Thơm ngon bánh nghệ Thái Bình quê mình
Bánh nghệ có nguồn gốc từ đâu thì không ai biết, chỉ biết nó có từ rất lâu rồi và chỉ ở Thái Bình mới có. Làng Phú Cốc, huyện Kiến Xương là nơi ít ỏi còn lưu giữ nghề làm thức bánh đặc biệt này.
Không quá nhộn nhịp hay ồn ào, phiên chợ quê dân dã với nhiều thứ bánh thơm ngon, nao nức lòng người. Thu hút ánh mắt của người đi chợ là chõ bánh nghệ vàng rộm một vùng.
Chõ bánh nghệ trong phiên chợ của bà Hỡi
Bà Nguyễn Thị Hỡi với chõ bánh nghi ngút trong phiên chợ làng, hỏi về thức bánh truyền thống lâu đời của gia đình, bà vui vẻ kể : “ngày trước cả làng có đến chục người làm bánh. Sáng sáng, hàng chục người lại đội thúng bánh đi khắp các chợ bán. Ngày nay, không còn thấy ai bán nữa, chỉ còn hai chị em nhà bà bảo nhau giữ nghề”.
Nghề làm bánh của nhà bà Hỡi có từ lâu đời, “từ nhỏ đã thấy bà làm, rồi mẹ làm”. Bí quyết làm bánh được truyền từ đời này sang đời khác. Cứ thế truyền cho nhau, công thức bánh vẫn giữ nguyên, còn hương vị thay đổi đôi chút cho phù hợp.
Bánh có tên là bánh Nghệ bởi nguyên liệu chính là gạo tẻ và nghệ vàng. Nhưng thành công quan trọng của bánh nghệ là nhân bánh. Nhân bánh được bà Hỡi làm từ nước mắm, mỡ nước, tóp mỡ, thịt, hành khô và hạt tiêu.
Nhân bánh làm cho bánh có vị béo ngậy
Bánh có hình thoi hoặc tròn, tùy người lặn bánh. Nếm chiếc bánh nghệ, người ăn sẽ cảm nhận ngay được hương thơm của đất trời. Thoang thoảng hương thơm của nghệ, bùi dẻo của gạo tẻ, vị ngậy béo của thịt, mỡ và hành khô. Ăn xong bánh, cái dư vị quê hương vẫn còn quyện vào nơi đầu lưỡi.
Video đang HOT
Tưởng như đơn giản, nhưng làm ra chiếc bánh nghệ phải trải qua rất nhiều công đoạn và mất nhiều thời gian. Như bà Hỡi nói thì “để có được chõ bánh nghệ thơm ngon vàng tươi cũng cầu kỳ, kiểu cách lắm”.
Muốn bánh có màu vàng tươi, phải kén chọn nghệ già, rửa sạch, rồi luộc chín vừa, giã lấy nước, sau đó mới nhào với bột gạo. Có như vậy bánh với có màu ưng ý, mùi thơm đặc biệt và không có mùi hăng của nghệ.
Gạo làm bánh là gạo tẻ, không phải gạo nếp như nhiều loại bánh khác, gạo được chọn phải là gạo Thái Bình, ngâm cho vừa đủ dẻo, rồi nghiền thành bột. Bột phải ba phần ướt một phần khô, có như vậy bánh mới dẻo, không bị dính vào nhau và dễ ăn. Tiếp theo là công đoạn xôi bột, đây cũng là công đoạn khó nhất, xôi phải lên được hơi, việc này không phải ai cũng làm được.
Sau khi bột chín dùng tay nhào lặn cho thật kỹ lúc bột còn nóng, người làm bánh phải khéo léo nặn nhân đã làm sẵn vào bột nóng. Các công đoạn cũng mất đến 4 tiếng. Sáng hôm sau, dậy sớm bắc nồi bánh lên bếp hấp từ 1,5 giờ đến 2 giờ rồi mang ra chợ bán.
Thức quà quê đặc biệt này, không chỉ thơm ngon mà giá cũng phù hợp. Khách hàng chính của chị em bà Hỡi là các cháu học sinh đi học và người đi chợ sớm. Hương vị quen mà lạ, người ta chọn bánh nghệ vì nó thơm ngon, dân dã, không xa xỉ, với vài nghìn đồng bánh nghệ đã giúp người ta chắc bụng đến tận buổi trưa.
Cô Thu, một tiểu thương ở tận bên Nam Định sang chợ phiên từ sáng. Cô ghé qua nồi bánh nghệ của bà Hỡi. Cô chia sẻ “đây là thứ bánh lạ lùng, chưa thấy chợ nào có, nó có mùi vị rất đặc biệt. Giữa chợ vô vàn các loại bánh, cô chọn nó vì nó không có hóa chất, lại làm từ nghệ, giúp cô giải quyết phần nào bệnh đau dạ dày”.
Gần 30 năm làm bánh, bà Hỡi nhớ lại kỉ niệm “ngày trước phải giã gạo bằng tay, rất vất vả, giờ thì đã có máy xay bột sẵn, công việc đã nhàn hơn”. Điều đặc biệt và cũng không lí giải nổi, năm nào chị em bà cũng có vài nồi bánh bị hỏng, khi xôi bánh bị dính vào nhau, không bán được như là thử thách của tổ nghề.
Khác các thức bánh khác, chưa hết buổi chợ, nồi bánh nghệ đã hết. Người đi chợ quen, thấy bánh nghệ là mua. Mua không chỉ bởi nó lạ mà nó còn gần gũi, hợp khẩu vị với bao người. Thức bánh này ngày càng được ưa chuộng, nhiều người biết đến không chỉ bới giá trị ẩm thực, mà còn là giá trị dinh dưỡng tuyệt vời từ nghệ.
Nồi bánh của bà Hỡi, không đủ nuôi sống cả gia đình, nhưng cũng đủ tiền thức ăn và mua sắm vật dụng hàng ngày. Còn chợ quê, là bà còn làm bánh nghệ. Giữa vô vàn các thứ bánh len lỏi vào các ngõ ngách từng ngôi nhà thì bánh nghệ vẫn là thức bánh mà người con quê lúa lựa chọn khi quay về thăm quê.
Ăn gì ở Thái Bình: Top 5 món ngon thấm đẫm hương vị quê lúa
Thái Bình là một tỉnh có vùng biển cũng như những đặc điểm địa lý rất thú vị nằm ở khu vực đồng bằng Sông Hồng, đây được coi là vựa lúa lớn thứ hai của nước ta.
Thái Bình là vùng quê với nghề trồng lúa là chủ yếu. Do đó, ẩm thực Thái Bình mộc mạc, đạm bạc nhưng dạt dào hương vị đất trời. Dạo quanh quê lúa Thái Bình, VeXeRe.com sẽ chia sẻ với bạn top 5 món ngon đặc sắc mà bạn sẽ chẳng phải tìm "ăn gì ở Thái Bình" mỗi khi đến đây.
Ăn gì ở Thái Bình: Bánh cáy
Bánh cáy là loại bánh đặc sản nổi tiếng ở Thái Bình bao đời nay. Người dân Thái Bình có thói quen uống trà và rất thích uống trà. Vì thế mà bánh cáy là món ăn luôn có mặt trong phòng khách để thưởng thức cùng trà nóng. Bánh cáy có gừng cay nóng. Bánh có vị ngọt, bùi, chút béo đan xen cùng với độ giòn, lại vừa dẻo vừa dai.
Thức bánh dân giã này được làm từ đôi bàn tay khéo léo của người dân làng Nguyễn, xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng. Loại bánh này ngoài Thái Bình không thấy nơi nào có. Xưa kia đây là sản vật của người dân Thái Bình dùng để tiến vua. Nét độc đáo của bánh cáy làng Nguyễn chính là sự kết hợp các nguyên liệu từ hoa màu trong đời sống, tạo nên một thứ bánh dẻo, thơm và có hương vị đặc trưng.
Ăn gì ở Thái Bình: Canh cá
Canh cá nghe tên rất quen thuộc tưởng chừng như ai cũng có thể nấu. Nhưng canh cá ở Thái Bình cách nấu tuy đơn giản, lại tạo được hương vị riêng. Canh cá Quỳnh Côi được xem là niềm tự hào của người Thái Bình. Gọi là canh cá nhưng lại ăn kèm với sợi bánh đa, tạo dấu ấn cho canh cá Quỳnh Côi mà không món ăn nào khác có được.
Canh cá ở đây chẳng cần nguyên liệu gì cao sang hay công đoạn chế biến phức tạp. Đơn giản, đậm đà, ngon là ba từ đủ để miêu ta canh cá Quỳnh Côi. Nước dùng thơm ngon, ngọt vị từ cá rô đồng hòa quyện cùng chút gừng cay nồng. Chút hăng hăng của rau cải đủ để thực khách phải xuýt xoa. Ăn gì ở Thái Bình thì chọn ngay canh cá.
Bún bung
Bún bung còn được gọi với tên là bún dọc mùng, là món ăn yêu thích và phổ biến ở miền Bắc. Bún bung thường có dọc mùng, chân giò, mọc... Tuy thế, khác biệt ở chỗ, bún bung Thái Bình thường không ăn kèm dọc mùng mà thay vào đó là hoa chuối.
Bún ngon, ngọt nước, thơm lừng vị lá xương sông sẽ làm thực khách không còn đắn đo ăn gì ở Thái Bình mỗi khi ghé lại nơi đây. Bún bung thường có dọc mùng, mọc, chân giò,...
Ổi Bo
Đây là một loại ổi đặc sản Thái Bình với hương vị khác biệt với các loại ổi khác. Mặc dù là nơi nổi tiếng với ổi Bo, nhưng người ta hiện nay vẫn rất khó tìm ổi Bo ở Thái Bình. Bởi lẽ, loại ổi này đã hạn chế canh tác do năng suất và hiệu quả kinh tế không cao. Ổi Bo nhỏ, chừng cỡ nắm tay nhưng rốn bé tí lại ngon như bao nhiêu tinh túy của đất đều chắt lọc, giữ riêng cho mình.
Có điều đặc biệt là ổi Bo trồng ở Thái Bình mới thơm, giòn và ẩn chứa các tầng vị khác nhau: chát, chua dịu rồi mới đến ngọt mát như vậy. Cùng giống mà đem trồng nơi địa phương khác cũng không thể có đúng vị ổi Bo.
Bánh nghệ
Chưa ở miền quê nào có loại bánh nghệ vàng ruộm, thơm bùi và dân dã như ở Thái Bình. Bánh nghệ được làm từ gạo tẻ chứ không phải là gạo nếp nên ăn nhiều không sợ bị nóng. Lại kết hợp với nghệ, nên bánh có giá trị dinh dưỡng và mùi vị rất riêng. Bánh nghệ được ăn nóng rất ngon, để bánh nguội sẽ hơi khô và kém thơm hơn.
Được thưởng thức những chiếc bánh nghệ khi còn nóng, nhất là trong tiết trời lạnh thì không gì thích bằng. Nhân bánh trước khi được gói đã được ninh nhuyễn nêm gia vị cho vừa ăn. Bởi thế vị bánh ăn rất vừa miệng, lại mềm dẻo, dai,thơm mùi nghệ đặc trưng.
Bánh nghệ Thái Bình, món quà quê gây nghiện Ở một số xã tại H.Tiền Hải, Thái Bình, từ bao đời nay đã có món bánh nghệ, thứ quà quê dân dã khiến ai từng thưởng thức qua sẽ nhớ mãi. Bánh nghệ, món quà quê khiến người già đến trẻ nhỏ đều mê mẩn ẢNH NAM HỒNG Bánh nghệ, cái tên nghe đã thấy lạ, ăn còn thấy lạ miệng hơn....