Thói quen học tập xấu xí cần tránh
Một thói quen học tập xấu sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng học tập của chúng ta. Dưới đây là 7 thói quen học tập xấu rất phổ biến mà có thể ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của bạn.
1. Học trong môi trường không thích hợp
Một trong số các thói quen học tập xấu bạn nên từ bỏ là học tập ở môi trường học thích hợp. Bạn không thể tập trung học ở một căn phòng quá tối và bạn phải nheo mắt để đọc, bạn cũng cảm thấy khó chịu khi ngồi một chiếc ghế không phù hợp với tư thế. Bạn cũng có thể lăn ra ngủ chỉ sau 20 phút khi ngồi trên một chiếc ghế sofa mịn và ấm áp vào mùa đông. Vì vậy, bạn cần phải tạo ra một môi trường học tập phù hợp với ánh sáng vừa phải, một chiếc ghế làm việc nhằm thúc đẩy sự tỉnh táo và không có phiền nhiễu. Quan trọng nhất là bạn không lướt web và mạng xã hội trong khi học.
2. Vừa học vừa suy nghĩ vẫn vơ
Trong số tất cả phiền nhiễu, độc thoại nội tâm khi học cũng ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng học tập của bạn. Đó có thể là những suy nghĩ vẩn vơ về một ai đó, hoặc một chuyện gì đó làm bạn vui vẻ hoặc cáu giận. Đã bao nhiêu lần bạn cảm thấy mất tập trung vì những suy nghĩ vẫn vơ? Bạn nên gạt bỏ những suy nghĩ vẩn vơ ra khỏi đầu vì những suy nghĩ này đang làm lãng phí thời gian của bạn.
3. Chọn sai bạn cùng học tập
Học tập cùng với các bạn khác dưới hình thức đôi bạn, hoặc nhóm bạn là một sự lựa chọn khôn ngoan, nhưng không phải bạn cùng học tập nào cũng giúp có thể cải thiện việc học của bạn. Đừng học tập cùng một bạn nào đó, chỉ vì bạn quý mến và muốn dành thời gian với bạn đó. Hãy chọn người có thể bổ sung kỹ năng và kiến thức cho bạn, và hơn nữa đó phải là người thực sự quan tâm đến việc học.
Video đang HOT
4. Ghi chép quá ít hoặc quá nhiều
Có rất nhiều học sinh hoặc có xu hướng ghi chép quá nhiều những điều giáo viên nói, số còn lại thì chẳng ghi chép điều gì. Điều quan trọng nhất là tích cực lắng nghe và ghi lại những điểm quan trọng nhất. Bằng cách này, bạn đã bắt đầu hiểu các thông tin mà giáo viên cung cấp và dễ dàng biến những kiến thức của thầy, cô thành kiến thực của mình. Thêm vào đó, bạn nên tránh suy nghĩ vẩn vơ và nói chuyện riêng trong giờ học.
5. Quá nhiệt tình tô vẽ sách giáo khoa
Tô vẽ làm nổi bật cuốn sách giáo khoa của bạn là một trong những thói quen học tập “xấu xí”. Bạn có thể ghi nhanh những kiến thức cần lưu ý vào sách giáo khoa và chỉ làm nổi bật những kiến thức cần chú ý trong sách giáo khoa mà thầy, cô giáo nói đến. Nếu bạn quá nhiệt tình tô vẽ sách giáo khoa, bạn hầu như sẽ chẳng chú tâm vào những điều gì thầy, cô giáo giảng. Và bạn sẽ lãng phí rất nhiều thời gian để tô vẽ những “bức tranh” trong cuốn sách giáo khoa của mình.
6. Làm quá nhiều việc riêng trong khi học
Làm quá nhiều việc riêng trong khi học khá phức tạp và bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành tất cả các công việc thay vì lần lượt làm từng việc một.
7. Trì hoãn
Rất nhiều bạn học sinh, sinh viên đang mắc lỗi này. Khi bạn cần phải học, bạn lại “nhận ra” bạn cần phải lau dọn nhà. Sau đó, một người bạn thân lại gọi điện để tâm sự với bạn về chuyện mới xảy ra với cô ấy. Và cứ thế, rất nhiều việc “quan trọng” lần lượt chen vào việc học của bạn. Và đến khi bạn bắt đầu học tập, bạn chỉ còn rất ít thời gian. Hãy cố gắng chống lại những sự cám dỗi này để có thể học tập hiệu quả hơn .
TheoQuỳnh Trang / MASK Online
15 phương pháp giúp bạn "tốc ký" hiệu quả
Tốc ký sẽ giúp bạn tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn từ những bài giảng quá dài dòng. Nhưng nhiều bạn vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc ghi chép thế nào là hiệu quả.
Để nâng cấp khả năng viết tốc ký, bạn hãy tham khảo những lời khuyên sau đây.
1. Xem trước bài học và thử đoán trước xem giáo viên sẽ giảng về những vấn đề gì trong lớp học.
2. Thiết kỉ luật cho bản thân. Đi học đầy đủ, nếu bạn bỏ một buổi học thì bạn có thể tự cho phép mình nghỉ những buổi học tiếp theo. Và tất nhiên là bạn sẽ không thể ghi chép bài nếu không đến lớp.
3. Phân loại và sắp xếp ghi chép. Bạn hãy chọn những loại vở ghi chép phù hợp nhất, giúp bạn phân chia và dễ dàng tìm kiếm lại kiến thức nếu vô tình quên đi.
4. Phân chia trật tự các bài ghi chép một cách ngăn nắp và rõ ràng. Hãy nắm trong lòng bàn tay cấu trúc của những bài đã ghi trong vở của bạn.
5. Nếu có thể, hãy chỉ ghi trên một mặt giấy để sắp xếp các loại ghi chép dễ dàng hơn. Vì việc viết trên cả hai mặt giấy thì những ghi chép ở mặt kia thường dễ bị bỏ quên.
6. Luôn chuẩn bị đầy đủ và dự phòng những dụng cụ ghi chép: bút, bút chì, mực, bút dạ đánh dấu...
7. Đừng cố ghi lại mọi lời giảng của giáo viên mà hãy tư duy để ghi những điều quan trọng nhất. Luôn sáng tạo chứ đừng biến mình thành một cái máy.
8. Đừng cố rượt đuổi theo thông tin. Nếu bạn theo không kịp một dữ kiện nào đó thì hãy cứ bỏ qua để đảm bảo cho các dữ kiện sau. Sau đó bạn có thể hỏi lại thầy cô và bạn bè để bổ sung ngay vào những chỗ còn thiếu.
9. Luôn để những khoảng trống để có thể bổ sung khi cần thiết.
10. Nếu có thể hãy chuẩn bị cho mình những thiết bị ghi âm lại bài giảng. Tất nhiên, chỉ dùng bài ghi âm cho mục tiêu tích cực.
11. Dùng các ký hiệu để ghi bài nhanh hơn.
12. Ghi chép những ví dụ khi cần thiết.
13. Đừng bỏ qua 5 - 10 phút cuối giờ. Vì đây là lúc giảng viên dặn dò những điều then chốt.
14. Nếu có thể, bạn hãy dành khoảng 10 phút sau tiết học để xem xét lại những ghi chép. Lúc này bạn có thể thay đổi, sắp xếp lại, thêm bớt, tóm tắt hay làm rõ những gì chưa hiểu.
15. Hãy chia sẻ những ghi chép với bạn cùng lớp, bởi chia sẽ tạo nên sức mạnh.
Theo Trithuctre
Tổng hợp những kinh nghiệm học ngoại ngữ cơ bản Điều gì làm cho nhiều người có khả năng rất tốt trong học và sử dụng ngoại ngữ? Một điều mà hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng đó chính là khả năng bẩm sinh hoặc họ có đam mê thực sự? Hầu như ai trong chúng ta đều biết tầm quan trọng của việc học và sử dụng thành thạo được một...