Thói quen bẻ khớp ngón tay nguy hại khôn lường
Nếu bẻ khớp thường xuyên, cấu trúc xương sẽ tự động thích nghi và màng khớp cùng các dây chằng bao quanh sẽ giãn ra, dẫn đến các vấn đề như hao mòn, thoái hóa và viêm mặt sụn khớp.
Bẻ khớp ngón tay, ngón chân là thói quen của nhiều người khi cảm thấy mỏi, tê cứng các ngón tay, hoặc sau khi làm một công việc nào đó lâu. Bẻ khớp khiến chúng ta thấy thoải mái, dễ chịu hơn nhưng việc làm này lại gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bẻ khớp khiến chúng ta thấy thoải mái nhưng lại gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Mỗi khớp xương được cấu tạo bởi 2 mặt khớp, bao phủ bởi bao khớp và hệ thống dây chằng có chức năng bó và giữ vững các khớp. Khi bẻ đốt ngón tay, không giống như các co giãn linh hoạt thông thường, các khớp bị co giãn đột ngột nên phát ra tiếng kêu. Nếu quá ngưỡng giãn, bao khớp phải chịu một tác động rất lớn khiến dây chằng dễ bị giãn và rách.
Video đang HOT
Nếu bẻ đốt tay trong thời gian dài, sự cọ xát và áp lực lên mặt khớp cao hơn khiến hao mòn mặt khớp, nghiêm trọng hơn là nguy cơ thoái hóa và viêm mặt sụn khớp. Mỗi lần bẻ nắn khớp là một lần gây vi chấn thương đến khớp và kéo theo tế bào sụn sẽ bị vi chấn thương. Nếu các vi chấn thương trên cùng một ổ khớp tích tụ nhiều, lâu dầu sẽ hao hụt chất sụn.
Mỗi lần bẻ nắn khớp là một lần gây vi chấn thương đến khớp.
Ảnh hưởng khi về già
Tổn thương tay do thói quen bẻ khớp tay là điều khó tránh khỏi. Duy trì thói quen bẻ khớp ngón tay lâu, về già dễ bị đau nhức các khớp.
Trong sụn khớp có 2% là tế bào sụn và không có khả năng hồi phục khi bị thương. Nắn, bẻ khớp sẽ làm sụn bào mòn, thương tổn dẫn đến thoái hóa.
Một khi sụn bị bào mòn thì không có khả năng hồi phục, gai xương sẽ mọc ra, tác động đến mô xung quanh khớp gây ra hiện tượng sưng và đau ngón tay. Nếu tuổi càng lớn, gân, sụn, dây chằng kém linh động và dễ tổn thương hơn nên việc vặn bẻ khớp sẽ làm tốc độ thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn.
Tổn thương tay do thói quen bẻ khớp tay là điều khó tránh khỏi.
Lời khuyên
Sau mỗi lần vặn, bẻ khớp chúng ta sẽ có cảm giác dễ chịu hơn, nhưng tốt nhất không nên bẻ khớp ngón tay, ngón chân, vặn cột sống cổ vì hành động này sẽ gây ảnh hưởng có hại tới bề mặt sụn hoặc đĩa đệm, phá hủy khớp.
Mỗi khi mỏi, chỉ cần cử động khớp qua lại nhẹ nhàng đến góc độ tối đa của khớp mà vẫn chưa gây đau, chưa tạo ra tiếng lạo xạo là được. Động tác đơn giản này sẽ góp phần tăng lưu lượng máu đến mô, tạo sự dễ chịu mà vẫn tránh được hiện tượng dính khớp, tránh được vi chấn thương.
Theo Thúy Nga / VTC
Người bị viêm khớp nên ăn và tránh ăn gì?
Những người bị bệnh gút (gout), viêm khớp nên ăn gạo lứt để giảm các triệu chứng bệnh.
Gạo lứt. ẢNH: SHUTTERSTOCK
Đường nhân tạo khiến tình trạng viêm thêm nặng. Ngoài ra, lạm dụng đường khiến bạn dễ tăng cân, càng gây sức ép lên các khớp xương. Thay vào đó, nên bổ sung đường tự nhiên trong các loại trái cây như chuối, lê, táo...
Purin và nitrat có trong thịt chế biến sẵn khiến tình trạng viêm thêm nặng. Bạn nên ăn thực phẩm tươi.
Lòng đỏ trứng chứa a xít arachidonic có thể gây viêm. Ăn lòng trắng trứng và bỏ lòng đỏ nếu bạn đang bị viêm khớp.
Lạm dụng bột ngọt cũng làm trầm trọng thêm tình trạng viêm.
Uống nhiều bia rượu gây tổn hại cho các khớp xương. Bia làm tăng nồng độ a xít uric. Trong thực tế, một số nghiên cứu cho thấy những người nghiện bia rượu có nguy cơ cao mắc bệnh gút hoặc viêm khớp.
Mai Duyên
Theo Thanhnien
Bị viêm khớp cần tránh ăn những gì? Ăn một số loại thực phẩm có thể gây ra viêm và làm tăng cơn đau khớp. Vì vậy, bệnh nhân mắc bệnh này cần phải tránh những thực phẩm này để điều trị viêm khớp và loại bỏ tình trạng viêm, theo naturalnews. Thực phẩm chế biến sẵn hoặc chiên làm tăng triệu chứng của viêm khớp. ẢNH: SHUTTERSTOCK Các sản phẩm...