Thời điểm cần phẫu thuật sỏi túi mật
Sỏi túi mật thường gặp ở phụ nữ trên 40 tuổi, người béo phì. Bệnh khó phát hiện, chỉ đến khi có những cơn đau rõ rệt thì kích thước sỏi thường đã khá lớn.
Túi mật có nhiệm vụ cô đặc và lưu trữ dịch mật (được gan tiết ra). Khi chúng ta ăn, đặc biệt là thức ăn có dầu, mỡ; túi mật sẽ co bóp để đẩy dịch mật chứa trong đó vào đường mật và sau đó xuống tá tràng để trộn lẫn với thức ăn giúp tiêu hóa chất béo.
Khởi nguồn của sỏi túi mật là dịch mật – hợp chất giúp cơ thể tiêu hóa chất béo và thuần hóa hàng loạt vitamin. Dịch mật do gan tiết ra và được vận chuyển đến túi mật. Sỏi túi mật là không gì khác những cục nhỏ xuất hiện từ mật đã kết tinh. Ở phương Tây, đa số sỏi túi mật là tập hợp chủ yếu từ cholesterol. Còn ở Việt Nam đa số là sỏi sắc tố, bắt nguồn từ trứng và xác ký sinh trùng đường ruột.
Cholesterol kết tinh ở dạng cục nhỏ khi túi mật tích trữ lượng dịch mật nhiều hơn khả năng hòa tan muối mật. Nguyên nhân tình trạng ứ trệ cũng có thể vì hoạt động bất thường của túi mật. Sỏi túi mật trở thành nguồn gốc tình trạng bệnh lý khi chúng làm tắc ống túi mật hay gây viêm túi mật.
Ai dễ mắc sỏi túi mật?
Những người sau đây thuộc nhóm có nguy cơ cao: người béo: vì sỏi liên quan đến vấn đề thừa cholesterol trong máu; phụ nữ dùng thuốc tránh thai có chứa estrogen; người có bệnh viêm đường ruột như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng. Tiểu đường hoặc những bệnh khác hạn chế chức năng của túi mật hoặc làm chậm nhu động ruột – trong đó thậm chí có cả tình trạng tổn thương tủy sống.
Khởi nguồn của sỏi túi mật là dịch mật.
Biêu hiên của sỏi túi mật
Đa số bệnh nhân sỏi túi mật không có triệu chứng gì, được tình cờ phát hiện trong quá trình thăm khám chẩn đoán bằng siêu âm ổ bụng. Những triệu chứng đau dữ dội xuất hiện nhiều nhất khi sỏi làm tắc ống túi mật. Những cơn đau thường xảy ra trong trường hợp túi mật co thắt đột ngột (hay xảy ra sau bữa ăn nhiều thịt, dầu mỡ), do gia tăng sức ép của sỏi lên thành túi mật hoặc động tác co thắt túi mật làm chúng dịch chuyển, hệ quả làm tắc đường dẫn mật.
Video đang HOT
Trong các triệu chứng cơ bản có cơn đau thường xuất hiện ở giữa hoặc bên phải phần trên ổ bụng, ngay dưới đường xương sườn – tình trạng đau đớn gia tăng kéo dài khoảng 60 phút và có thể duy trì, mức độ giảm dần suốt vài tiếng tiếp theo. Cảm giác đau có thể mạnh mẽ và dai dẳng hoặc nhức nhối và căng phồng. Cũng không hiếm trường hợp cơn đau lan theo hướng sau lưng hoặc cánh tay phải. Không loại trừ kém theo tình trạng buồn nôn và nôn. Cơn đau thuyên giảm, khi túi mật trở lại trạng thái bình thường.
Sỏi túi mật cũng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, như viêm túi mật cấp, viêm đường mật, viêm tụy cấp…
Ảnh minh họa
Khi nào cần phẫu thuật?
Thông thường sỏi túi mật không gây đau đớn cho người bệnh thì chưa cần thiết phải phẫu thuật. Người bệnh có thể chọn giữa việc phẫu thuật và sử dụng các loại thuốc tan sỏi, tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng chấn động, làm tan sỏi và lấy sỏi qua da, lấy sỏi túi mật qua nội soi…
Nếu sỏi túi mật đã có những triệu chứng đau đớn kéo dài, gây viêm túi mật mạn tính hay những biến chứng có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân thì cần phải tiến hành phẫu thuật, bất kể kích thước sỏi túi mật nhỏ hay lớn.
Ngoài ra, trường hợp sỏi túi mật không có triệu chứng nhưng bệnh nhân có sỏi lớn hơn 25mm, túi mật có nhiều sỏi, sỏi túi mật đi kèm với polype túi mật có kích thước lớn hơn 10mm hoặc có nguy cơ ung thư túi mật cũng cần phải phẫu thuật sớm.
Chữa trị sớm viêm khớp phản ứng để tránh biến chứng
Bệnh viêm khớp phản ứng (VKPƯ) là tình trạng viêm khớp thường xuyên xảy ra do nhiễm trùng ở một cơ quan khác của cơ thể, phổ biến nhất là ở hệ tiết niệu sinh dục, hệ tiêu hóa. Bệnh có thể gây tổn thương ở một số cơ quan khác như: kết mạc, niệu đạo, đại tràng hoặc cầu thận...
Có tới 10-20% VKPƯ là giai đoạn báo hiệu của bệnh viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vẩy nến... Vì vậy chẩn đoán và điều trị sớm bệnh VKPƯ sẽ góp phần giúp bệnh nhân tránh được những tổn thương trầm trọng ở hệ thống vận động.
Co nhiêu nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây VKPƯ được xác định là do một số loại vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu - sinh dục hoặc đương tiêu hóa. Nhưng cũng có tới 20% các trường hợp VKPƯ không tìm được nguyên nhân.
Các loại vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường tiêu hóa có thể kể đến như: Salmonella, Shigella, Yersinia, Campylobacter, Borrelia... hay nhiễm khuẩn đường tiết niệu - sinh dục như Chlamydia, Trachomatis.
Một số ca VKPƯ lại gặp ở bệnh nhân mắc lao hệ thống hoặc virus cũng được cho là nguyên nhân gây viêm khớp phản ứng như: Rubella, virus viêm gan, Parvovirus, HIV,...
Một số trường hợp viêm khớp vô khuẩn cũng gặp sau các viêm đường ruột mạn tính như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng.
VKPƯ thường xảy ra nhất ở đầu gối, mắt cá chân, bàn chân, gót chân, lưng...
Triệu chứng bệnh
VKPƯ có các triệu chứng thường bắt đầu từ 1-3 tuần sau khi cơ thể bị nhiễm trùng với các triệu chứng như: đau và cứng khớp: các hiện tượng đau khớp liên quan với viêm khớp thường xảy ra nhất ở đầu gối, mắt cá chân, bàn chân, cũng có thể bị đau ở gót chân, lưng hoặc mông; nhiều trường hợp mắc bệnh VKPƯ cũng có thể bị viêm mắt, đỏ, ngứa, nóng mắt; bệnh nhân bị VKPƯ bị tăng tần suất và có cảm giác khó chịu khi đi tiểu với các biểu hiện nóng bức, cảm giác chậm chích khi tiểu tiện, tiểu mủ vô khuẩn ở bệnh nhân nam (dương vật chảy ra chất không phải nước tiểu và không chứa vi khuẩn).
Các biểu hiện viêm đường tiết niệu; trong một số trường hợp, bệnh nhân bị sưng phồng ngón chân hoặc ngón tay; ngoài ra, có thể có các triệu chứng khác như: sốt nhẹ, mệt mỏi, đau cơ, cứng khớp, đau gót chân, đau thắt lưng, lở miệng và lưỡi nhưng không đau, nổi mụn nhọt ở đầu dương vật và phát ban ở lòng bàn chân.
Ngoài ra, bệnh VKPƯ ở trẻ em với biểu hiện sau khi trẻ chạy nhảy, vận động nhiều bị mỏi, vận động, di chuyển gặp nhiều khó khăn.
Bệnh VKPƯ là một trong những bệnh không lây nhiễm. Tuy nhiên, các vi khuẩn gây ra bệnh lại có thể lây từ người này sang người khác thông qua đường tình dục hoặc trong thực phẩm bị ô nhiễm.
Chẩn đoán va điêu tri thê nao?
Để chẩn đoán bệnh VKPƯ có thể thông qua khám lâm sàng như quan sát và kiểm tra các triệu chứng nhiễm trùng. Hiện nay vẫn chưa có xét nghiệm cụ thể để xác định hội chứng Reiter, tuy nhiên cũng có thể làm xét nghiệm tốc độ lắng máu (ESR).
Khi kết quả tốc độ lắng máu cao hơn bình thường sẽ có nguy cơ cao bị viêm khớp phản ứng. Ngoài ra, có thể thông qua kiểm tra tồn tại kháng nguyên HLA-B27 hay không có thể xác định được tình trạng bệnh. Chụp Xquang để kiểm tra các khớp bị ảnh hưởng.
Để điều trị bệnh VKPƯ có thể sử dụng thuốc kháng viêm, kháng sinh; tập thể dục và vật lý trị liệu.
Các loại kháng sinh thường dùng để điều trị nhiễm trùng, thuốc kháng viêm không chứa steroid giúp giảm đau, cứng và sưng khớp. Trường hợp bị viêm khớp mạn tính có thể cần thêm phương pháp khác để tăng miễn dịch và giảm đau như tiêm cortisone vào khớp. Có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt steroid được chỉ định nếu có triệu chứng nhiễm trùng ở mắt.
Phương pháp vật lí trị liệu và tập thể dục rất quan trọng khi điều trị viêm khớp phản ứng với các bài tập giãn cơ và các bài thể dục thả lỏng khớp và cơ. Bên cạnh đó cũng cần tập đi đứng và ngồi đúng tư thế nhằm giảm đau và giữ cho hoạt động của khớp và xương sống không bị biến dạng.
Cach phong ngưa hiêu qua
Cách tốt nhất đê phong ngưa VKPƯ la loai trừ những nguy cơ gây bệnh, cụ thể như: duy trì điều trị và tái khám theo chỉ định của bác sĩ; thường xuyên tập luyện thể dục thể thao hàng ngày để giữ khớp không bị co cứng; sử dụng miếng dán nóng hoặc tắm nước nóng để giảm hiện tượng co cứng, đau và giảm sưng; duy trì tư thế ngồi, đứng và ngủ đúng cách; sử dụng các biện pháp quan hệ tình dục an toàn như: sử dụng bao cao su để tránh lây lan bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục.
Sau uống rượu dễ bị "tào tháo" đuổi Tiêu chảy sau khi uống rượu là một hệ lụy của việc quá chén. Hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể sẽ giúp bạn giảm bớt việc lạm dụng thức uống không có lợi cho sức khỏe này. Khi bạn uống rượu, rượu làm hệ tiêu hóa của bạn chậm hoạt động. Rượu ảnh hưởng trực tiếp đến hệ...