Thổi hồn quê cho những món ăn dân dã
Cảnh buôn gánh bán bưng cùng những tiếng rao “Ai ăn chè đậu xanh. Ai ăn chè đậu đỏ nước dừa hông”… được tái hiện giữa trung tâm thương mại sầm uất.
Những đầu bếp hàng rong trong một nhà hàng ở một trung tâm thương mại tại quận 1, TP HCM niềm nở chào đón khách. Mỗi ngày, gian hàng “kiểu gánh” này thu hút khá đông thực khách trong nước và du khách nước ngoài đến thưởng thức món ăn truyền thống Việt Nam.
Món ăn khá đa dạng với các món truyền thống của nhiều vùng miền Việt Nam. Đặc biệt, thức ăn ở đây được chế biến rất sạch sẽ, đảm bảo tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trong khi thưởng thức món ăn, thực khách còn được nghe những bài hát, khúc vọng cổ… tái hiện một vùng quê gắn liền với ký ức tuổi thơ mỗi người.
Trong một khu trung tâm thương mại khác của TP HCM, hình ảnh những cô gái bán hàng rong cùng quang cảnh miền quê phố núi được tái hiện sinh động giữa phố xá nhộn nhịp.
Món bánh ngọt bình dị được trang trí tỉ mỉ đẹp mắt.
Video đang HOT
Những món ăn “cá suối rau rừng” đậm chất núi rừng Tây Nguyên của vùng rừng Madagui (Lâm Đồng) cũng được chọn giới thiệu đến thực khách.
Một trong những món ăn thuộc loại quốc hồn quốc túy Việt Nam là gỏi cuốn. Món này từng được hãng thông tấn CNN bình chọn là một trong 50 món ngon thế giới.
Cô gái miệt vườn tươi cười chào đón thực khách đến tham quan và thưởng thức món ăn.
Vịt lộn xào me là một trong những món ăn được nhiều người Việt ưa thích.
Là người thường xuyên tham gia các sự kiện ẩm thực truyền thống, đầu bếp Trần Thụy Bảo Trân cho biết, việc tái hiện không gian miền quê Việt Nam với những gánh hàng rong, tiếng hò, điệu lý là cách hiệu quả để giới thiệu nét đặc trưng nhất của văn hoá ẩm thực Việt Nam đến du khách khi ghé thăm TP HCM.
Nhiều món chè quen thuộc như chè trôi nước, chè đậu trắng, chè đậu xanh…
Những món bánh dân dã miền quê Việt Nam được nhiều thực khách trong và ngoài nước yêu thích.
Thi Trân
Theo VNE
Lẩu mẹt cua đồng dân dã gần ga Hà Nội
Nước dùng ngọt sắc, thơm mùi hành khô, miếng tóp mỡ thời bao cấp... đã níu chân biết bao thực khách Hà thành.
Tối cuối tuần mát trời, nhiều nhóm bạn trẻ thường rủ nhau đi tụ tập ăn uống và món mà họ nghĩ tới đầu tiên thường là các món lẩu. Ăn lẩu trời này rất hợp bởi tiết trời đã khô ráo hơn, chưa nắng nóng như giữa hè. Do đó, quây quần cùng bạn bên nồi lẩu bốc khói, tán gẫu dăm ba câu chuyện thì không còn gì bằng.
Chủ quán sử dụng những chiếc mẹt lót lá chuối tạo cảm giác thân thuộc như các món ăn nơi đồng quê.
Trong mê cung vô vàn các món lẩu, lẩu cua đồng dường như ít được nhắc đến hơn cả, bởi dễ làm nhưng lại khó để ngon. Cũng bởi vậy mà số hàng "dũng cảm" đưa món ăn này vào thực đơn ở Hà Nội không có nhiều. Một trong số những quán đó nằm khiêm tốn ở cuối phố Phan Bội Châu, đoạn gần ra phía ga Hà Nội.
Điểm khác biệt đầu tiên mà thực khách dễ dàng nhận ra ở đây là thay vì để thức ăn vào khay, vào đĩa thì chủ quán đặt thức ăn trong một cái mẹt tròn nhỏ, lót lá chuối xanh. Mới nhìn thôi cũng thấy thân thuộc và dân dã như các món ăn dung dị nơi đồng quê.
"Khám phá" bên trong mẹt lẩu, bên dưới không hề độn rau củ như những hàng khác.
Chiếc mẹt nhỏ xinh nhưng chứa được khá nhiều đồ ăn, mỗi thứ một ít, bao gồm: vài viên mọc, vài lát gầu bò, thăn bò, dăm miếng giò tai, sườn sụn, một ít đậu rán vàng, nấm kim châm và không thể thiếu vài con cua đồng nhỏ xíu để ngọt nước.
Chủ quán khéo léo thiết kế set lẩu vừa phải, đủ ăn cho 2 người ăn no bụng, nếu ai mi nhon cũng không bị thừa quá nhiều đồ, hơn nữa, lại có gì dùng nấy, không độn thêm rau củ phía dưới như các hàng khác.
Một set lẩu thế này có giá 160.000 đồng cho 2 người ăn no căng.
Nước dùng là bí quyết quan trọng nhất với món lẩu cua đồng, phải ngọt sắc vị của gạch cua giã nhỏ, chua dịu của cà chua và sấu Hà Nội nhưng vẫn thanh thanh, tinh tế như các món ăn truyền thống của đồng bằng Bắc bộ. Bí quyết là chìa khóa níu chân khách của mỗi quán nên rất khó để biết được. Tuy nhiên, chỉ cần nếm qua chút nước dùng, thực khách sành ăn có thể nhận ra ngay được mùi vị cua thật, giống hệt như một bán bún cua từng được ăn ngày nhỏ.
Rau sống ăn chung với lẩu cua đồng là rau muống, nấm kim châm, giá sống và không thể thiếu chút rau chuối mới đúng vị các món ăn với riêu cua. Để tăng thêm mùi vị, chủ quán hào phóng đưa thêm một bát đầy hành khô phi thơm để dậy lên mùi hương nức mũi, thật khó cưỡng lại. Đối với một số khách ăn, tóp mỡ mới chính là thứ khiến họ mê mẩn hơn cả, khiến làm nồi nước dùng beo béo, hấp dẫn mà không hề bị ngấy mỡ. Tóp mỡ cũng làm nhiều thực khách lứa tuổi 7X, 8X đời đầu nhớ về một thời bao cấp khó khăn mà nhiều kỷ niệm.
Nước dùng lẩu có vị ngọt sắc của cua đồng, chua dìu dịu của cà chua và sấu.
Thực khách còn có thêm sự lựa chọn với các món ăn khác như lẩu bò, lẩu sườn, lẩu sụn, bò nhúng dấm nhưng lẩu mẹt cua đồng luôn là "vedette", được khách ăn ưu ái hơn cả. Giá cả ở đây cũng rất phải chăng, nếu đi 2 người, bạn chỉ mất 160.000 đồng một nồi, nếu đi 3 người thì chi phí khoảng 200.000 đồng, rất kinh tế và hợp túi tiền các bạn sinh viên.
Quán bán từ 11h đến 23h nhưng đông nhất là bữa trưa và đặc biệt là bữa chiều tối. Tuy nhiên, không gian quán khá nhỏ, có phần cũ kỹ, tồi tàn nên nhiều người e ngại. Nếu vậy, bạn có thể chọn ngồi ngoài vỉa hè thoáng mát, rộng rãi và có chỗ để xe.
Quán ở địa chỉ: 53C Phan Bội Châu, đoạn cắt với Trần Hưng Đạo.
Theo MNMN
Dân dã rau càng cua miền Tây Nam Bộ Về chơi vùng sông nước Nam Bộ, bạn sẽ được thưởng thức những món ăn hết đỗi bình dị, từ những loại rau cỏ không phải trồng mà mọc đầy vườn như rau đắng, rau má, đọt xoài non, sầu đâu, càng cua... Rau càng cua mọc tự nhiên, xanh tốt hơn sau những trận mưa, mọc ở khắp bờ ruộng, vườn chuối,...