Thời điểm vàng để “săn” bất động sản giá rẻ
Dịch Covid-19 kéo dài khiến nhiều loại hình bất động sản trên thị trường thứ cấp có chiều hướng sụt giảm về giá so với năm ngoái. Theo nhiều chuyên gia, đây là thời điểm vàng để những người có tiền mặt “săn” các tài sản giá rẻ hơn thị trường do chủ nhân cần tiền bán gấp.
Thị trường BĐS Quý 3 tiếp tục rơi vào tình trạng ảm đạm khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại. Những kế hoạch mở bán sản phẩm mới của các doanh nghiệp BĐS bị hoãn lại. Trên thị trường thứ cấp, áp lực dòng tiền khiến nhiều người sở hữu BĐS phải chấp nhận bán với giá thấp hơn thị trường thì mới có cơ hội bán được hàng.
Điều này khiến thị trường thứ cấp đang chứng kiến một số loại hình BĐS được chào bán với mức giá rẻ hơn khá nhiều so với thị trường. Đơn cử như, một khách sạn nhỏ tại con phố trung tâm TP Đà Nẵng thời điểm dịch được kiểm soát chủ nhà rao bán với giá 10,8 tỷ đồng tuy nhiên tài sản này vẫn không có ai mua do thị trường BĐS Đà Nẵng khá ảm đạm, nay dịch quay trở lại vẫn khách sạn này chủ nhà chấp nhận giảm xuống chỉ còn 9,8 tỷ đồng.
Hay một tài sản khác là căn hộ cao cấp tại một số dự án chung cư đã qua sử dụng từ 3-5 năm tại quận Cầu Giấy, Thanh Xuân,…cũng đang được rao bán với mức giảm chừng 10-15% do chủ nhà cần tiền so với trước khi xuất hiện dịch Covid-19.
Ngoài lý do cần tiền bán gấp, thì giới kinh doanh địa ốc cho rằng do trước đây căn hộ cao cấp được nhiều người đầu tư mua để cho người nước ngoài thuê (chủ yếu là người Hàn Quốc và Nhật Bản), nay dịch khiến việc cho thuê khó khăn, căn hộ để trống khá nhiều nên họ muốn bán tài sản để luôn chuyển dòng tiền đầu tư, chấp nhận bán với giá thấp hơn thị trường.
Báo cáo mới nhất của batdongsan.com.vn về thị trường nhà phố lẻ quý 2/2019, Covid-19 đã tác động mạnh mẽ đến phân khúc nhà phố mặt tiền cho thuê ở 2 thành phố lớn nhất nước là Sài Gòn và Hà Nội khi ngày càng nhiều các dãy nhà mặt phố khóa trái cửa, phướn đỏ “cho thuê nhà ưu đãi lớn”, “bán nhà”…được treo lên.
Việc khó khăn khi cho thuê nhà khiến chủ sở hữu phải chịu áp lực về dòng tiền sẽ dẫn đến tình trạng “bán tháo” để thu hồi vốn. Điều này cũng sẽ khiến mặt bằng giá nhà phố có chiều hướng giảm.
Video đang HOT
Theo báo cáo thị trường của Savills, thị trường BĐS Tp.HCM có xu hướng sụt giảm. Hai phân khúc là căn hộ và biệt thự nhà phố đều chứng kiến sự sụt giảm về nguồn cung đáng kể. Nguồn cung căn hộ trên thị trường sơ cấp nửa đầu năm giảm 52% theo năm, với hơn 9.100 căn, mức thấp nhất trong 5 năm qua.
Tình trạng tương tự cũng xảy ra với phân khúc biệt thự nhà phố, với lượng sản phẩm biệt thự/nhà phố, đất nền sơ cấp đã giảm 43% theo năm xuống còn 3.250 căn/nền. Trong đó, đất nền giảm mạnh hơn (giảm 53% theo năm) so với biệt thự/nhà phố (23%). Tổng nguồn cung mới trong nửa đầu năm là hơn 1.900 căn/nền, giảm 58% theo năm.
Ông Nguyễn Khánh Duy, Giám đốc bộ phận Kinh doanh Nhà ở, Savills Việt Nam cho rằng thời điểm khó khăn này lại là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp hay cá nhân có khả năng tài chính, kinh nghiệm trong việc đầu tư BĐS.
Ông Nguyễn Khánh Duy, Giám đốc bộ phận Kinh doanh Nhà ở, Savills Việt Nam
Theo ông Duy, khi thị trường đi xuống, đa số các nhà phát triển BĐS đều sẽ giữ tâm lý thận trọng do tâm lý không chắc chắn về thị trường, còn các nhóm hay cá nhân đầu tư sẽ khá e dè do việc mua bán tài sản hay dự án đều phải cần một nguồn vốn lớn.
Tuy nhiên, nhận định về thị trường BĐS trung và dài hạn nhiều chuyên gia địa ốc cho rằng BĐS Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng phát triển, thời điểm này là những khó khăn tạm thời. Và đây là thời điểm vàng để các nhà đầu tư “săn” được BĐS giá rẻ.
Theo ông Nguyễn Khánh Duy, với những chính sách và chủ trương thiết thực của Chính phủ, đây có thể coi là thời điểm vàng dành cho các thương vụ mua bán và sát nhập cho các dự án bất động sản tại TP HCM nói riêng và cả nước nói chung. Những nỗ lực trong công tác đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng các TP lớn sẽ là điểm sáng, cú hích cho thị trường BĐS trong trung và dài hạn.
Bên cạnh đó, cũng theo ông Duy thời điểm này cũng là khoảng lặng để các chủ doanh nghiệp BĐS tái cấu trúc lại công ty, thay đổi chiến lược đầu tư để hướng tới các phân khúc BĐS tiềm năng như KCN hay nghỉ dưỡng cho chu kỳ phát triển BĐS tiếp theo trong 1 – 2 năm tới. Các chính sách về thủ tục pháp lý của Nhà nước khiến nguồn cung giảm mạnh trên thị trường là việc cần làm, nó như một tấm màng lọc lớn nhằm giữ lại cho người dân được lựa chọn và sử dụng những sản phẩm sạch và chất lượng, đồng thời giúp thị trường loại bỏ các công ty môi giới bất động sản không uy tín hoặc có năng lực tài chính yếu kém.
Nhiều dự án bất động sản tạm ngưng để 'nghe ngóng' đợt bùng dịch thứ 2
Các chuyên gia cho biết thị trường bất động sản đang trong tình thế "nội công, ngoại kích" khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại.
Từ thời điểm tháng 4, thị trường bất động sản có dấu hiệu khởi sắc khi đại dịch Covid-19 tương đối nằm trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, đợt bùng nổ dịch bệnh thứ hai đang khiến thị trường hoang mang.
Tại tọa đàm "Bất động sản trong vòng xoáy bất định: Xoay chuyển và thích nghi" diễn ra sáng 4/8, các chuyên gia cho biết thị trường vốn đã gặp nhiều khó khăn từ 2019 lại có thêm cú sốc từ Covid-19 nên bị đẩy vào tình thế "nội công, ngoại kích".
Theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, ngay từ khi Tết bắt đầu, đã có một loạt tín hiệu rất xấu, sau đó đến đại dịch Covid-19, thị trường bất động sản đình trệ nghiêm trọng.
"Đến tháng 4, Việt Nam đã có dấu hiệu kiểm soát được đại dịch Covid-19, thị trường bắt đầu có dấu hiệu hồi phục mạnh mẽ. Tuy nhiên, đến khi Covid-19 tái bùng phát, các dự án cũng phải tạm ngưng để nghe ngóng và xem xét", ông Đính cho biết.
Đồng tình với quan điểm của ông Đính, TS. Võ Trí Thành cũng cho rằng, hiện tại, thị trường bất động sản vẫn đang gặp nhiều vấn đề. Bên ngoài là dịch bệnh Covid-19, bên trong là những vấn đề liên quan đến chính sách, lệch pha cung cầu... Câu chuyện quan trọng là nguồn cung bị hạn chế chứ không phải lực cầu giảm, bởi ngay trong giai đoạn Covid-19 lực cầu vẫn có.
Nhiều doanh nghiệp địa ốc đang tạm ngưng để nghe ngóng tình hình dịch bệnh trước đợt bùng phát thứ 2. Ảnh: Quỳnh Danh.
Đánh giá về mức độ tác động của dịch bệnh đến lĩnh vực bất động sản, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính - ngân hàng thì cho rằng bất động sản là một trong 8 lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Theo khảo sát, tổng giá trị sang nhượng bất động sản đã giảm 0,4% so với cùng kỳ trong 7 tháng đầu năm trong khi giá cổ phiếu ngành giảm tới 16% so với đầu năm, là 1 trong 10 lĩnh vực có giá cổ phiếu giảm mạnh nhất (chỉ số VNIdex giảm 14% so với đầu năm).
Trong khi đó, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh do Covid-19 tăng tới 98% so với cùng kỳ năm trước.
"Nói vậy để hiểu tác động của Covid -19 đối với doanh nghiệp bất động sản là rất lớn. Dù vậy, tôi cũng nhận thấy thị trường bất động sản cũng đang đối mặt với một số thách thức cũng như cơ hội mới", ông Lực nhấn mạnh.
Theo TS. Cấn Văn Lực, cả nhà đầu tư và người dân đang dần thay đổi lối sống, tiêu dùng, khẩu vị rủi ro sau đại dịch. Họ trở nên thận trọng hơn. Trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, họ sẽ đắn đo hơn khi xuống tiền.
Thứ hai là khung pháp lý cho bất động sản vẫn rất chậm, ví dụ như dòng sản phẩm condotel sau 4 năm vẫn chưa có khung pháp lý rõ ràng.
Thứ ba là thách thức đến từ các kênh đầu tư khác. Trong thời điểm hiện nay, xuất hiện nhiều kênh đầu tư khác hấp dẫn hơn bất động sản, trong đó đáng chú ý là kênh đầu tư vào vàng. Từ đầu năm tới giờ, vàng thế giới tăng 27%, trong khi tại Việt Nam, giá kim loại quý cũng đã tăng tới 29%.
"Dù vậy, chúng tôi vẫn nhận thấy cơ hội ở ba lĩnh vực liên quan đến bất động sản", chuyên gia Cấn Văn Lực đặt vấn đề.
Thứ nhất là cơ hội phát triển bất động sản công nghiệp nhờ việc dịch chuyển đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam. Thứ hai là logistics, trong một báo cáo mới công bố, Savills đánh giá Việt Nam là một trong ba thị trường hấp dẫn nhất châu Á về logistics. Thứ ba là nhu cầu về nhà ở với mức giá phải chăng hơn vẫn rất cao.
Nếu dịch Covid-19 bùng phát một lần nữa, thị trường BĐS sẽ như thế nào? Có lẽ không chỉ mình phân khúc BĐS nghỉ dưỡng lại thêm "đòn giáng" mới từ dịch Covid-19 mà cả thị trường BĐS nói chung tiếp tục phải đối mặt với khó khăn, thách thức nếu dịch lần nữa bùng phát tại Việt Nam. Ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc Bộ phận R&D DKRA Vietnam cho rằng, chúng tôi dự báo thị trường BĐS...