sau nghe tiếng 2 cha con cùng nhau cười đùa, mình cũng âm thầm cười theo.
Tối đến trước khi ngủ, mình cảm ơn chồng đã đồng hành cùng mình dạy con mà không hề nhắc đến việc anh tức giận đuổi con ra khỏi phòng, mình tin anh đã tự hiểu. Mình nhấn mạnh tầm quan trọng của người cha trong việc giáo dục cậu con trai đang ngày một lớn, anh ôm mình và hứa sẽ cùng mình nuôi dạy con tốt nhất.
Đa số đàn ông dù có mạnh mẽ đến đâu cũng mềm lòng trước tình yêu thương hồn nhiên của con trẻ, mình đã lợi dụng điều này để kết nối chồng và con, những người không cùng một dòng máu và kết quả chồng và con mình ngày càng gắn kết, thương yêu và hiều nhau hơn", chị Hiên tâm sự.
Bé Đức bên bố dượng của mình.
Chia sẻ thêm về câu chuyện của bản thân, chị Hiên cho biết sau khi chia tay chồng cũ, chị đã tìm được hạnh phúc mới cho mình. Việc quyết định lập gia đình đã khiến chị trăn trở, suy nghĩ rất nhiều và hơn ai hết chị biết bản thân là người quan trọng nhất với con trai nên bằng mọi cách chị sẽ luôn ở bên, giúp gắn kết và không để con phải tổn thương.
"Mình cảm ơn cả hai bố con vì đã cùng cố gắng. Thời điểm mới sang Đức, con trai mình cũng phải mất một thời gian dài để hòa nhập với môi trường, bạn bè mới. Và lúc nào bên cạnh con cũng có mình. Hiện tại gia đình rất vui vẻ, hạnh phúc và mình hài lòng về điều đó. Con trai mình cũng đã vui vẻ, thích đi học và cháu còn rất giỏi môn Toán nữa", chị Hiên vui vẻ tâm sự.
Quả thực, việc lập gia đình mới là một quyết định cực kỳ dũng cảm, người mẹ sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn. Cả con riêng và chồng mới cũng vậy, nếu không có sự khéo léo, tinh tế thì rất khó để sống chung một cách yêu thương, hòa thuận. Thế nhưng ai cũng khen chị Hiên đã có hành xử rất đúng đắn, không để một ai phải khó xử, đặc biệt là con trai chị Hiên cũng không bị tổn thương khi mẹ có bến đỗ mới.
Miệng nói yêu nhưng về giường đàn ông để lộ "sơ hở" này, tốt nhất chị em nên tính "đường rút" càng sớm càng tốt Yêu một người phụ nữ chân thành, dù là mới bắt đầu hay đôi bên đã trải qua thời gian dài gắn bó, đàn ông vẫn sẽ dành một quỹ thời gian riêng của mình để tìm hiểu về đối phương. Yêu thương thể hiện bằng hành động, bởi sự chân thành không thể hiện bằng lời nói. Trong khi yếu điểm của...