Thời trang nam giới đã thay đổi thế nào?
Những show thời trang dưới đây cho thấy sự dịch chuyển mạnh mẽ trong phong cách của phái mạnh, từ sự nữ tính đến hiện đại.
Giorgio Armani Xuân – Hè 1976
“Dù Paris (Pháp) được coi là trung tâm của thời trang, Milan (Italy) mới thực sự là nơi diễn ra quá trình hiện đại hóa trang phục”, Highsnobiety nhận định. Giorgio Armani giới thiệu bộ sưu tập đầu tiên của mình tại đây vào năm 1975 cho mùa Xuân – Hè 1976. Những bộ vest vốn có phần vai rộng được ông thiết kế trở nên mềm mại và thoải mái hơn. Điều này được chứng minh qua những bộ quần áo ông làm cho Richard Gere lúc đóng American Gigolo (1980). Ông cho thấy nam giới cũng có thể mặc các loại vải nhẹ như len crepe vốn được xem là loại vải nữ tính. Tuy nhiên, đỉnh cao của Armani được thể hiện qua việc ông sử dụng vải lanh, khởi đầu cho xu hướng sang trọng nhàu nhĩ đã thu hút công chúng vào năm 1985. Ảnh: Aldo Fallai.
Jean-Paul Gaultier Xuân – Hè 1985
Tính đa dạng trong ngành công nghiệp thời trang đã được nhà thiết kế người Pháp Jean-Paul Gaultier đề cao nhiều thập kỷ trước. Ông trở nên nổi tiếng vào đầu những năm 1980 với việc pha trộn nhiều kiểu người mẫu trên sàn diễn. Với bộ sưu tập Et Dieu Créa lHomme (Chúa đã tạo ra con người), ông cho những người đàn ông mặc váy. “Không có sự khác biệt giữa quần áo nam và nữ đối với tôi. Tất cả có thể trộn lẫn”, Gaultier nói với Washington Post vào năm 1984. Ảnh: Daniel Simon.
Yohji Yamamoto Thu – Đông 1998
Đường cắt rộng rãi gắn liền với những thiết kế của Yohji Yamamoto. Ông thường thể hiện sự gợi cảm uể oải – ý tưởng thường dành cho trang phục nữ. Cách tiếp cận đó đã được thể hiện rõ nhất khi ông chỉ tuyển chọn phụ nữ (đa dạng độ tuổi, kích cỡ và chủng tộc) cho buổi trình diễn bộ sưu tập nam giới Thu – Đông 1998 của mình. Vivienne Westwood, Charlotte Rampling và Ines de la Fressange sải bước trên sàn catwalk trong những chiếc áo khoác ngoại cỡ, mỉm cười, gật đầu với khách mời như đang tán tỉnh. Áo khoác, sơ mi và quần dài là những thứ dễ nhận biết nhưng lại không có sự cứng nhắc liên quan đến trang phục nam vào thời điểm đó. Buổi biểu diễn đã thành công rực rỡ, đạt được sự cân bằng hiếm có giữa hiện đại và chủ nghĩa lãng mạn. Điều này đưa Yamamoto trở thành nhà thiết kế quần áo nam được yêu thích trong 2 thập kỷ sau đó. Ảnh: Bertrand Rindoff Petroff.
Helmut Lang Xuân – Hè 1998
Xem trọng tính tối giản đã khiến Lang trở nên nổi tiếng từ năm 1994. Kết thúc sự say mê với trang phục quyền lực có vai rộng những năm 1980, thương hiệu mang đến cảm giác mới cho chủ nghĩa tối giản khi hòa trộn nó với rockabilly, punk. Ảnh: Imaxtree.
Rick Owens Thu – Đông 2009
Video đang HOT
Rất ít nhà thiết kế có ảnh hưởng đến trang phục nam giới trong khoảng 10 năm nay nhiều như Rick Owens. Ông để nam giới gắn liền với áo dài, quần tụt hay giày bệt – những thứ được các rocker và rapper thường mặc. Hơn nữa, ông đã thuyết phục những người đàn ông bình thường, chỉ có sở thích thời trang thoáng qua ăn mặc theo cách này, đưa nhiều người ra khỏi vùng an toàn. Show diễn “Crust” Thu – Đông 2009 vẫn là dấu hiệu cho vẻ ngoài đặc trưng của nhà thiết kế này. Ảnh: Nathalie Lagneau.
Givenchy Thu – Đông 2011
Riccardo Tisci đã thể hiện quan điểm mới khi mang những chiếc sweat shirt in họa tiết đồ họa lên sàn diễn và thuyết phục được mọi người bỏ ra 700 USD cho chúng. Tisci gây chú ý hơn khi Kanye West mặc một chiếc váy kilt bằng da màu đen đến từ bộ sưu tập cho chuyến lưu diễn. Khi đó, hành động này của nam rapper gây tranh cãi về việc kỳ thị người đồng tính. Tuy nhiên, nó cũng giúp Givenchy trở thành tâm điểm chú ý ở thời điểm đó. Ảnh: Karl Prouse.
Louis Vuitton Xuân – Hè 2019
Sức ảnh hưởng của Virgil Abloh đối với phong cách thời trang nam đương đại là không thể phủ nhận. Khi tiếp quản bộ phận nam giới của Louis Vuitton, anh đã cho ra mắt nhiều sản phẩm, không chỉ riêng quần áo đơn thuần mà còn về mọi thứ khác trong thời trang để bắt kịp xu hướng hiện tại. Qua bộ sưu tập có tiêu đề “We Are The World”, nhà thiết kế muốn phản ánh vấn đề toàn cầu hóa, cách Internet thúc đẩy văn hóa đại chúng và khiến cho phong cách nam giới tại New York (Mỹ) và Paris (Pháp) không thể phân biệt được. Điều này được thể hiện rõ nét qua việc tuyển chọn 56 người mẫu thuộc các sắc tộc khác nhau, trong đó có các rapper như Kid Cudi và Playboi Carti, vận động viên trượt tuyết Blondey McCoy và Lucien Clarke, nghệ sĩ Lucien Smith. Ảnh: Eva Al Desnudo.
Câu chuyện phía sau người sáng lập thương hiệu Off-White
Virgil Abloh chính là người sáng lập nhãn hàng Off-White và giám đốc nghệ thuật da màu đầu tiên của nhà mốt Louis Vuitton.
Chưa đến 10 năm, từ người cố vấn của rapper Kanye West, Virgil Abloh đã thành lập thương hiệu riêng mang tên Off-White và đưa tên tuổi lên vị trí vững chắc trên bản đồ của làng mốt thế giới.
Thậm chí, sự thành công của nhãn hàng còn được chứng minh bằng việc tập đoàn xa xỉ LVMH của Pháp đã mua lại 60% cổ phẩn thương hiệu và Virgil Abloh sẽ giữ lại 40% cổ phần của mình. Nhà thiết kế vẫn tiếp tục đảm nhiệm vị trí giám đốc nghệ thuật tại Louis Vuitton cho mảng thời trang nam, cũng như mở rộng vai trò của anh trong tập đoàn.
Tờ Business Of Fashion từng đưa Virgil vào danh sách top 500 người có sức ảnh hưởng đến ngành công nghiệp thời trang thế giới.
Chân dung nhà thiết kế Virgil Abloh. Ảnh: WWD.
Bắt đầu từ 2 bàn tay trắng
Virgil Abloh sinh năm 1980. Anh lớn lên tại Rockford, thành phố thuộc tiểu bang Illinois, Mỹ. Từ nhỏ, anh đã bị ảnh hưởng bởi những công trình kiến trúc cùng nền văn hóa đa dạng của nước Mỹ.
Xuất thân là một kỹ sư có nhiều kinh nghiệm về ngành kiến trúc của trường Đại học Wisconsin và Viện Kĩ thuật Illinois, Virgil đã thể hiện bản thân là một nhà nghệ thuật đầy tính duy mỹ.
Những thiết kế của Virgil bị ảnh hưởng bởi Rem Koolhaas - kiến trúc sư nổi tiếng của Hà Lan. Ông từng hợp tác với Prada để xây dựng cửa hàng và sàn runway độc đáo cho hãng.
Virgil cũng lập gia đình vào năm 2009 và cô con gái 3 tuổi chính là niềm cảm hứng lớn nhất trong sự nghiệp.
Bên cạnh niềm đam mê ngành kiến trúc, Virgil còn được giới trẻ biết đến trong vai trò một DJ dưới cái tên Flat White . Anh từng nghiên cứu về âm nhạc thời thiếu niên, cũng như góp mặt tại các buổi tiệc trung học với những bài nhạc của Benji B, A-Trak được biên soạn lại.
Trước khi thành lập thương hiệu Off-White hay trở thành giám đốc nghệ thuật của Louis Vuitton, Virgil từng được nhiều người không coi trọng và gọi anh là "kẻ ngoại đạo". Bởi, anh bắt đầu bước chân vào ngành thời trang với 2 bàn tay trắng, không được đào tạo bài bản về thiết kế thời trang, ngoại trừ thời gian ngắn thực tập tại nhà Fendi.
Virgil Abloh bắt đầu sự nghiệp bằng tấm bằng kiến trúc sư. Ảnh: Hypebeast.
Núp dưới cái bóng của Kanye West
Năm 2002, Virgil Abloh trở thành người đồng hành cùng Kanye West, khi đảm nhiệm công việc thiết kế sản phẩm, cố vấn hình ảnh cho thương hiệu Yeezy nói chung và nam rapper nói riêng.
Với tài năng và tầm nhìn về thời trang, sản phẩm của anh gặt hái thành công. Bìa album Watch The Throne thiết kế cùng giám đốc sáng tạo Burberry Ricardo Tisci đã được đề cử giải bìa đĩa ấn tượng tại Grammy.
Tất cả sân khấu, những buổi diễn của Kanye đều có sự đóng góp công sức của Virgil. Từ cách dàn dựng, bối cảnh cho đến ý tưởng cũng thể hiện sự sáng tạo khác biệt của 2 nam nghệ sĩ da màu.
Thậm chí, Kanye và Virgil cũng từng hợp tác phát triển một thương hiệu có tên là Pastelle, nhưng dự án không thành công như mong đợi. Núp dưới cái bóng của nam rapper quá lâu, khiến tài năng và hình ảnh của nhà thiết kế không thể bật lên, cũng như được người khác nhìn nhận.
Họ chỉ đánh giá về tư duy sáng tạo của Kanye, mà hoàn toàn quên mất tài năng của người đứng phía sau. Thậm chí, Virgil gặp khá nhiều trở ngại cho việc phát triển thương hiệu cá nhân. Đến năm 2009, anh đã tìm được hướng phát triển cho bản thân khi trở thành thực tập sinh tại nhà mốt Fendi để học hỏi kinh nghiệm, trước khi quyết định mở nhãn hàng thời trang riêng.
Kanye West và Virgil Abloh có mối quan hệ đặc biệt. Ảnh: Vogue.
Bước ngoặc mở ra thành công
Sau thời gian dài hiểu được guồng quay của nền công nghiệp thời trang, Virgil quyết định rẽ hướng cho tương lai của chính mình. Năm 2012, anh ra mắt thương hiệu riêng mang tên Pyrex Vision.
Ngay khi ra mắt, nhãn hàng của anh đã được đứng cạnh các nhà mốt lớn tại chuỗi cửa hàng danh tiếng như Colette ở Pháp, Union ở Mỹ, GR8 tại Nhật Bản. Các thiết kế của đều là áo thun từ Champion in số 23 cùng dòng chữ Pyrex ở lưng và bán ra với giá gấp nhiều lần số tiền ban đầu.
Tuy nhiên, sau 1 năm duy trì, thương hiệu không mang đến sự mới mẻ cho người tiêu dùng và cũng dần không còn nhận được sự quan tâm của giới mộ điệu.
Thất bại không làm nhà thiết kế chùn bước, ngược lại anh tiếp tục đặt ra thử thách cho bản thân khi bắt đầu lại với thương hiệu Off-White.
Anh cũng trả lời về tên gọi của thương hiệu trên các phương tiện truyền thông: "Tôi là một đứa trẻ da đen và muốn xác định với những đứa trẻ da trắng rằng tôi ở giữa 2 màu sắc trắng-đen nên cái tên Off-White được tạo ra dựa trên ý kiến cho rằng màu xám không hề tượng trưng và liên quan đến 2 sắc thái đen và trắng".
Off-White trở thành thương hiệu được giới trẻ săn đón. Ảnh: Sohu.
Virgil Abloh không có nền tảng về thiết kế thời trang, nhưng khi streetwear thống trị làng mốt từ sàn diễn cho đến đường phố, anh nhanh chóng đạt được thành công nhờ vào sự thức thời, hiểu rõ guồng quay của ngành thời trang hiện đại.
Sống đủ lâu ở nơi mà người ta coi tinh thần đường phố là nền văn hóa, thì Virgil đưa nó vào thời trang một cách tinh tế với tham vọng khiến streetwear trở thành sự khao khát của người tiêu dùng về một món đồ xa xỉ.
Thương hiệu Off-White nhanh chóng trở thành hiện tượng của ngành công nghiệp thời trang với những sản phẩm đơn giản như sơ mi, bomber jacket hoặc áo khoác họa tiết camo in chữ WHITE cùng chi tết kẻ sọc trắng mô phỏng làn đường cho người đi bộ.
Họa tiết xuất hiện khắp nơi trên đường phố, lọt vào ống kính của nhiếp ảnh gia và những rapper nổi tiếng như Jay-Z, A$AP Rocky, Kanye West cũng mặc những món đồ này, tạo nên sự lan tỏa mạnh mẽ đến cộng đồng yêu thời trang.
Nhanh chóng, các thiết kế của Off-White được xem như biểu tượng phong cách, sự đẳng cấp cho tầng lớp trẻ. Virgil Abloh vẫn luôn cập nhật và làm mới những thiết kế của mình để cải thiện khuyết điểm bằng cách lắng nghe nhu cầu của Gen Z, để từ đó đưa thương hiệu lên một tầm cao mới, cùng tham vọng một ngày nào đó sẽ được sánh ngang với những nhà mốt tên tuổi.
Sự nhạy bén đã giúp anh vươn lên vị trí cao hơn với vai trò một nhà thiết kế và tên tuổi xuất hiện trong danh sách top 500 người có sức ảnh hưởng đến ngành công nghiệp thời trang thế giới do tờ Business Of Fashion bình chọn.
Là nhà thiết kế da màu thành công trong ngành công nghiệp thời trang khắc nghiệt, sự cố gắng từng ngày của Virgil Abloh được lớp trẻ ví như một tuyên ngôn mang tính đổi thay, xóa nhòa ranh giới cũ, bước lên tầm cao mới với chức danh giám đốc nghệ thuật của thương hiệu Louis Vuitton.
Virgil Abloh là giám đốc nghệ thuật da màu đầu tiên của nhà mốt Louis Vuitton. Ảnh: WWD.
Thương hiệu Việt sống thế nào khi dịch Covid-19 trở lại? Nhiều nhãn hàng hiện đẩy mạnh hình thức kinh doanh trực tuyến hay giảm giá các sản phẩm thời trang. Dịch Covid-19 ảnh hưởng không nhỏ đến ngành công nghiệp thời trang trong nước. Tuy nhiên, điều này không làm các thương hiệu chùn bước, ngược lại khiến họ có thêm động lực vượt qua khó khăn. Khách hạn chế đến cửa hàng...