Thói quen ăn uống ảnh hưởng đến giấc ngủ
Có những thói quen xấu trong chế độ ăn uống vô tình dẫn đến chứng mất ngủ.
Nếu bị mất ngủ nhưng chưa tìm được nguyên nhân thì nên xem lại những thói quen ăn uống, sinh hoạt và đôi khi chỉ cần thay đổi thói quen này bạn có thể khắc phục được.
Ăn huống hợp lý giúp bạn có giấc ngủ ngon – Ảnh: Internet
Dùng bữa tối quá sớm hoặc quá muộn
Ăn quá sớm hay quá muộn có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Trong trường hợp đầu tiên bạn có thể đói bụng khi đi ngủ, còn trường hợp sau thì việc tiêu hóa đã ảnh hưởng đến giấc ngủ. Nếu bạn ăn quá sớm nên bổ sung thêm bát bột ngũ cốc với sữa và cơ thể cần ít nhất 2 giờ để tiêu hóa hết thức ăn.
Uống nhiều thức uống có cồn hay cà phê
Thức uống có cồn giúp bạn chìm vào giấc ngủ rất nhanh nhưng đôi khi gây mất nước và có thể gây rối loạn vài giai đoạn của giấc ngủ khiến bạn lại tỉnh giấc.
Lưu ý không nên uống cà phê vào buổi tối. Theo trang web Reader’s Digest-Mỹ. thì uống cốc cà phê vào buổi chiều giúp tập trung tư tưởng làm việc nhưng đôi khi làm bạn tỉnh táo vào ban đêm, không nên uống quá 3-4 cốc cà phê mỗi ngày.
Video đang HOT
Lượng thức ăn quá nhiều
Vào buổi tối ăn quá nhiều sẽ không tốt cho cơ thể vì hệ tiêu hóa phải làm việc nhiều hơn so với khi chúng ta đứng hay ngồi. Tuy vậy nếu ăn quá ít cũng không nên vì khi đi ngủ với cảm giác đói khiến bạn lo âu và đau dạ dày… Nên có chế độ ăn uống hợp lý để có thể chìm vào giấc ngủ ngon.
Dùng nhiều chất béo, đường
Nếu bạn thích ăn cay thì nên dành cho buổi ăn trưa. Tiêu hóa các chất này gây cảm giác nóng rát dạ dày hay trào ngược và gây cảm giác khó chịu về đêm. Những thực phẩm nhiều chất đường, béo cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ. Ngược lại thực phẩm giàu chất xơ và vài loại trái cây như chuối, kiwi giúp có được giấc ngủ ngon.
Nếu bạn tìm được sự cân bằng giữa thời gian, số lượng cũng như chất lượng thực phẩm sẽ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Chế độ dinh dưỡng để có giấc ngủ sâu?
Ăn nhiều chất xơ và ít đường
Chế độ ăn uống thiếu chất xơ và chất béo bão hoà (những chất béo tìm thấy ở thực vật) làm giảm độ sâu của giấc ngủ, cụ thể là làm giảm đáng kể thời gian diễn ra giai đoạn ngủ sâu trong suốt các chu kỳ giấc ngủ của bạn. Chất xơ được tìm thấy nhiều trong nấm hương khô, củ sắn dây, mộc nhĩ, khoai tây, củ cải trắng, lá mơ lông, hạt đậu hà lan, rau câu tươi.
Hạn chế thức ăn chiên xào
Hãy hạn chế các món chiên xào hoặc có nhiều chất béo, thức ăn cay, hạn chế sử dụng rượu bia và các loại thức uống có gas đặc biệt vào thời gian trước khi ngủ. Điều ngày không những giúp bạn có giấc ngủ ngon mà còn giảm đáng kể mỡ máu, có lá gan khoẻ mạnh và thân hình đẹp.
Bổ sung vitamin và khoáng chất
Vào bữa tối, nên bổ sung thêm các loại trái cây tươi, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, bổ sung vitamin nhóm B như Bi, B2… Ngoài ra, bổ sung protein gốc thực vật thay vì protein gốc động vật, ăn cá và tránh xa các loại thịt đỏ. Một số thực phẩm giúp ngủ ngon như cá, hạt sen, đậu hà lan, đậu đũa, trứng cá, hoa chuối, hạt lạc (lưu ý ko nên ăn quá nhiều lạc để tránh dư thừa chất béo).
Thiên Kim
Theo motthegioi
7 thay đổi rõ rệt trong cơ thể khi bạn ăn quá nhiều
Ăn quá nhiều là chứng rối loạn ăn uống thường gặp nhất ở người lớn. Chứng rối loạn này có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, tinh thần.
Đau bụng: Khi bạn ăn quá nhiều, hệ tiêu hóa bị quá tải, dẫn đến đi ngoài thường xuyên và thậm chí tiêu chảy. Hãy ăn chậm và nhai kĩ để tránh cảm thấy thèm ăn quá độ. Nếu bạn bị đi ngoài, hãy uống nhiều nước để bù lại lượng nước bị mất.
Cảm giác nóng như giữa mùa hè: Nếu bạn ăn nhiều hơn bình thường, quá trình trao đổi chất trong cơ thể sẽ bị rối loạn. Nhịp tim của bạn sẽ tăng cao và bạn sẽ vã mồ hôi như đang ngồi trong phòng tắm hơi. Bạn không thể dừng lại tình trạng này, nhưng nó sẽ tự kết thúc sau khi trao đổi chất đã hoàn thành.
Đầy hơi: Khi nuốt thức ăn, bạn nuốt theo cả một phần không khí. Bạn ăn càng nhiều, lượng khí vào đường tiêu hóa càng lớn, đặc biệt nếu bạn vừa ăn vừa uống nước có ga. Cơ thể cũng sản sinh khí ga khi tiêu hóa thức ăn. Do đó, nếu lượng khí trong hệ tiêu hóa không thoát được ra, bạn sẽ bị đầy bụng.
Bồn chồn: Nếu bạn ăn quá nhiều, cơ thể bạn sẽ bồn chồn và bạn sẽ mất ngủ. Ăn quá nhiều sẽ làm rối loạn đồng hồ sinh học qua việc kích thích cơ thể sản sinh hormone. Hơn nữa, nếu thực phẩm bạn ăn giàu carb, dù bạn có ngủ đúng giờ thì bạn cũng dễ bị tỉnh dậy nửa đêm vì đói, khi lượng đường trong máu hạ xuống thấp.
Choáng váng: Choáng váng cũng là một tác dụng phụ của ăn uống quá nhiều. Để tiêu hóa thức ăn, quá trình trao đổi chất sẽ được đẩy nhanh và nhịp tim cũng tăng cao. Để giảm cảm giác choáng váng, hãy uống nhiều nước và nghỉ ngơi cho đến khi cảm giác choáng váng giảm bớt.
Lo lắng, cáu gắt và khó tập trung: Cảm giác lo lắng, bực bội và khó tập trung khi làm việc gì đó sau một bữa ăn quá no là các dấu hiệu cho thấy cơ thể đang làm việc cật lực để xử lí toàn bộ thức ăn bạn đã ăn. Khi bạn ăn quá nhiều, cơ thể tiết hormone insulin để dự trữ lượng đường thừa cho những lúc đường huyết xuống thấp, hoặc cho những lúc cơ thể cần nhiều năng lượng hơn. Sự dữ trữ này khiến đường huyết tại thời điểm sau ăn giảm mạnh, khiến bạn cảm thấy khó chịu.
Theo CTV Ngọc Diệp/VOV.VN
3 thực phẩm khoái khẩu của người Việt nhưng rất dễ gây suy thận Thay đổi 3 thói quen ăn uống sau sẽ ngăn chặn nguy cơ mắc các bệnh về thận, đặc biệt là suy thận mạn tính. Suy thận là tình trạng tổn thương thận kéo dài khiến thận bị suy giảm chức năng. Sự tích tụ của quá nhiều chất thải, chất độc trong máu đã gây ra chứng ure huyết, thận liên tục...