Thời tiết 3 miền ra sao vào những ngày thi THPT Quốc gia 2019?
Những sĩ tử ngoài việc lo lắng và ôn tập cũng cần để ý thời tiết để việc đi thi được thuận lợi hơn.
Theo VTC News
Hàng ngàn giảng viên ở Hà Nội lên đường làm nhiệm vụ coi thi THPT quốc gia
Hôm nay (23/6), hàng ngàn giảng viên, cán bộ của các trường ĐH tại Hà Nội đã lên đường đến các địa phương được giao phối hợp tổ chức thi THPT quốc gia 2019.
Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 diễn ra từ ngày 24 - 27/6/2019 tại tất cả các tỉnh, thành phố. Trong đó, chiều 24/6, tất cả thí sinh sẽ có mặt tại điểm thi để làm thủ tục dự thi.
Về công tác coi thi, các trường ĐH sẽ phối hợp với địa phương. Mỗi phòng thi sẽ có một cán bộ coi thi là giáo viên THPT địa phương, một người là giảng viên ĐH. Đây là năm đầu tiên Bộ GD&ĐT giao cho các trường ĐH chủ trì khâu chấm thi trắc nghiệm. Đây được coi là một trong những giải pháp mới nhằm chống gian lận thi cử.
Năm nay, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đảm nhận nhiệm vụ ở "điểm nóng" Sơn La. PGS.TS Lưu Văn An - Phó Giám đốc Học viện cho biết, có 195 cán bộ, giảng viên của Học viện tham gia kỳ thi năm nay ở các vị trí giám thị, giám sát tại 13 điểm thi.
Dù Sơn La là một trong 3 tỉnh xảy ra gian lận thi cử trong năm 2018, cán bộ của Học viện Báo chí và Tuyên truyền không bị tâm lý nặng nề. Học viện cũng đã lưu ý, phổ biến những điểm mới quan trọng trong công tác tổ chức kỳ thi năm nay đến các cán bộ, giảng viên làm nhiệm vụ theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhằm đảm bảo kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 được diễn ra nghiêm túc, an toàn.
Đoàn cán bộ của Học viện Báo chí và Tuyên truyền làm nhiệm vụ ở Sơn La
Trước đó, 3 đoàn cán bộ của trường ĐH Thủy lợi đã lên đường làm nhiệm vụ ở Điện Biên. Nhà trường huy động 350 cán bộ làm nhiệm vụ thi. Ngoài tập huấn chung của Bộ GD&ĐT, ĐH Thủy lợi còn tổ chức những buổi tập huấn riêng, có cẩm nang, tài liệu ghi lại trường hợp thường gặp, điểm cần rút kinh nghiệm qua các kỳ thi trước.
"Đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng. Các cán bộ được tuyển đi phải thực hiện nghiêm túc, an toàn, giữ hình ảnh của trường và của ngành giáo dục", GS.TS Nguyễn Trung Việt - Phó Hiệu trưởng ĐH Thủy lợi nhấn mạnh.
Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội là một trong 5 đơn vị được Bộ GD&ĐT giao nhiệm vụ coi và chấm thi trắc nghiệm tại tỉnh Thanh Hóa. Có khoảng 870 cán bộ, giảng viên của trường sẽ làm công tác thi ở đây và thêm 37 cán bộ là thành viên ban chỉ đạo thi, thanh tra, giám sát, phó điểm trưởng.
Theo đại diện lãnh đạo nhà trường, năm nay, trường đã chuẩn bị công tác phục vụ cho cán bộ, giảng viên, nhân viên trường đi coi thi từ rất sớm, từ chỗ ăn, ở, đi lại đều rất thuận tiện. Những chế độ này đều thực hiện nghiêm túc theo tinh thần chỉ đạo, quy định của Bộ GD&ĐT.
Giảng viên của trường ĐH Thủy lợi đi làm nhiệm vụ tại kỳ thi THPT quốc gia 2019. Ảnh: Nguyễn Khánh
Để chuẩn bị tốt nhất nhất cho kỳ thi THPT quốc gia 2019, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã chỉ đạo các địa phương bảo đảm an ninh, an toàn và tạo điều kiện thuận lợi tối đa về đi lại, nơi ăn ở cho cán bộ, giáo viên, nhất là giảng viên các trường đại học, cao đẳng về làm thi tại địa phương.
Bộ trưởng cũng lưu ý các trường tập huấn nghiệp vụ cho những người tham gia làm nhiệm vụ trong kỳ thi; chú trọng công tác tư tưởng cho các cán bộ thực hiện kỳ thi, bảo đảm tất cả các cán bộ tham gia phải nhận thức đầy đủ vai trò, nhiệm vụ, nắm vững nghiệp vụ tổ chức thi.
Việc kiên quyết xử lý những sai phạm trong thi cử với tinh thần không có vùng cấm cũng là hồi chuông cảnh tỉnh những ai manh nha ý định gian lận trong kỳ thi THPT quốc gia 2019 sắp tới.Thảo Nguyên
Theo congly
Các hình thức xử lý cán bộ coi thi, chấm thi vi phạm quy chế Cán bộ đưa đề thi ra ngoài, nhận bài giải vào, thêm bớt vào bài làm của thí sinh sẽ bị buộc thôi việc và đề nghị truy tố. Theo Quy chế thi THPT quốc gia năm 2019, người tham gia tổ chức thi là công chức, viên chức có hành vi vi phạm quy chế (bị phát hiện trong hoặc sau kỳ...