Thời trang sành điệu đang “tấn công” Bình Nhưỡng
Giày cao gót, váy bó sát, màu sắc rực rỡ, tóc tạo kiểu, trang điểm là những gì người ta chỉ có thể nghĩ đến ở Bắc Kinh hay Seoul, chứ không phải là trên đường phố ở Bình Nhưỡng, thủ đô của đất nước được cho là khép kín nhất thế giới.
Một phụ nữ tản bộ trên bờ sông Taedong ở Bình Nhưỡng vào tháng 8 vừa qua.
Hầu hết mọi nưgời ở Triều Tiên quá nghèo để có thể nghĩ đến thời trang và đất nước này nhìn chung vẫn duy trì lối sống “miễn dịch” đối với ảnh hưởng từ bên ngoài. Nhưng ở Bình Nhưỡng, nơi tiêu chuẩn sống khá cao, quần áo và phong cách ăn mặc đang thay đổi trong những năm gần đây, dù chậm, có giới hạn, nhưng khác xa so với nhiều người bên ngoài có thể tưởng tượng.
Giày cao gót sành điệu
Không có gì ngạc nhiên khi phụ nữ trẻ ở đây đang đi tiên phong. Họ quan tâm nhiều đến chuyện giày dép.
Mặc dù ủng cao su và giày đế bệt tiện lợi thường được sử dụng khắp nơi ở Triều Tiên nhưng giày cao gót với đủ mọi hình dáng, màu sắc, từ màu đen cơ bản, đến loại có đính kim loại lấp lánh, được thấy nhan nhản khắp Bình Nhưỡng.
Túi xách và các phụ kiện cũng vậy. Quần áo phụ nữ ngày một bó hơn. Áo sơ mi, quần, váy thường ở dạng ôm. Kiểu tóc của phụ nữ cũng giống với các kiểu được thấy ở nước ngoài. Và kiểu trang điểm cũng thay đổi.
Tất cả cho thấy mọi thứ đã ít giống với Liên Xô những năm 1980 mà tịnh tiến gần hơn tới Đông Á đương đại.
“Quần áo ngày nay rõ ràng là rất tươi sáng”, Kim Su Jong, một người dân Bình Nhưỡng cho biết. “Trước đây, màu sắc luôn tối”, cô cho biết. “Giờ mọi người đều thích màu tươi sáng”.
Người tạo ra xu hướng thời trang của Triều Tiên là bà Ri Sol Ju, vợ nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Bà nổi tiếng hơn và thời trang hơn các đệ nhất phu nhân trước. Kiểu tóc ngắn, túi xách đen giống kiểu của hãng Chanel rõ ràng đã ảnh hưởng đến rất nhiều phụ nữ Bình Nhưỡng.
Lý do lớn hơn cho sự thay đổi có thể là lối sống hiện đại đã được “hấp thu” tốt hơn ở Bình Nhưỡng, nhờ hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc và lượng tiền lưu hành ở thủ đô gia tăng.
Mặc dù đàn ông không theo kịp phụ nữ, nhưng chí ít người trẻ cũng đã không bị tụt hậu. Xu hướng rõ nhất ở phụ nữ trẻ là họ mặc áo sơ mi diêm dúa hơn, bó sát hơn, với cổ dựng hơn. Nhìn chung phụ nữ và đàn ông trẻ trông đẹp hơn, chỉn chu hơn.
Quần ống rộng vẫn thịnh hành
Có một điều ngoại lệ, đó là quần. Người Bình Nhưỡng vẫn thích kiểu quần ống rộng từ trên thắt lưng xuống mắt cá chân. Kiểu quần ống bó không có chỗ đứng.
Video đang HOT
Với đàn ông nhiều tuổi hơn kiểu quần áo đặc trưng của Triều Tiên vẫn thống trị. Họ thích kiểu bộ đồ “đại cán”, “đóng hộp”, vai rộng và cổ mở. Màu sắc thường thấy là xanh hải quân, xám hoặc bạc. Đây được gọi là “pyongsanbok” – tức quần áo bình thường.
“Quần áo bình thường” cho đàn ông ở Triều Tiên.
Thời trang của cha lãnh đạo Kim Jong-un, cố lãnh đạo Kim Jong-il, vẫn được yêu thích. Bộ với áo kaki có khóa kéo ở giữa liền quần vẫn được đàn ông ở Bình Nhưỡng và khắp đất nước mặc.
Tuy nhiên không phải mọi phong cách thời trang của các thành viên trong gia đình lãnh đạo Kim cũng được áp dụng rộng rãi. Nam giới Triều Tiên đã không được “lệnh” phải để kiểu tóc đặc biệt, cạo ngắn ở hai bên và để phồng ở giữa, của ông Kim Jong-un. Họ vẫn trung thành với kiểu bảo thủ truyền thống.
Quần bò: Mặt trận cuối cùng
Quần bò thường được liên hệ với thị hiếu của người Mỹ vì vậy mà mặc chúng gần như đồng nghĩa với phản quốc. Dù không bao giờ chính thức cấm quần bò, nhưng không thấy ở đâu trên thế giới này mọi người lại mặc cùng một kiểu denim màu xanh may bằng vải bông chéo như ở Triều Tiên.
Quần bò là chủ đề “nhạy cảm”, tới nỗi chỉ cần nói đến cũng có khả năng gây khó chịu. “Chúng tôi không thích quần bò”, Kim Su Jong, một phụ nữ Bình Nhưỡng thích màu sắc tươi sáng nói. “Tôi sao tôi phải mặc loại quần bò đó. Trông rất xấu. Chúng tôi có kiểu riêng của chúng tôi”.
Thời trang ở Bình Nhưỡng:
Một phụ nữ ăn vận sành điệu tại tàu điện ngầm ở Bình Nhưỡng vào ngày 1/9 vừa qua.
Giày, xăng-đan cao gót đủ loại ở Bình Nhưỡng.
Màu sắc quần áo đã tươi sáng hơn.
Dù giày cao gót đã xuất hiện “nhan nhản” tại thủ đô nhưng nhìn chung giày bệt vẫn phổ biến ở Triều Tiên.
Theo Dantri/ AP
IS tung video bắt giữ một nhà báo Anh
Tổ chức phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) ngày 18/9 đã tung một đoạn video về một nhà báo Anh bị bắt cóc làm con tin tại Syria
Cantlie trong đoạn video.
Người đàn ông trong đoạn video của IS nói anh là nhà báo John Cantlie và hiện là một tù nhân.
Mặc bộ quần áo màu cam, Cantlie, người từng trốn thoát trong một vụ bắt cóc trước trước đó ở Syria vào năm 2012, đã đặt câu hỏi rằng vì sao anh và những người khác lại bị chính phủ Anh và Mỹ bỏ mặc.
Không phiến quân IS nào xuất hiện trong video, vốn nhằm gửi tới công chúng phương Tây và có tên gọi "Hãy cho tôi mượn đôi tai của bạn".
Trong đoạn băng dài khoảng 3 phút, Cantlie cho hay các chính phủ châu Âu khác đã đàm phán để thả các con tin của họ, nhưng Anh và Mỹ lại hành động khác.
"Sau 2 cuộc chiến thảm khốc và không được ủng hộ tại Iraq và Afghanistan, tại sao các chính phủ của chúng ta dường như lại muốn tham gia vào một cuộc xung đột không thể giành chiến thắng khác", Cantlie nói.
Cantlie cũng cho hay đoạn video là chương trình đầu tiên trong vài chương trình mà trong đó anh sẽ giải lý về triết lý của IS.
Cantlie là một nhà báo kiêm phóng viên ảnh nhiều kinh nghiệm, từng đưa tin về Syria, Iraq, Afghanistan, Libya và Somalia.
Cantlie từng bị bắt cóc tại Syria vào tháng 7/2012 nhưng trốn thoát sau đó. Anh trở lại Syria vào cuối năm 2012 và bị bắt cóc lại trong chuyến đi này.
Gần đây, IS đã sát hại 3 con tin phương Tây: (từ trái sang phải) James Foley, Stephen Sotloff, David Haines.
Phóng viên Frank Gardner của hãng tin BBC nhận định Cantlie dường như đã nói trước ống kính camera trong tình trạng bị ép buộc. Cũng theo phóng viên này, đoạn băng rất giống một video tuyên truyền của IS.
Theo Gardner, các video trước đây của IS nhằm trực tiếp vào các lãnh đạo Anh và Mỹ thì video này nhằm gửi tới công chúng Anh, đặc biệt là người Hồi giáo.
Bình luận về video trên, Phó thủ tướng Anh Nick Clegg đã miêu tả IS là "một tổ chức khủng bố, giết người".
Còn Ngoại trưởng Anh Philip Hammond nói ông sẽ "xem xét chặt chẽ" tất cả các tài liệu của IS được tải lên mạng.
Ông Hammond nói thêm rằng những video như vậy "làm đau lòng" gia đình những cá nhân có liên quan.
Trong những tuần gần đây, IS đã hành quyết 3 con tin phương Tây, gồm hai nhà báo Mỹ James Foley, Stephen Sotloff và nhân viên cứu trợ người Anh David Haines. Và trong một video quay vụ chặt đầu nhân viên cứu trợ người Anh David Haines, IS đã đe dọa nạn nhân tiếp theo sẽ là công dân Anh Alan Henning.
IS đã đe dọa con tin Anh Alan Henning sẽ là nạn nhân tiếp theo.
An Bình
Theo DANTRI/BBC
Hà Nội: Trông xe "chém đẹp", chợ trung thu nhốn nháo vì mưa giông Các điểm trông xe tự phát quanh khu vực phố Hàng Mã mọc lên nhan nhản để trông giữ xe với mức giá "cắt cổ". Chợ trung thu đang đông đúc bỗng toán loạn vì cơn mưa giông. Tối 1/9, chợ trung thu Hàng Mã đông kín người đến mua sắm và giải trí Tranh thủ đợt chợ trung thu đông khách, hàng...