“Thời trang” sinh viên
Ngày nay, nhiều bạn nữ “khoe” gu thời trang “thiếu vải” của mình khi đến trường mà không chút ngại ngùng, xấu hổ.
Không quá xa lạ khi ra đường và bắt gặp hình ảnh các bạn nữ trong trang phục: quần thì ngắn củn cởn, áo thì hở hang, cố tình “ khoe hàng” để gây sự chú ý. Rất nhiều bạn nữ còn “khoe” luôn gu thời trang “thiếu vải” của mình khi đến trường mà không chút ngại ngùng, xấu hổ.
Đủ chiêu “khoe hàng”
Hữu Phước (20 tuổi) đang theo học tại một trường cao đẳng tại TP.HCM phản ánh: “Mỗi lần đến trường, từ cổng vào giảng đường có mấy trăm mét, tớ đã bắt gặp không ít cô nàng quần ngắn qua đầu gối, áo thì… rách bươm xơ mướp, có khi bó sát người để khoe dáng, tay cầm mấy cuốn tập và miệng nhoẻn cười, mặc cho bao người đang xì xào bàn tán, lắc đầu ngán ngẩm”.
Công Hải (20 tuổi) kể: “Lớp tớ có một nhóm ba cô nàng chơi rất thân với nhau, cô nào dáng cũng đẹp, cũng chuẩn. Hôm nào đến lớp, ba nàng này cũng trở thành tâm điểm chú ý với cách ăn mặc và trang điểm loè loẹt, khác biệt hoàn toàn với những sinh viên còn lại. Ba nàng ba phong cách: người thì áo “xuyên thấu”, người thì quần cộc, giày cao gót, người thì son phấn quá đà,… phải thừa nhận là họ rất nổi bật và thường thì những bạn này đi học chỉ dám ngồi bàn cuối, không bao giờ tiếp xúc với bạn bè hay thầy cô”.
“Dù chưa từng đi du học hay tiếp xúc với người nước ngoài, nhưng cô bạn lớp tớ đã chịu ảnh hưởng khi tiếp xúc với văn hóa phương Tây qua phim truyện và các kênh truyền hình giải trí. Giờ đây mỗi lần đến trường nàng đều mặc váy ngắn trên đầu gối, áo dài và rộng thùng thình, có hôm tụi con trai lớp tớ còn tưởng cậu ấy… không mặc quần” – Văn Thành (21 tuổi) kể.
Video đang HOT
Nam sinh viên nói gì?
Xã hội phát triển, các nền văn hoá được dịp giao thoa, học hỏi và đan xen lẫn nhau cũng là lúc nảy sinh nhiều vấn đề giằng co giữa “trào lưu mới” và những truyền thống văn hóa vốn có của dân tộc, đặc biệt là cách ăn mặc ngày càng “Tây hoá”. Tuy cách nhìn nhận và đánh giá của người lớn đối với teen hiện nay có “thoáng đãng” hơn, cảm thông hơn khi giới trẻ là nhân tố bị tác động nhiều nhất bởi sự giao thoa này, nhưng điều đó không có nghĩa là các bạn nữ có quyền ăn mặc hở hang, phản cảm trong môi trường giáo dục.
“Học đại học, nhà trường tuy không quy định trang phục quá gắt gao nhưng chúng ta cũng nên có ý thức ăn mặc lịch sự để chứng tỏ mình là sinh viên có học, có nhận thức và trình độ văn hoá” – Hữu Phước chia sẻ.
“Tớ thấy việc một bộ phận sinh viên nữ xem trường học như sàn diễn thời trang hay nhà riêng, chốn công cộng là điều đáng lên án. Muốn khoe vóc dáng đẹp, cá tính mạnh không nhất thiết phải phô trương bằng cách ăn mặc loè loẹt và khác người như thế. Đó chỉ là phần phụ, quan trọng vẫn là đầu óc và cách ửng xử có chuẩn mực” – Công Hải bức xúc.
Trào lưu trang phục gợi cảm, hở hang đang có nguy cơ phát tán mạnh, sức lây lan nhanh trong các trường học mặc cho những lời tuyên truyền, nhắc nhở đã được đề cập dưới mọi hình thức. Đáng báo động là các nữ sinh viên gần như vô cảm trước những bức xúc, phê phán từ bạn bè mà tiếp tục “tô màu” cho phong cách riêng của mình.
“Thiết nghĩ, các trường đại học, cao đẳng nên có những quy định chặt chẽ hơn về đồng phục cho sinh viên khi đến trường” – Văn Thành bày tỏ.
Theo Mực Tím
Nhiều rối rắm tuyển sinh
Năm nay, Bộ GD-ĐT ban hành một số quy định mới trong tuyển sinh. Tuy nhiên khi thực hiện, trường và thí sinh gặp không ít khó khăn.
TS nộp hồ sơ đăng ký dự thi ĐH-CĐ ở bộ phận tuyển sinh của cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Lúng túng mã ngành
Theo quy định của Bộ, năm nay các trường phải công bố thông tin tuyển sinh với mã ngành mới, không theo mã của chuyên ngành như những năm trước đây. Thực tế này khiến thí sinh (TS) khá lúng túng khi đăng ký dự thi.
Nhiều TS muốn vào một chuyên ngành cụ thể nhưng không biết phải đăng ký như thế nào. Ông Lê Trọng Thắng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Mỏ - Địa chất, cho biết: "Năm nay, Bộ chỉ cho công bố mã ngành lớn chứ không được công bố tên các chuyên ngành nhỏ trong cuốn Những điều cần biết nên TS lo lắng không biết trong ngành có những chuyên ngành nào. Thậm chí tên một số ngành thay đổi khiến TS không hiểu. Ví dụ như: tên ngành là công nghệ hóa học nhưng thực chất đối với Trường Mỏ - Địa chất là ngành lọc hóa dầu".
Bà Lê Thị Thu Thủy, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Ngoại thương, cũng cho biết: "Trường vẫn phải tuyển sinh theo chuyên ngành. Tuy nhiên TS phải xem ở website của trường về những thông tin này. Để đảm bảo TS đăng ký được đúng chuyên ngành, trường cho phép TS đăng ký theo mẫu phiếu đăng ký của trường trong buổi làm thủ tục dự thi".
Các trường phải công bố tiêu chí Ông Đỗ Thanh Duy, Trưởng phòng Quản lý thi tuyển sinh và công nhận văn bằng - Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT, cho biết: "Với đối tượng học sinh ở các huyện nghèo, Bộ đã đưa ra quy định trong đó có 2 yêu cầu: điều kiện cần là TS phải học ở đó và có hộ khẩu thường trú 3 năm trở lên. Điều kiện đủ thì do hiệu trưởng các trường tự quyết định và công bố. Các trường có thể đặt ra yêu cầu cho phù hợp với trường mình. Để đảm bảo quyền lợi của TS, các trường phải công bố tiêu chí để xét tuyển. Nếu không tuyển là không đúng quy định. Về việc tổ chức học bổ sung kiến thức một năm theo quy định, Bộ sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể. Theo đó, trường nào có điều kiện thì dạy theo chương trình dự bị hoặc có thể gửi vào các trường dự bị ĐH để đào tạo văn hóa. Sau đó cho TS vào học chứ không phải thi tuyển. Nếu phải thi tuyển thì không còn ý nghĩa của việc ưu tiên". VŨ THƠ
Trước đây khi áp dụng mã tuyển sinh cũ, mỗi chuyên ngành của Trường ĐH Luật TP.HCM đều có mã tuyển sinh và điểm trúng tuyển riêng. Nay theo quy định mã ngành mới, chỉ còn một mã ngành chung cho ngành luật. Thạc sĩ Ngô Đức Tuấn, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Luật TP.HCM, cho biết: "Trường có 2 phương án giải quyết: Trước hết, trong phiếu đăng ký hồ sơ dự thi của TS có thêm phần để ghi tên chuyên ngành. Nếu TS đăng ký đầy đủ các thông tin này thì trường sẽ tạo thêm mã chuyên ngành trong phần mềm tuyển sinh, rồi nhập dữ liệu chuyên ngành vào để tuyển sinh như bình thường. Nếu phần đăng ký của TS không thể hiện đầy đủ thông tin, trường sẽ phát cho TS phiếu đăng ký vào các chuyên ngành luật ngay tại phòng thi".
Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM có 10 ngành mà chương trình đào tạo sư phạm kỹ thuật song song với công nghệ. Khi áp dụng theo mã ngành mới, trường phải sử dụng chung một mã ngành cho cả 2 chương trình trên. Vì vậy, sau khi TS đăng ký dự thi vào ngành rồi nhà trường sẽ tiến hành phân chương trình đào tạo sau đó. Tiến sĩ Lê Hữu Phước, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cũng lên tiếng: "Việc áp dụng mã ngành mới vào các ngành đào tạo của trường nhiều khi rất bất hợp lý ngay từ tên gọi. Ví dụ, nhà trường đào tạo ngành ngữ văn Anh tức vừa đào tạo tiếng Anh vừa đào tạo về văn học Anh, nên chuyển thành ngôn ngữ Anh chưa hoàn toàn đúng. Đặc biệt, ngành song ngữ Nga - Anh chuyển thành song ngữ Nga thì càng bất hợp lý".
Lý giải về những "rắc rối" này, ông Đỗ Thanh Duy, Trưởng phòng Quản lý thi tuyển sinh và công nhận văn bằng - Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng GD (Bộ GD-ĐT), cho biết: "Theo quy định, Bộ chỉ quản lý và công bố mã ngành, còn việc tuyển sinh theo chuyên ngành do các trường tự công bố trên website của trường. Trên phiếu đăng ký dự thi năm nay cũng đã có phần để cho TS đăng ký chuyên ngành. Vì vậy, TS cần xem thông tin của các trường chứ không chỉ căn cứ vào cuốn Những điều cần biết".
Mỗi trường xét tuyển một kiểu
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, năm nay những đối tượng TS thuộc các huyện nghèo sẽ được xét tuyển vào ĐH. Tuy nhiên, nhiều trường vẫn lúng túng với quy định này.
Ông Lê Trọng Thắng, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Mỏ - Địa chất, cho biết: "Nhà trường chưa biết phải đặt điều kiện như thế nào. Nếu muốn học, TS phải đạt một trình độ nhất định nhưng nếu không trải qua kỳ thi ĐH thì rất khó xác định. Nếu yêu cầu học lực phổ thông đạt loại khá, giỏi thì rất dễ nảy sinh tiêu cực. Đồng thời nhà trường chưa biết phải đào tạo một năm kiến thức bổ sung ra sao vì nhà trường chưa có chương trình nào như vậy". Tương tự, ông Hoàng Minh Sơn, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, thông tin: "Năm nay, trường không thông báo tuyển đối tượng này vì thực tế không phù hợp với yêu cầu của trường. Trường hướng tới đào tạo chất lượng cao vì vậy TS phải có trình độ đạt yêu cầu mới có thể theo học được". Ông Sơn cho rằng quy định này chỉ phù hợp với một số trường địa phương vì sẽ đào tạo các em để phục vụ nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương.
PGS-TS-BS Lý Văn Xuân, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Y Dược TP.HCM, nói: "Nếu yêu cầu học sinh dân tộc thiểu số và các huyện nghèo này phải đạt loại giỏi các năm học phổ thông, thì sẽ rất khó cho các em để được tuyển thẳng vào trường. Nhưng nếu "cửa" mở quá rộng thì cũng khó khăn cho việc đào tạo các trường. Chủ trương hiện nay của trường là sẽ cho các em được đăng ký vào nhưng khống chế bằng tiêu chuẩn đầu vào và hạn chế tỷ lệ từng ngành".
Trong khi đó, một số trường như: ĐH Ngoại thương, ĐH Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội... công bố tiêu chuẩn đối với những TS này ở mức cao như phải có học lực giỏi hoặc học lực khá trong 3 năm học phổ thông và tốt nghiệp THPT loại khá, giỏi... Tuy vậy, theo đánh giá của các trường thì yêu cầu này rất khó để TS ở các huyện nghèo đủ điều kiện xét tuyển.
Theo TNO
Để không còn "sợ" môn sử "Sử là môn khó học", đó là chia sẻ của nhiều học sinh chuẩn bị bước vào kỳ thi tốt nghiệp năm nay. Vậy, ôn luyện môn sử như thế nào để đạt hiệu quả. Không học "dồn" Em Trần Thị Yến, học sinh lớp 12A8, Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (Q.Tân Bình, TP.HCM) chia sẻ: "Lịch sử thế giới 23 trang, lịch...