Thời điểm phù hợp để nộp hồ sơ xét tuyển học bạ
Từ đầu tháng 5, nhiều trường đại học bắt đầu “mở cửa” nhận hồ sơ xét tuyển học bạ THPT. Đây là phương thức tuyển sinh thu hút nhiều sự quan tâm của phụ huynh, thí sinh.
Lợi ích của phương thức này là giảm nhẹ áp lực thi cử, vượt qua nỗi lo tỷ lệ chọi tăng, nắm thế chủ động khi đăng ký xét tuyển. Theo đó, thí sinh có thể chọn lựa tổ hợp môn có mức điểm cao nhất để đăng ký vào ngành học, trường học mình yêu thích.
Theo các chuyên gia, nếu chọn phương thức xét kết quả học tập THPT này, thí sinh nộp hồ sơ càng sớm càng có nhiều khả năng trúng tuyển, bởi điểm trúng tuyển đợt sau luôn cao hơn đợt trước khoảng 2-5 điểm, tùy ngành học. Thậm chí, một số trường khi đã tuyển đủ chỉ tiêu ở đợt 1 sẽ không tiếp tục nhận hồ sơ ở các đợt tiếp theo như thông tin dự kiến trước đó.
Thí sinh nộp hồ sơ học bạ càng sớm càng có cơ hội trúng tuyển cao.
Chẳng hạn, trong kỳ tuyển sinh năm 2018, mức điểm trúng tuyển ngành quản trị kinh doanh của Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM (UEF) trong đợt xét tuyển học bạ đầu tiên là 18 điểm. Đến đợt xét tuyển tiếp theo, mức điểm này là 23 điểm.
Nhiều thí sinh cho rằng, phương thức xét học bạ trúng tuyển khá dễ dàng. Tuy nhiên trên thực tế, có nhiều bạn vẫn trượt đại học khi chọn phương thức này vì chủ quan trước vấn đề thời điểm xét tuyển.
Video đang HOT
Từ tháng đầu tháng 5, nhiều trường bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển học bạ.
Được biết, việc chuẩn bị hồ sơ xét tuyển theo kết quả học tập lớp 12 không quá phức tạp. Tại UEF, một bộ hồ sơ xét tuyển học bạ gồm phiếu đăng ký xét tuyển, bản photo công chứng học bạ THPT, bản photo công chứng bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời, giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có).
Các thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển học bạ trong đợt 1, nếu chưa có giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT vẫn có thể nộp hồ sơ xét tuyển bằng phương thức này, và tiếp tục bổ sung giấy tờ để hoàn thành các thủ tục theo hướng dẫn để được các trường xét công nhận trúng tuyển.
Đáng chú ý, khi xét tuyển học bạ, thí sinh còn có cơ hội nhận học bổng hấp dẫn từ các trường. Đơn cử tại UEF, trường trao tặng các suất học có giá trị 25%, 50%, 100% học phí khi tổng điểm trung bình năm lớp 12 của 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển của thí sinh đạt từ 21 điểm trở lên. Thí sinh có thể tham khảo cơ hội nhận học bổng tại UEF theo bảng dưới đây.
Năm nay, bên cạnh phương thức xét tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia, xét tuyển kết quả thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM, UEF tiếp tục xét tuyển bằng phương thức học bạ lớp 12 với điều kiệntốt nghiệp THPT hoặc tương đương, tổng điểm trung bình lớp 12 của ba môn trong tổ hợp môn xét tuyển đạt từ 18.0 trở lên đối với trình độ đại học. UEF nhận hồ sơ xét tuyển học bạ đợt 1 từ ngày 2/5.
Theo Zing
Cao từ 1m50 trở lên mới được đăng ký ngành sư phạm
Thí sinh nam phải cao từ 1m55, nữ từ 1m50 trở lên mới được đăng ký xét tuyển các ngành đào tạo giáo viên của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.
Đó là một trong những thông tin đáng chú ý vừa được Trường ĐH Sư Phạm TP.HCM thông báo về chỉ tiêu, tổ hợp xét tuyển dự kiến từng ngành trong năm 2019.
Riêng ngành giáo dục thể chất, nam phải cao từ 1m65 và nặng 50 kg trở lên, nữ phải đạt tối thiểu 1m55, nặng 45 kg trở lên.
Theo thông báo của trường ĐH Sư phạm TP.HCM, tổng chỉ tiêu dự kiến năm nay khoảng hơn 3.700 em.
Trong đó, một số ngành tuyển số lượng lớn chỉ tiêu như ngôn ngữ Anh 300, giáo dục tiểu học 230, ngôn ngữ Trung Quốc 220, giáo dục mầm non 200 chỉ tiêu, công nghệ thông tin 200...
Ngoài ra, theo kế hoạch tuyển sinh dự kiến mà trường thông báo trước đó, trường sẽ sử dụng đồng thời 3 phương thức tuyển sinh. Cụ thể:
Thứ nhất, dành tối đa 10% chỉ tiêu cho phương thức tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển.
Thứ hai, 80% chỉ tiêu từng ngành xét kết quả kỳ thi THPT quốc gia và tối đa 10% chỉ tiêu xét tuyển học bạ dựa vào kết quả học tập lớp 12 của 3 môn theo tổ hợp xét tuyển.
Thứ ba, kết hợp xét tuyển và thi tuyển, trường cũng phân thành 2 loại: xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 kết hợp với thi tuyển môn năng khiếu áp dụng cho ngành giáo dục thể chất, giáo dục mầm non (chiếm tối thiểu 80% chỉ tiêu của từng ngành). Xét tuyển dựa vào kết quả học tập lớp 12 THPT kết hợp với thi tuyển môn năng khiếu áp dụng cho các ngành giáo dục thể chất, giáo dục mầm non.
Công thức tính điểm xét tuyển: ĐXT = ĐM1 ĐM2 ĐNK ĐUT. Theo đó (ĐXT: Điểm xét tuyển, được làm tròn đến hai chữ số thập phân; ĐM1, ĐM2: Điểm trung bình môn lớp 12 của môn học thứ nhất, thứ hai theo tổ hợp xét tuyển; ĐNK: Điểm môn thi năng khiếu do Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức; ĐUT: Điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định của Bộ GD&ĐT).
PHẠM ANH
Theo plo.vn
Hà Nội: Một số trường "hot" tuyển sinh lớp 6 ra sao? Yêu cầu 5 năm học sinh giỏi, làm bài thi bằng phương pháp trắc nghiệm (kể cả môn Tiếng Việt), điểm kiểm tra cuối kì môn Toán - Văn lớp 4, 5 phải đạt 9 điểm... là một trong số những điểm mới của phương thức tuyển sinh vào lớp 6 ở một số trường "hot" tại Hà Nội. Năm học 2019-2020, trường...