Thời điểm kiểm tra huyết áp tốt nhất là khi nào?
Hiện nay, có khá nhiều loại dụng cụ đo huyết áp tại nhà giúp mọi người có thể tự theo dõi huyết áp hàng ngày. Thế nhưng, thời điểm kiểm tra huyết áp tốt nhất là điều không phải ai cũng nắm rõ.
Huyết áp là chỉ số thể hiện áp lực máu trong lòng động mạch vận chuyển máu đến nuôi dưỡng mọi cơ quan trong cơ thể. Huyết áp được hình thành bởi lực co bóp của tim cộng với sức cản của mạch máu. Chỉ số này không cố định mà biến động theo hoạt động, cảm xúc của cơ thể. Vậy thời điểm kiểm tra huyết áp chính xác nhất là khi nào?
Khi thực hiện đo huyết áp bằng các máy điện tử, bạn sẽ thấy kết quả hai chỉ số huyết áp tối đa và tối thiểu (hay còn gọi là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương).
Thời điểm kiểm tra huyết áp tốt nhất là điều không phải ai cũng nắm rõ – Ảnh: medicalnewstoday
Theo Hiệp hội tăng huyết áp quốc tế, huyết áp tâm thu thường dao động trong khoảng từ 90 -140 mmHg, trong khi đó huyết áp tâm trương bình thường dao động trong khoảng 60 – 90 mmHG. Khi các chỉ số kể trên cao hơn trong mức bình thường thì được chẩn đoán mắc bệnh cao huyết áp.
1. Huyết áp diễn biến như thế nào trong ngày?
Huyết áp là một thông số giúp phản ánh trạng thái cân bằng động học của nhiều quá trình sinh lý diễn ra trong cơ thể. Do đó, huyết áp không phải là một chỉ số cố định mà thường thay đổi theo các hoạt động, theo tình trạng sức khỏe hoặc cảm xúc tại thời điểm thực hiện đo.
Vì thế mà đây cũng chính là lý do khiến nhiều người khó nhận ra được mình bị huyết áp cao. Bạn nên tham khảo Dấu hiệu huyết áp cao sớm và cách nhận biết.
Chỉ cần hoạt động nhẹ như thay đổi vị trí, hút thuốc lá, uống cà phê, có cảm xúc xúc động cũng làm huyết áp tăng lên. Và thông thường, huyết áp sẽ có xu hướng tăng cao hơn và buổi sáng và thấp hơn vào các thời điểm khác trong ngày. Và thời điểm huyết áp thấp nhất thường là lúc bạn chìm sâu vào giấc ngủ.
Huyết áp sẽ có xu hướng tăng cao hơn và buổi sáng và thấp hơn vào các thời điểm khác trong ngày – Ảnh: diabetes
Tuy nhiên, cơ thể lại có khả năng điều chỉnh huyết áp về chỉ số cân bằng sau mỗi lần bạn thay đổi cảm xúc hoặc hoạt động. Nếu mất đi khả năng điều chỉnh, chỉ số huyết áp bị tăng quá cao hoặc xuống quá thấp được chẩn đoán là tình trạng bệnh lý về huyết áp.
2. Thời điểm kiểm tra huyết áp tốt nhất
Chính vì là chỉ số không cố định nên nắm bắt kiến thức về thời điểm kiểm tra huyết áp tốt nhất là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Nếu lựa chọn thời điểm kiểm tra huyết áp và đọc kết quả đúng, bạn sẽ kết luận được bản thân có bị cao huyết áp hay cao huyết áp đột ngột hay không.
Theo đó, bạn nên chọn nhiều thời điểm kiểm tra huyết áp khác nhau trong ngày và nhiều ngày ngày liên tục. Hãy ghi nhớ các mốc thời điểm và ghi chép cẩn thận, cả chỉ số huyết áp tâm trương lẫn tâm thu.
Theo các chuyên gia y tế, khi thực hiện đo huyết áp tại nhà, bạn nên đo ngay khi vừa ngủ dậy trước khi bước xuống giường là tốt nhất. Nếu được chỉ định theo dõi nhiều lần trong ngày, hãy thực hiện vào các thời điểm giống nhau của mỗi ngày để có được căn cứ chính xác trong việc so sánh kết quả.
Video đang HOT
Nắm bắt kiến thức về thời điểm kiểm tra huyết áp tốt nhất là điều vô cùng quan trọng và cần thiết – Ảnh: upmc
Ngoài ra, vào thời điểm kiểm tra huyết áp, hãy chắc chắn rằng cơ thể bạn đã được nghỉ ngơi ít nhất 5 phút và tinh thần tuyệt đối thoải mái; và không nên nói chuyện giữa các lần đo huyết áp gần nhau để tránh sai số. Tuyệt đối không đo huyết áp sau khi ăn quá no hoặc lúc quá đói, đang buồn đi tiểu hoặc sau khi dùng các chất kích thích.
Khi đo huyết áp, nên thực hiện khi ngồi hoặc nằm ở tư thể thoải mái nhất làm sao để máy đo huyết áp được đặt đúng vị trí bắp tay hoặc trên cổ tay ngang với tim; người đo không nên mặc áo quá chật, nên thoải mái để tránh cho ra các kết quả tăng huyết áp ảo.
Tốt nhất, hãy đo huyết áp 3 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau khoảng 1 phút và kết quả sẽ là số trung bình giữa 2 lần đo sau cùng. Nên đo cùng lúc cả hai tay và chọn kết quả huyết áp cao hơn.
Tóm lại, khi đã nhận thức được mức độ nguy hiểm của các biến chứng do cao huyết áp, bạn hãy chọn thời điểm kiểm tra huyết áp thích hợp và đều đặn để đảm bảo theo dõi chỉ số này chính xác. Ngoài ra, nên tuân thủ điều trị và lời khuyên về chế độ dưỡng của bác sĩ để giữ được chỉ số huyết áp ổn định.
Những điều cần biết về chỉ số huyết áp và ý nghĩa của các chỉ số
Một trong những biện pháp phòng ngừa các bệnh về huyết áp là hiểu rõ tình trạng huyết áp của bản thân.
Trong đó, nắm vững chỉ số huyết áp là điều vô cùng quan trọng để có cách chăm sóc sức khỏe, chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học. Cùng tìm hiểu về chỉ số huyết áp qua bài viết dưới đây.
Huyết áp cao hay huyết áp thấp đều tác động tiêu cực tới sức khỏe, có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe, thậm chí là tử vong. Hiểu rõ về chỉ số huyết áp sẽ giúp chúng ta nhận thức được tình trạng huyết áp của mình để từ đó có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt phù hợp.
1. Chỉ số huyết áp và ý nghĩa của chỉ số huyết áp
Theo hướng dẫn của các bác sĩ, chỉ số huyết áp được xác định dựa vào hai trị số là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Theo đó, số đứng trước là huyết áp tâm thu, còn huyết áp tâm trương là số đứng sau. Cần lưu ý rằng các đối tượng khác nhau ở những độ tuổi khác nhau thì hai chỉ số này cũng thay đổi khác nhau.
1.1. Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương
Như đã nói, huyết áp được xác định bằng hai chỉ số (thông thường được viết dưới dạng tỷ số).
- Chỉ số thứ nhất (hay còn được gọi là chỉ số trên) là huyết áp tâm thu. Huyết áp tâm thu được biết là mức huyết áp cao nhất trong mạch máu, xảy ra khi tim co bóp.
- Chỉ số thứ hai (hay còn gọi là chỉ số dưới) là huyết áp tâm trương. Đây là mức huyết áp thấp nhất trong mạch máu và xảy ra giữa các lần tim co bóp, trong tình trạng cơ tim được thả lỏng.
Ví dụ, khi bạn có số đo huyết áp là 120/90 mm/Hg thì huyết áp tâm thu là 120mmHg, còn huyết áp tâm trương là 80mmHg.
1.2. Đơn vị đo chỉ số huyết áp
Chỉ số huyết áp có đơn vị đo là mmHg. Theo đó, mmHg có nghĩa là milimet thủy ngân. Hiện nay, milimet thủy ngân vẫn được sử dụng làm đơn vị tiêu chuẩn cho áp suất trong y học.
1.3. Huyết áp tâm thu hay huyết áp tâm trương quan trọng hơn?
Các nghiên cứu và các bác sĩ đều cho rằng chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương đều đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị các căn bệnh liên quan tới huyết áp.
Theo đó, huyết áp tâm thu được coi là yếu tố gây ra nguy cơ chính của bệnh tim mạch ở những người trên 50 tuổi. Với hầu hết các trường hợp, huyết áp tâm thu tăng lên đều đặn do tuổi tác, do tăng độ cứng động mạch lớn, sự phát triển lâu dài của mảng bám và gia tăng tỷ lệ mắc các căn bệnh về tim mạch.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng cả huyết áp tâm thu hay huyết áp tâm trương tăng lên đều có thể dẫn tới nguy cơ bị huyết áp cao. Hơn nữa, nhiều người có nguy cơ mắc đột quỵ hay các căn bệnh về tim do sự tăng cao của huyết áp tâm trương.
Một vấn đề cần đặc biệt chú ý là chỉ số huyết áp đơn phương không phản ánh mức độ nghiêm trọng của tình trạng huyết áp mà là khoảng sai biệt giữa hai trị số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Theo đó, các bác sỹ cho biết Khoảng sai biệt này càng hẹp càng nguy hiểm. Ví dụ: với những người có huyết áp 150/90/ mm/ Hg (khoảng sai biệt là 60) tuy thuộc về huyết áp cao nhưng ít nguy hiểm bằng những người có chỉ số huyết áp là 140/100/mm/Hg (khoảng sai biệt là 40).
Cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương tăng lên đều dẫn đến khả năng mắc cao huyết áp - Ảnh Internet.
2. Chẩn đoán tình trạng huyết áp qua chỉ số huyết áp
Dựa vào chỉ số huyết áp, có thể chẩn đoán tình trạng huyết áp thành: Huyết áp bình thường, huyết áp cao, huyết áp thấp, tiền cao huyết áp.
Huyết áp bình thường
Đối với người trưởng thành, huyết áp bình thường là khi có các chỉ số huyết áp cụ thể là huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg.
Huyết áp cao
Những người có huyết áp cao là có chỉ số huyết áp cụ thể như sau: huyết áp tâm thu từ mức 140 mmHg trở lên, huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên.
Tìm hiểu thêm về cao huyết áp qua bài viết: Huyết áp cao là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị.
Huyết áp thấp
Người bệnh được chẩn đoán là huyết áp thấp khi huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg hoặc giảm 25 mmHg so với bình thường.
Tiền cao huyết áp
Các bác sĩ cho biết giá trị nằm giữa mức huyết áp bình thường và huyết áp cao được coi là tiền cao huyết áp. Cụ thể, tiền cao huyết áp xảy ra khi huyết áp tâm thu từ mức 120-139 mmHg hay huyết áp tâm trương từ 80-89 mmHg.
3. Các nguyên tắc khi đo huyết áp
Để có được chỉ số huyết áp chính xác nhất, khi đo huyết áp, bạn cần lưu ý các nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Trước khi đo huyết áp cần nghỉ ngơi, thư giãn khoảng 10 phút.
- Các lần đo huyết áp liên tiếp phải cách nhau ít nhất là 2 phút.
- Trước khi đo huyết áp cần tránh ăn no, hút thuốc lá và uống rượu bia.
- Tiến hành đo huyết áp với cùng một cánh tay, thường đo ở cánh tay bên trái.
- Động mạch cánh tay giữ ở vị trí luôn ngang bằng so với tim.
- Khi đo chỉ số huyết áp lưu ý không mặc áo bó chặt bắp tay.
- Trong quá trình đo huyết áp không nói chuyện, di chuyển, bắt chéo chân hay co bóp cơ tay.
- Khi đo thấy chỉ số huyết áp cao quá thì nên lặp lại lần đo ở các ngày kế tiếp trong cùng điều kiện. Nếu thấy không thay đổi nhiều thì tốt nhất tìm đến thăm khám bác sĩ.
Khi đo chỉ số huyết áp cần lưu ý động mạch cánh tay giữ ở vị trí luôn ngang bằng so với tim - Ảnh Interet.
4. Một số vấn đề cần lưu ý khi kiểm tra chỉ số huyết áp
Bên cạnh việc nắm vững các nguyên tắc khi đo chỉ số huyết áp, khi kiểm tra huyết áp, chúng ta cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Khi sử dụng máy đo huyết áp để đo, trong trường hợp chỉ số huyết áp có tỷ lệ tăng huyết áp cao hơn hoặc thấp hơn thì nên lưu ý về chế độ dinh dưỡng và tập luyện để tránh bị cao huyết áp hoặc hạ huyết áp. Ngay cả khi có chỉ số huyết áp bình thường ở mức 120/80 mm/Hg, nó vẫn có thể thay đổi chút ít tùy thuộc vào từng độ tuổi.
- Cần kiểm tra huyết áp sau nhiều ngày mới kết luận một người bị tăng huyết áp hoặc hạ huyết áp hay không. Do đó, để nắm bắt chính xác nhất tình trạng huyết áp của mình, chúng ta phải đo huyết áp thường xuyên, nhiều lần trong ngày, theo dõi trong vòng nhiều ngày.
- Khi kiểm tra chỉ số huyết áp, phải tiến hành đo cả hai tay sau 5 phút nằm nghỉ và sau tối thiểu 1 phút ở tư thế đứng. Vì với một số trường hợp, huyết áp có thể tăng nhất thời trong vài hoàn cảnh cụ thể. Ví dụ như khi stress, sau khi uống rượu, bia, hoặc sau khi tập luyện, lao động nặng....
Bị cao huyết áp tự đo ở nhà được không? Mẹo hay tự đo huyết áp tại nhà chính xác nhất Không phải lúc nào bạn cũng có thể đến phòng khám hoặc bệnh viện để kiểm tra, bạn có thể tự đo huyết áp tại nhà một cách chính xác. Đặc biệt trong trường hợp bạn bị cao huyết áp và được chỉ định theo dõi chỉ số này thường xuyên. Theo thống kê từ Tổ chức Y tế thế giới, cứ 3...