Thói quen xấu mẹ bầu tưởng tốt
Thai phụ không nên đi bộ quá mức, giảm cà phê, hạn chế tiếp xúc các thiết bị điện tử và wifi.
Để thai nhi được phát triển tốt nhất, mẹ bầu nên từ bỏ những thói quen không tốt.
Không nên đi bộ quá mức
Đi bộ là một bài tập an toàn với nhiều lợi ích như cải thiện sức khỏe tim mạch và mang lại vóc dáng đẹp, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ và tiền sản giật, giảm căng thẳng, hạn chế mất ngủ, giúp co giãn cơ vùng bụng, khung xương chậu tốt để chuyển dạ dễ dàng hơn.
Thai phụ không nên lạm dụng đi bộ quá nhiều mà cần “đi đúng – đi đủ”.
- Đi đúng
Giữ thẳng người sao cho trọng lượng cơ thể dồn đều trên hai chân. Mắt nhìn thẳng về phía trước, cằm giữ thẳng, song song với mặt đất, toàn thân thư giãn, không đi bộ quá nhanh, đi nhẹ nhàng và chắc chắn.
Không nên đi bộ trong điều kiện khắc nghiệt, trời quá nóng hoặc mưa to, khói bụi nhiều.
Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ hãy lựa chọn cho mình loại giày thấp, vừa chân, cổ giày cao vừa đủ ôm, không đi nhanh.
Giai đoạn 3 tháng tiếp theo điều chỉnh tư thế mỗi lần đi bộ sao cho hông chuyển động chậm hơn, cẩn thận khi xoay người và giữ dáng người thẳng.
Giai đoạn 3 tháng cuối nên đi bộ cùng người thân, chọn những địa điểm gần nhà, địa hình dễ di chuyển.
- Đi đủ
Nếu trước khi mang thai mẹ bầu đã thường xuyên đi bộ thì hãy tiếp tục thói quen này. Tuy nhiên chỉ nên đi bộ với khoảng thời gian tối đa một giờ và hãy chia thành nhiều lần trong ngày.
Nếu chưa đi bộ trước đi mang thai, các mẹ bầu nên bắt đầu bằng việc đi dạo chậm, 15-30 phút mỗi ngày, một tuần đi 3 lần. Nếu không tham gia các môn thể thao khác trong quá trình mang thai, nên đi bộ 2 lần mỗi ngày.
Lưu ý trong những tháng đầu của thai kỳ, không nên đi bộ quá nhiều vì sẽ có thể dẫn đến tình trạng tử cung gò nhiều, gây những trường hợp không mong muốn như sảy thai và sinh non.
Video đang HOT
Hạn chế sử dụng cà phê
Bà bầu hạn chế sử dụng cà phê quá nhiều, hạn chế tiếp xúc các thiết bị điện tử và wifi. Ảnh: newyorkertips
Nhiều mẹ bầu có thói quen sử dụng ít nhất một tách cà phê mỗi ngày.
Caffeine vốn là chất kích thích gây khó ngủ, làm tăng nhịp tim cũng như khiến dạ dày bài tiết thêm nhiều acid hơn khiến các mẹ bầu ợ nóng. Những yếu tố này đều không tốt đối với sức khỏe của cả mẹ và bé.
Lượng caffeine ít nhưng vẫn có khả năng làm hạn chế lưu lượng máu đến thai, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, khiến con sinh ra nhẹ hơn.
Theo các chuyên gia, nếu caffeine quá nhiều trong cơ thể, đặc biệt là ở 3 tháng đầu thai kỳ có thể dẫn đến tình trạng rối loạn thần kinh ở trẻ, sảy thai và sinh non.
Trong những tháng thai kỳ đầu tiên, việc loại bỏ caffeine ra khỏi người sẽ phải mất khoảng 7 giờ. Ở những tháng cuối là khoảng 10 giờ. Mỗi ngày thai phụ không được nạp quá 200 mg, tương đương với một cốc cà phê nhạt. Tốt nhất nên dừng hẳn việc dùng cà phê trong quá trình mang thai và kể cả sau sinh.
Không chỉ có cà phê, mỗi ngày các thai phụ có thể vô tình tiếp nạp thêm caffeine từ nước ngọt, trà, chocolate, thuốc bổ sung…
Sử dụng các thiết bị điện tử và wifi hợp lý, đúng cách
Khi mang thai, cơ thể sẽ chứa nhiều chất lỏng hơn dẫn đến việc dễ hấp thu bức xạ từ các thiết bị thu phát sóng.
Ở giai đoạn đầu thai kỳ, ảnh hưởng nguy hiểm của các bức xạ sẽ lớn hơn rất nhiều so với các giai đoạn tiếp theo. Những bức xạ ấy có khả năng sẽ gây biến đổi DNA, làm giảm khả năng nhận biết và tiếp thu của não bộ. Lúc này các mô não của bé còn mềm, xương sọ cũng mỏng hơn, chưa phát triển hoàn thiện như người trưởng thành nên rất dễ bị tác động.
Các mẹ bầu phải sử dụng các thiết bị điện tử và sóng wifi hợp lý, đúng cách. Khi dùng hãy giữ khoảng cách vừa đủ, đặc biệt phải ngồi đúng tư thế. Tránh tiếp xúc các thiết bị điện tử gần những vị trí như đùi, đặt gần chỗ nằm. Chỉ nên sử dụng mỗi khi cần thiết, bật chế độ máy bay cũng là một cách hạn chế ảnh hưởng.
Bác sĩ Trần Thị Kim Xuyến
Theo VNE
Tưởng đau bụng do bị bệnh dạ dày, mẹ không ngờ lại là hội chứng nguy hiểm khiến con gái ra đời sớm 2 tháng
Xuất hiện triệu chứng buồn nôn, đau mạn sườn, người mẹ không ngờ đây lại là dấu hiệu của hội chứng HELLP, một biến thể của tình trạng tiền sản giật gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Mẹ phát hiện tiền sản giật nhờ triệu chứng buồn nôn và đau tức dưới sườn
Chị Beka, 29 tuổi (Ohio, Mỹ) sau nhiều tháng ngày mong con đã thụ thai thành công một cô bé trong niềm vui mừng của cả gia đình. Thế nhưng, khi chỉ còn 2 tháng nữa là sinh thì người mẹ này đã phải nhập viện cấp cứu sau khi bác sĩ phát hiện nguy cơ gây ảnh hưởng tới cả mẹ và bé. Beka được chẩn đoán mắc hội chứng HELLP, một biến thể của tình trạng tiền sản giật vô cùng nguy hiểm, có thể đe dọa tới tính mạng.
Bà mẹ trẻ xinh đẹp vui mừng khi mang thai một cô bé khỏe mạnh.
Ngay lập tức, Beka đến bệnh viện và được chỉ định mổ cấp cứu mặc dù thai kì của cô mới chỉ đang ở đầu giai đoạn thứ 3, 31 tuần. Bé Isabella chào đời trước những 2 tháng, tiếng khóc non nớt cũng như thân hình bé nhỏ khiến người mẹ trẻ lo lắng vô cùng.
Beka vẫn không khỏi xúc động khi kể lại quá trình sinh bé: "Tối hôm đó, tôi có triệu chứng buồn nôn. Sau đó bắt đầu đau vùng dưới xương sườn. Mỗi khi con di chuyển hoặc thúc vào xương sườn, tôi đau đến nỗi gần như muốn ngã quỵ. Khi gọi điện cho bác sĩ thì ông cũng nói điều này là bình thường trong tam cá nguyệt thứ 3". Beka nghĩ đó có thể là dấu hiệu đau dạ dày mà thôi. Tuy nhiên, khi xuất hiện thêm biểu hiện tăng huyết áp và phù chân, bác sĩ đã tiến hành xét nghiệm cho Beka và thông báo cô cần nhập viện gấp để mổ bắt con trong vòng 24 giờ, nếu không sẽ nguy hiểm tới tính mạng.
Cô bé chào đời sớm 2 tháng do mẹ mắc hội chứng HELLP - một biến thể của tình trạng tiền sản giật.
"Bác sĩ nói tôi bị nhiễm độc thai kì và mức độ khá nặng. Tôi cũng không nhớ mình đến bệnh viện bằng cách nào, tôi chỉ biết suốt quãng đường tôi đã khóc rất nhiều. Khi phẫu thuật, chồng tôi ngồi bên cạnh và cũng khóc theo vì quá lo sợ. Tôi sinh mổ nhưng vẫn cảm nhận từng đường dao sắc lẹm lướt qua, áp lực khi bác sĩ cố gắng đưa con ra ngoài, rồi cảm giác trống rỗng khi bé được lôi ra. Tôi nghe thấy tiếng khóc yếu ớt của con. Các bác sĩ nói con khóc được thì sẽ ổn thôi. Vâng, con bé ra đời sớm 2 tháng và vẫn khóc. Tôi tự động viên bản thân rằng con sẽ ổn thôi", Beka tiếp tục chia sẻ về ca sinh mổ cấp cứu do mắc hội chứng nguy hiểm HELLP của mình.
Sau 36 ngày nằm viện, bé Isabella được xuất viện trở về nhà trong tình trạng sức khỏe ổn định.
Cô bé được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt, Beka không được thăm bé và phải trải qua những cơn đau, co dạ con sau khi sinh mổ. Sau 36 ngày nằm viện, bé Isabella được xuất viện trở về nhà. Với người mẹ trẻ thì đó là phút giây hạnh phúc tột bậc khi con gái bình an xuất viện. Rất may, trường hợp của Beka đã được kịp thời phát hiện và xử lý nhanh chóng nên sức khỏe của mẹ và bé đều ổn sau ca phẫu thuật mổ lấy thai.
Tuy nhiên, cách đây không, trường hợp một bà mẹ khác có tên Kristy Watson ở bang Victoria (Australia) lại không được may mắn như vậy. Mặc dù xuất hiện nhiều dấu hiệu tiền sản giật nhưng đã bị các bác sĩ liên tục bỏ qua và hậu quả là tim bé trai trong bụng đã ngừng đập trước khi kịp ra đời. Bà mẹ này cũng đã quyết định đăng bức ảnh con trai xấu số của mình lên Facebook với hi vọng "không người mẹ nào, không gia đình nào phải trải qua nỗi đau, sự tan nát và mất mát" mà cô phải chịu đựng.
Hội chứng HELLP - một biến thể của tình trạng tiền sản giật gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé
Tiền sản giật là biến chứng sản khoa đe dọa tới tính mạng của người mẹ và cả em bé trong bụng (Ảnh minh họa).
Hội chứng HELLP là hội chứng thiếu máu tan huyết, tăng men gan, giảm tiểu cầu, một biến thể của tình trạng tiền sản giật. Đây là biến chứng sản khoa đe dọa tới tính mạng của người mẹ và cả em bé trong bụng. Cả hai bệnh lý này thường xảy ra sau tuần thứ 20 thai kỳ hoặc ngay sau khi vừa mang thai, hoặc đôi khi là sau sinh. Đây là một biến chứng thường gặp ở những người phụ nữ bị huyết áp cao, các cơ quan như gan, thận thường không thể hoạt động bình thường.
Các triệu chứng lâm sàng hay gặp của HELLP có thể kể đến như:
- Cảm giác khó chịu, mệt mỏi.
- Sưng phù bàn chân, mắt cá chân, mặt và tay.
- Đau ngay dưới xương sườn.
- Nhức đầu, đau đầu dữ dội.
- Buồn nôn và nôn.
- Giảm thị lực.
- Ra máu mũi hoặc xuất huyết không thể cầm được tại vị trí khác.
- Co giật.
- Tăng huyết áp, tăng cân nhanh.
Triệu chứng phổ biến là tăng huyết áp, phù tay chân, mặt, đau dưới mạn sườn... (Ảnh minh họa).
Nếu mẹ xuất hiện những triệu chứng trên, hãy đến bệnh viện ngay lập tức. Người mẹ bị mắc hội chứng HELLP cần phải sinh con càng sớm càng tốt ngay cả khi thai nhi ít hơn 37 tuần tuổi. Việc sinh sớm là cần thiết để làm giảm thiểu các nguy cơ gây hại cho cả mẹ và con. Việc chuyển dạ có thể cần phải sử dụng thuốc kích thích đẻ, một số mẹ sẽ phải dùng phương pháp sinh mổ.
Người mẹ cần chủ động khám thai định kì để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường (Ảnh minh họa).
Để giảm thiểu những nguy cơ của hội chứng HELLP, mẹ hãy lưu ý tiến hành thăm khám định kỳ ngay từ giai đoạn sớm của thai kỳ và trong suốt thời gian mang thai. Thông qua việc khám thai định kì, các bác sĩ có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời nếu có những dấu hiệu của hội chứng nguy hiểm này.
Nguồn: Kidspot, Marchofdimes
Ôm xác con trên tay khi vừa sinh, bà mẹ cảnh báo về hội chứng nguy hiểm trong thai kỳ bị bác sĩ bỏ qua Câu chuyện và hình ảnh xúc động của người mẹ 20 tuổi khi ôm trong tay đứa con trai bé bỏng chào đời ở tuần 32 với trái tim đã ngừng đập ẩn chứa một thông điệp hết sức quan trọng mà mọi bà mẹ cần lưu ý. Kristy Watson, bà mẹ trẻ ở bang Victoria (Australia) đã quyết định đăng bức ảnh...