Thơm nồng chả cá nhồng
Cá nhồng đem xay nhuyễn, thêm gia vị rồi làm chả thì không còn gì ngon bằng.
Một bữa tôi ra chợ thì nghe mấy người phụ nữ kháo nhau về một món ăn hấp dẫn chế biến từ cá nhồng. Lâu nay, người mua cá nhồng về chỉ có hai cách: con cá lớn, mổ bụng, cho rau hành vào trong rồi nổi lửa nướng; con cá nhỏ, thì chặt khúc 3 – 4cm, cho vào nồi kho mặn.
Vì vậy, khi nghe giới thiệu về món chả cá nhồng, tôi cũng tò mò mua và thử tài chế biến.
Chọn cá nhồng còn nhỏ, dài 20 – 25cm, to bằng ngón chân cái người lớn, làm sạch bụng, chặt bỏ đầu, đuôi, rửa sạch, rồi cho vào máy xay nhuyễn. Khi xay, nhớ thêm vài miếng thịt ba chỉ để tăng thêm độ béo cho món cá. Tại các chợ, có sẵn máy xay, và nếu khách có yêu cầu bỏ gia vị vào xay chung với cá cũng được đáp ứng ngay.
Video đang HOT
Dùng tay dập thành từng miếng để chuẩn bị chiên
Tuy nhiên, để có được món chả cá nhồng đặc biệt theo ý riêng của mình, thì ta nên tự tay nêm nếm, gia giảm các loại gia vị từ muối, mắm, đường, dầu, tiêu, ớt, hành, tỏi, nén, sả… Đêm các loại gia vị này rửa sạch, giã nhuyễn rồi trộn chung với cá nhồng đã xay.
Món chả cá nhồng hấp dẫn sau khi chiên
Chả cá nhồng có thể sử dụng để nấu canh chua với khế, chuối chát, măng… Song ngon và hấp dẫn nhất là chiên giòn chấm với mắm ớt. Khi ăn chả cá nhồng có vị thơm nồng khá đặc biệt. Món này cũng cực kỳ khoái khẩu đối với những người thích tụ tập lai rai chiều tối mùa thu đông.
Món chả cá nhồng thơm nồng, cay cay chấm với mắm
Theo ihay
Bò lụi Thốt Nốt làm say lòng người
Thốt Nốt không phải là vùng đất nổi tiếng về ẩm thực. Nhưng nếu đã từng nếm qua món bò lụi nơi đây thì không thể nào quên. Thậm chí nhiều người cho rằng, món bò lụi của Thốt Nốt có thể chinh phục được cả những thực khách khó tính nhất.
Chỉ cần đi qua cầu Thốt Nốt chừng 500m trên đoạn đường từ Cần Thơ đến An Giang là người ta đã có thể ngửi được mùi thơm của món bò lụi.
Mùi thơm của nó quyến rũ đến mức, hầu như ai đi ngang qua cũng phải ghé vào quán để thưởng thức cho bằng được món này.
Nhớ thời còn làm việc ở miền Tây, những lần đi công tác qua đoạn đường này, mặc dù không đói bụng nhưng tôi vẫn không thể cưỡng lại những hồi trống thúc giục của bao tử, đành phải ghé ngay vào quán để nhâm nhi vài xâu bò lụi nóng sốt.
Cái ngon của món này không phải chỉ ở mùi thơm ngào ngạt mà còn ở vị béo của thịt ba rọi được cuốn bên trong, bên ngoài được uớp sả cùng hành tỏi băm nhuyễn.
Có lần ghé qua quán, lân la tìm hiểu bí quyết làm món này, chị chủ quán không giấu nghề mà vui vẻ chỉ cho tôi cách chế biến. Theo đó công thức làm món bò lụi có vẻ rất dễ: chỉ cần nướng xâu thịt bò nạc và ba rọi có ướp sả và hành tỏi là xong.
Nhưng quả thật khi bắt tay vào làm mới thấy, chế biến món bò lụi ngon không hề đơn giản. Bởi, nếu cắt thịt nạc cuốn bên ngoài quá dày hay quá mỏng đều ảnh hưởng đến thịt ba rọi.
Phải biết chọn loại thịt ba rọi có lượng mỡ vừa đủ, nếu không ăn sẽ rất mau ngán. Thêm vào đó, nếu nướng lửa quá to thì thịt nạc bên ngoài chín nhưng thịt ba rọi lại không chín. Lửa quá nhỏ thì xâu thịt bò lâu chín mà lại hôi khói và không có được màu sắc bắt mắt.
Người dân miền Tây Nam Bộ có thói quen ăn kèm đồ nướng với các loại rau thơm khác nhau cùng bánh hỏi.
Và món bò lụi cũng không ngoại lệ. Thực khách của món bò lụi cũng góp phần vào việc làm món ăn có ngon hay không khi thể hiện tài cuốn bánh hỏi cùng lượng rau thơm, chuối chát, dưa leo, khế... vừa đủ cùng với thịt bò lụi.
Cuốn lại như vậy, người ăn mới cảm nhận được hết cái ngon của thịt bò hòa lẫn cùng vị chát ngọt của rau tươi, chuối non và chua của khế. Món bò lụi tại Thốt Nốt dùng kèm nước mắm tỏi ớt là ngon quên sầu.
Theo ihay
[Chế biến] - Nem nướng Long An Ngoài vị béo, thơm của nem, tươi ngọt của rau, món ăn này ghi điểm với 3 loại nước chấm khác nhau mang lại 3 hương vị khác nhau. Nguyên liệu: Thịt nạc làm nem: 500gr Tôm làm nem: 200gr Thịt mỡ làm nem: 200gr Thịt nạc làm tương: 100gr Tôm làm tương: 50gr Thịt mỡ làm tương: 50gr Bánh tráng mỏng: 1...