Thời tiết Hà Nội mát mẻ, thí sinh thoải mái bước vào môn thi thứ hai
Chiều 9/8, các thí sinh sẽ tiếp tục làm bài thi tốt nghiệp THPT môn Toán dưới hình thức thi trắc nghiệm, với 90 phút làm bài.
Sau khi kết thúc môn thi Ngữ văn sáng 9/8, hầu hết các thí sinh đều đánh giá đề dễ, câu hỏi bám sát nội dung chương trình giảm tải của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên nhiều em cũng cho rằng đề thi quá dài, nếu có thêm thời gian thì hoàn thành bài tốt hơn.
Thí sinh Lê Ngọc Thảo, học sinh trường THPT Thăng Long, Hà Nội cho biết, đề thi môn Ngữ văn năm nay gần giống với hướng ra đề năm 2017. Không nằm ngoài dự đoán, Thảo tự tin sẽ đạt được từ 7 đến 8 điểm. Môn thi đầu tiên hoàn thành tốt nên em cảm thấy giảm được chút áp lực và thoải mái tinh thần bước vào môn thi Toán chiều nay.
Tương tự, Nguyễn Văn Quân, thí sinh ở điểm trường THPT Việt Đức cho biết, em dự kiến đăng ký nguyện vọng xét tuyển khối D vào trường Đại học Ngoại thương Hà Nội. Đề Văn dễ nên em tin đề Toán cũng không quá khó. Dự kiến mức điểm số Quân tự đặt ra cho bản thân là 26 điểm/3 môn Toán, Ngữ văn, tiếng Anh.
Thí sinh tự tin bước vào môn thi Toán chiều 9/8.
Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ, kỳ thi THPT quốc gia được tổ chức từ năm 2015 đến 2019 có hai mục đích, vừa để xét công nhận tốt nghiệp, vừa để xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng. Đề thi vì thế khó hơn, có sự phân hóa cao hơn.
Video đang HOT
Tuy nhiên, năm 2020, kỳ thi được xác định chỉ mang mục đích xét công nhận tốt nghiệp THPT cho học sinh sau 12 năm học, việc tuyển sinh do các trường đại học tự chủ thực hiện. Vì thế, để phù hợp với mục đích này, kỳ thi được đổi tên thành tốt nghiệp THPT. Đề thi cũng được điều chỉnh giảm độ khó so với các năm trước. Đây là điểm mới thứ nhất, mang tính quyết định cho các đổi mới khác của kỳ thi.
Điểm mới thứ hai là thí sinh sẽ không được đăng ký cả hai bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội như các năm trước mà chỉ được chọn một trong hai bài thi tổ hợp này.
Điểm mới thứ ba là việc tổ chức, quản lý kỳ thi được giao cho các địa phương, từ khâu sao in, coi thi, chấm thi, phúc khảo bải thi. Bộ GD&ĐT không trực tiếp tổ chức thi như trước đây nhưng vẫn chịu trách nhiệm chỉ đạo thi, ra đề thi, chuẩn bị phần mềm thi…
Thi hay không thi THPT quốc gia?: Lo học sinh bị động!
Bộ GD-ĐT đã tính đến việc không tổ chức thi THPT quốc gia. Tuy nhiên, khi một số trường ĐH công bố sẽ tổ chức thi để tuyển sinh thì các trường THPT và học sinh lại lo bị động vì không đủ thời gian chuẩn bị.
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia 2019. Người dân vẫn đang chờ phương án thi THPT quốc gia năm nay - Ảnh: Ngọc Dương
Băn khoăn về tuyển sinh của các trường ĐH
Bà Nguyễn Bội Quỳnh, Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức (Hà Nội), chia sẻ đa số học sinh (HS) của trường vẫn muốn thi thay vì xét tốt nghiệp rồi lại dự thi ở nhiều trường ĐH với nhiều cách thức khác nhau. Bà Quỳnh phân tích với những trường tốp đầu và HS đa số có học lực khá giỏi như Trường THPT Việt Đức thì các em thi THPT với mục đích quan trọng hơn là để xét tuyển ĐH chứ không chỉ để lấy tấm bằng tốt nghiệp.
Các trường ĐH tuyển sinh riêng để chọn lựa đầu vào phù hợp với mục tiêu đào tạo là phương án tối ưu, tuy nhiên, không nên để HS bị động, bất ngờ. Ví dụ, nhiều năm nay thi THPT quốc gia đã chuyển sang hình thức trắc nghiệm (trừ môn ngữ văn) nên 3 năm học ở trường THPT, các em đã được chú trọng rèn luyện hình thức thi, kiểm tra này.
"Nếu các trường tuyển sinh riêng và thi tự luận thì quá khó cho HS", bà Quỳnh nói, và cho hay, việc chuyển thi từ tự luận sang trắc nghiệm, Bộ cũng phải công bố trước cả năm để các trường chuẩn bị, chứ không chỉ thông báo trước vài tháng như hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh nhà trường còn đang đóng cửa vì dịch bệnh, khó có cách ứng phó", bà Quỳnh nói.
Ông Ma Thế Quyên, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Bắc Kạn, nêu quan điểm: "Mong muốn lớn nhất của thầy trò các địa phương là sớm được quay trở lại trường học để hoàn thành chương trình, kết thúc năm học và thi THPT quốc gia. Mọi thay đổi thời điểm này sẽ làm xáo trộn tâm lý học trò. Các em sẽ không biết nếu xét tốt nghiệp và trường ĐH, CĐ tự tuyển sinh thì phương án như thế nào, khó khăn ra sao, trong thời gian ngắn các em có đáp ứng được yêu cầu của trường ĐH để được vào học tiếp hay không khi chưa có thời gian chuẩn bị.
Theo Trường ĐH Kinh tế quốc dân, đơn vị này có 2 phương án, một là vẫn dùng kết quả thi THPT quốc gia (nếu Bộ tổ chức thi); nếu không, trường sẽ tổ chức thi tuyển riêng theo phương thức tổ chức thi THPT quốc gia mà Bộ đã công bố.
HS muốn giảm số môn, tăng quyền tự chọn theo khối thi
Ghi nhận của phóng viên Thanh Niên cho thấy HS nhiều trường THPT ở Hà Nội như Kim Liên, Chu Văn An, Yên Hòa, Nhân Chính... đều muốn giữ kỳ thi nhưng điều chỉnh nội dung đề thi và giảm những môn không xét tuyển ĐH.
Một HS Trường THPT Kim Liên (Hà Nội) cho biết, nếu giữ kỳ thi THPT với nhiều môn sẽ gây quá tải cho HS. Một bạn đọc Báo Thanh Niên, là HS lớp 12 ở Tiền Giang, gửi kiến nghị: "Em là một HS lớp 12, đang tự học ở nhà để chuẩn bị thi THPT quốc gia, em rất mong được tiếp tục thi. Nếu hủy thi mà xét tốt nghiệp thì quá bất công với những HS đã miệt mài ôn luyện như tụi em. Nếu các trường ĐH ra đề thi riêng thì làm sao đảm bảo được tính thống nhất, công bằng, khách quan, HS sẽ phải thay đổi quá đột ngột và không đủ thời gian chuẩn bị". P.L.A, HS lớp 12 Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội), cho rằng em và nhiều bạn không mong bỏ thi vì đều muốn vào trường ĐH lớn. Tuy nhiên, mong muốn là cho HS thi 3 - 4 môn thay vì 6 môn như mọi năm. HS định xét tuyển ĐH khối nào thì được tự chọn môn tương ứng vì những môn thi ĐH đã được các em ôn tập rất kỹ rồi.
Cần điều kiện gì nếu buộc phải bỏ thi ?
Ông Quách Tuấn Ngọc, nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD-ĐT), cho rằng có thể xét tốt nghiệp THPT nhưng nếu các trường ĐH, đặc biệt là trường ĐH tốp trên thì chỉ dùng học bạ để xét tuyển sẽ không ổn. Nếu thay đổi, cần phải có dự lệnh để các trường đáp ứng được. Không nhiều trường có đủ sức và can đảm để ra đề thi riêng, vì làm được một bộ đề thi riêng rất tốn kém, chưa nói nếu xảy ra sai sót trong khâu ra đề, hệ lụy sẽ khó lường. Theo ông Ngọc, trong trường hợp sử dụng phương thức ra đề thi riêng, các trường ĐH có thể tính toán để liên kết thành nhóm, một số trường ra đề tuyển sinh, tổ chức thi, các trường còn lại sử dụng kết quả thi này để xét tuyển.
Trao đổi với phóng viên Thanh Niên, tiến sĩ Nguyễn Văn Cường, ĐH Potsdam (nước Đức), hy vọng với diễn biến dịch bệnh hiện nay, VN vẫn còn cơ hội tổ chức kỳ thi. Nếu không tổ chức được, có thể dẫn đến những xáo trộn không mong muốn. Các cơ sở giáo dục ĐH và chuyên nghiệp sẽ phải tuyển sinh theo hồ sơ, là khó khách quan - công bằng. Nếu trường ĐH tự tổ chức kỳ thi sẽ dẫn đến tốn kém hơn cho xã hội. Cả hai phương án đều dẫn đến sự căng thẳng, không yên tâm cho HS. Chưa kể, có thể có tiêu cực về hồ sơ học tập của HS...
Tiến sĩ Cường cho biết ở Đức, khi trường học phải đóng cửa vào giữa tháng 3, một vài bang tính đến việc không tổ chức kỳ thi tốt nghiệp phổ thông. Tuy nhiên, Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục các bang đã họp và quyết định toàn quốc vẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp, thời điểm có thể thay đổi tùy các bang.
Ở thủ đô Berlin, mặc dù có trên 4.000 ca nhiễm dịch Covid-19, vẫn quyết định bài thi tốt nghiệp đầu tiên sẽ thực hiện vào ngày 20.4, với những quy định chặt chẽ về phòng dịch. HS dự thi cần bảo đảm không thuộc diện cách ly, tiếp xúc với người bệnh. Phòng thi chỉ tối đa 10 HS, mỗi HS ngồi cách 2 m; trao bài thi phải có găng tay; phòng thi có các phương tiện diệt khuẩn...
"Cũng có ý kiến phản đối kỳ thi này, theo tôi được biết có hơn 500 email của HS gửi đến Bộ Giáo dục phản đối kỳ thi. Mặc dù vậy, theo quyết định tính đến thời điểm này, kỳ thi vẫn sẽ diễn ra vì là quy định chung của các bang", tiến sĩ Cường cho biết thêm.
Tuệ Nguyễn
Bảo quản và sử dụng Phiếu trả lời trắc nghiệm như thế nào? Môn thi trắc nghiệm đầu tiên của Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 sẽ bắt đầu từ chiều nay (9/8). Ảnh minh họa/internet Theo quy định của Bộ GD&ĐT, Phiếu trả lời trắc nghiệm (TLTN) phải đóng trong các túi đựng Phiếu TLTN được giữ nguyên niêm phong đến khi phát cho thí sinh tại phòng thi. Chủ tịch Hội đồng thi tổ...