Thời điểm tệ nhất để ăn trái cây
Người ta nói rằng không ăn trái cây ngay trước và sau bữa ăn hoặc ngay trước khi đi ngủ.
Ảnh minh họa
Ngay trước và sau bữa ăn
Nếu bạn là một người ngay lập tức ăn trái cây trước và sau bữa ăn, thì nên dừng ngay thói quen đó. Bởi vì ngay lập tức ăn trái cây sau bữa ăn sẽ không giúp cơ thể tiêu hóa trái cây đúng cách và do đó sẽ không thể hấp thụ tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết.
Đối với bệnh nhân tiểu đường thì nên ăn trái cây trước bữa ăn một tiếng hoặc sau bữa ăn hai tiếng.
Trước khi đi ngủ
Nghiên cứu nói rằng ăn trái cây trước khi đi ngủ là tệ nhất. Vì nó làm tăng lượng insulin và lượng đường trong máu sẽ làm gián đoạn giấc ngủ vào ban đêm và khiến cơ thể không thể thư giãn khi cần.
Không nên ăn trái cây trong bữa ăn
Video đang HOT
Không nên ăn trái cây trong bữa ăn vì nó có thể làm chậm quá trình tiêu hóa. Nếu ăn trái cây với các loại thực phẩm khác, trái cây có thể lưu lại trong cơ thể lâu hơn bình thường và bắt đầu lên men. Điều này có thể gây khó tiêu và các vấn đề tiêu hóa khác.
Vài lời khuyên khi ăn trái cây
1. Để nhận được lợi ích tối đa, hãy ăn trái cây tươi và giàu chất xơ nguyên cả vỏ.
2. Ăn trái cây theo mùa và đa dạng nhiều loại khác nhau.
3. Nếu bị bệnh thận, hãy ăn các loại trái cây có hàm lượng kali thấp như đu đủ, táo, lê, ổi, v.v…
4. Những người mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên tránh các loại trái cây nhiều chất xơ như táo, cam và chuối.
Cẩm Tú
Theo Boldsky
5 thời điểm không nên uống nước
Uống nước khi ăn đồ cay không những không xua tan cảm giác nóng rát mà còn khiến tình hình tệ hơn.
Ảnh: Secondwind Water Systems.
Nước cần thiết cho cơ thể song không phải uống lúc nào cũng tốt. Dưới đây là 5 thời điểm bạn không nên uống nước, theo Bright Side.
Trước khi đi ngủ
Bạn nên tránh uống nước trước giờ ngủ vì hai lý do. Thứ nhất, thói quen này có thể khiến bạn phải thức dậy đi vệ sinh, từ đó gián đoạn thời gian và chất lượng giấc ngủ. Thứ hai, so với ban ngày, thận làm việc chậm hơn vào buổi đêm nên bạn dễ bị sưng mặt hoặc tay chân lúc thức dậy. Tốt nhất, hãy uống nước cách giờ ngủ hai tiếng đồng hồ.
Giữa buổi tập nặng
Khi tập luyện nặng, nhiệt độ cơ thể tăng cao, tạo ra cảm giác nóng nực. Tuy nhiên, đừng vội uống nhiều nước để làm mát bởi bạn sẽ đứng trước nguy cơ rối loạn cân bằng điện giải với các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, chóng mặt. Bên cạnh đó còn gây nguy hiểm cho người mắc bệnh tim. Trên thực tế, Mỹ từng ghi nhận một trường hợp tử vong do uống quá nhiều nước lúc tập luyện.
Các chuyên gia khuyến cáo người tập luyện nên uống nước như sau:
- 1-2 giờ trước luyện tập, uống 450-600 ml.
- 15 phút trước khi tập, uống 250-300 ml.
- Trong lúc luyện tập, uống khoảng 250 ml mỗi 15 phút.
Khi nước tiểu mất màu
Nước tiểu đậm màu chứng tỏ cơ thể thiếu nước nhưng nếu hoàn toàn trong suốt, không màu thì cho thấy cơ thể đang thừa nước. Đây là biểu hiện cần đặc biệt lưu ý bởi thừa nước làm giảm nồng độ natri, từ đó dẫn tới hàng loạt vấn đề sức khỏe trong đó có đau tim.
Khi ăn đồ cay
Cảm giác nóng rát khi ăn đồ cay do phân tử tên capsaicin gây ra. Do cùng tính chất phân cực, nước không giúp giảm cay mà ngược lại còn khiến capsaicin phát tán khắp miệng và ống dẫn thức ăn, kết quả tình trạng còn tồi tệ hơn. Để bớt khó chịu, bạn hãy chọn uống sữa là chất lỏng ít phân cực hơn nước.
Trong bữa ăn
Uống nước trong bữa ăn tốt hay hại sức khỏe vẫn là điều nhiều người tranh cãi. Tuy nhiên, bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản nên tuyệt đối tránh thói quen này.
Minh Nhật
Theo Vnexpress
Khoai môn không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp đẹp da, giữ dáng, xứng đáng là món quà cho phụ nữ Khoai môn có chỉ số đường huyết thấp, tự nhiên giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát lượng đường trong máu một cách hiệu quả. Khoai môn (Arbi) thuộc chi Colocasia và họ Araceae và được tìm thấy chủ yếu ở Nam Trung Á, bán đảo Malay và Ấn Độ. Nó lan rộng theo thời gian đến Đông Nam Á, Nhật Bản, Trung...