Thời điểm ăn tỏi biến loại củ này thành ‘thần dược’ chống ung thư
Ăn tỏi sống khi bụng trống rỗng vào buổi sáng với cốc nước sẽ đem lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của bạn, thậm chí phòng ngừa cả ung thư.
Ảnh minh họa: Internet
Sở hữu chất diệt khuẩn mạnh là allicin, tỏi được mệnh danh là “ thuốc kháng sinh đến từ tự nhiên” bởi tác dụng phòng bệnh và nâng cao hệ miễn dịch tuyệt vời của nó.
Bên cạnh đó, tỏi cũng chứa hai hoạt chất liallyl sulfide và ajoene có nhiều tác dụng trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh có liên quan tới tim mạch, huyết áp, não bộ…
Ngoài ra, loại củ này còn có công dụng ngăn chặn các notrosamine, giúp ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư và phòng chống nhiều loại ung thư như ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư buồng trứng…
Theo nghiên cứu, trong 100g tỏi có chứa 6,36g protein, 33g carbohydrates, 150g calo và các dưỡng chất như vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), sắt, canxi, kali, mangan, magie, photpho…
Thành phần công hiệu chính trong tỏi là hợp chất hữu cơ sulfur và glycosides. Ngoài ra, trong tỏi còn có hàm lượng cao germanium và selen. Đặc biệt, hàm lượng germanium trong tỏi cao hơn so với các dược liệu như nhân sâm, trà xanh, trà đỏ…
Và điều quan trọng nhất chính là, tỏi phát huy tác dụng cực tốt khi bụng đói, và buổi sáng sau khi thức dậy chính là thời điểm thích hợp nhất. Khi đó, các đặc tính của tỏi sẽ tác động đến các vi khuẩn tốt bên trong cơ thể, kích thích hoạt động của chúng.
Ảnh minh họa: Internet
Liều lượng:
- Mỗi buổi sáng, các bạn chỉ nên ăn từ 1 – 2 nhánh (tép) tỏi nhỏ là đủ, tuyệt đối không nên ăn quá nhiều bởi nó sẽ gây phản tác dụng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Nên cắt thành miếng nhỏ, để ngoài không khí từ 10 – 15 phút rồi mới ăn sẽ mang lại tác dụng tốt hơn.
Tuy tỏi rất tốt nhưng không phải ai cũng nên ăn tỏi. một số đối tượng sau đây nên hạn chế hoặc ‘tránh xa’ loại củ này:
Không ăn tỏi khi đang mắc bệnh về mắt
Trung y có câu: “Tỏi có trăm cái lợi, duy chỉ hại con mắt”. Bởi loại củ này có một phần thành phần gây kích thích màng nhầy và mô kết mạc của mắt nên những người thị lực yếu và đang mắc các bệnh về mắt được khuyến cáo nên hạn chế ăn tỏi.
Không ăn tỏi khi đang bị đi tả
Với người bình thường, ăn tỏi sống đặc biệt có lợi đối với dạ dày. Nhưng với các đối tượng đang trong thời gian mắc bệnh tả, tỏi lại lại là thực phẩm nên tránh xa.
Nguyên nhân là bởi allicin trong tỏi làm tăng sự kích thích thành ruột, dẫn tới tình trạng nghẽn mạch máu, phù nề, có thể khiến bệnh tình trở nặng hoặc xảy ra biến chứng không mong muốn.
Video đang HOT
Trứng là thực phẩm kiêng kỵ không nên ăn cùng với tỏi. Ảnh minh họa: Internet
Không ăn tỏi với các loại thực phẩm kiêng kỵ
Những loại thực phẩm tuyệt đối không nên ăn với tỏi bao gồm: Thịt gà, trứng, cá trắm, thịt chó.
Tỏi kết hợp với thịt gà sẽ dẫn tới kiết lỵ, ăn cùng trứng sẽ tạo thành chất độc. Tương tự như vậy, cá trắm nấu cùng tỏi khi ăn sẽ dễ dẫn tới tình trạng chướng bụng. Tỏi ăn cùng thịt chó sẽ bị chứng khó tiêu.
Không ăn tỏi nếu bạn có tiền sử mắc các bệnh về gan
Nguyên nhân do tỏi có tính nóng, vị cay, người mắc các bệnh về gan khi ăn tỏi sẽ gây kích thích mạnh, tình trạng nóng gan sẽ nặng hơn, lâu dài dẫn đến tổn thương cho cơ quan này.
Đang mắc bệnh nặng không nên ăn tỏi
Trường hợp bạn đang sử dụng một số loại thuốc điều trị HIV/AIDS, thuốc chống đông máu,… thì bệnh nhân không nên ăn tỏi vì sẽ gây nên tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.
Ảnh minh họa: Internet
Thể trạng suy yếu không nên ăn tỏi
Theo kinh nghiệm của y học cổ truyền xưa, người ăn tỏi nhiều sẽ làm tiêu tan khi huyết, khiến sinh đờm, loãng khí, hao máu, phát nhiệt. Do đó người có thể trạng yếu thì không nên ăn tỏi.
Không ăn tỏi nếu bị dị ứng hoặc khó tiêu hoá
Có những người không ăn được tỏi bởi lý do hoặc là dị ứng hoặc không tiêu hóa được. Vì vậy, nếu ăn tỏi mà thấy các dấu hiệu như ợ nóng, đầy hơi… thì rất có thể bạn đã bị dị ứng với tỏi, tốt nhất nên ngưng ăn tỏi. Trường hợp dị ứng tỏi nghiêm trọng cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Huyết áp thấp
Những người bị huyết áp nên hạn chế tỏi, tiêu thụ tỏi nhiều thường làm giảm huyết áp, thậm chí đến mức nguy hiểm.
Người suy nhược và nóng trong
Tỏi là thực phẩm có tính nóng vì vậy những người bị nóng trong, nhiệt miệng thường hạn chế ăn tỏi. Tương tự, những người thể trạng yếu cũng không nên ăn nhiều tỏi.
QUẢNG AN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Tác dụng bất ngờ của việc ăn tỏi sống đối với sức khỏe
Không chỉ là gia vị thiết yếu trong gian bếp, tỏi còn có tác dụng phòng và điều trị nhiều căn bệnh khác nhau.
Tỏi là gia vị quen thuộc trong gian bêp của gia đình Việt - Ảnh: Minh họa
Vì sao ăn tỏi sống lại có tác dụng tốt đối với sức khỏe?
Theo nghiên cứu, trong 100g tỏi có chứa 6.36g protein, 33g carbohydrates, 150g calo và các dưỡng chất thiết yếu như vitamin nhóm B (B1,B2 B3,B6), sắt, canxi, photpho...
Trong tỏi có chứa hợp chất sulfur và glycoside, hàm lượng cao germanium và selen. Hợp chất allicin là nhân tố quyết định tác dụng cơ bản của tỏi. Trong tỏi tươi không có allicin tự do, chỉ có tiền chất của nó là alliin. Để hình thành allicin rất đơn giản. Bạn chỉ việc băm nhuyễn tỏi. Lúc này, enzyme trong tỏi sẽ bị kích hoạt giúp chuyển tiền chất alliin thành allicin.
Những công dụng của tỏi đối với sức khỏe
- Phòng và điều trị cảm cúm
Trong tỏi chứa sulfur - hợp chất có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm cực mạnh. Sử dụng tỏi hằng ngày giúp giảm đáng kể nguy cơ nhiễm các bệnh cảm cúm, các bệnh do vi khuẩn, vi rút gây ra. Bên cạnh đó, thói quen sử dụng tỏi sống còn giúp rút ngắn tới 70% thời gian bị cảm, người bệnh nhờ đó mà hồi phục nhanh hơn.
- Phòng và hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả
Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tỏi có công dụng đáng kể trong việc giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư, nhất là ung thư đường ruột. Tỏi ức chế quá trình chuyển hóa nitrat thành nitric trong dịch vị, ngăn cản hình thành nitrosamine, phòng ung thư dạ dày hiệu quả. Ngoài ra, chất germanium và selen trong tỏi giúp cơ thể chống đột biến tế bào, ngăn chặn quá trình hình thành các gốc tự do, từ đó giảm nguy cơ hình thành khối u.
Tỏi còn giúp ngăn cản sự xâm hại của độc tố, kim loại nặng, chất có hại đối với cơ thể.
- Phòng ngừa các bệnh tim mạch
Việc ăn tỏi thường xuyên còn giúp bạn có 1 trái tim khỏe mạnh nhờ khả năng hạ mức cholesterol xấu, tăng cường cholesterol tốt trong cơ thể, loại bỏ xơ vữa thành mạch, làm chậm tiến trình lão hóa của động mạch chủ, hạn chế tích tụ tiểu cầu, phòng ngừa hình thành huyết khối.
Tỏi giúp kiểm soát huyết áp bằng cách giảm độ nhớt của máu. Nhờ polysulfides và các phân tử lưu huỳnh có trong tỏi mà các cơ trơn giãn ra, kích thích sản xuất các tế bào nội mạc, giãn mạch. Từ đó huyết áp được duy trì ở mức độ ổn định thường xuyên.
- Cải thiện chức năng xương khớp
Những Vitamin và khoáng chất có trong tỏi còn có tác dụng hiện quả trong việc ngăn chặn sự hình thành các mô liên kết, chuyển hóa xương, nâng cao khả năng hấp thụ canxi trong cơ thể. Từ đó giúp xương chắc khỏe hơn.
Việc ăn tỏi thường xuyên ở phụ nữ còn giúp làm chậm tiến trình loãng xương nhờ khả năng tăng cường nội tiết tố estrogen đồng thời làm giảm triệu chứng của các bệnh về xương khớp hiệu quả.
- Cường dương, bổ thận, tăng cường sinh lực
Việc ăn tỏi sống mang lại rất nhiều lợi ích cho phái mạnh, cụ thể: Làm tăng khả năng chăn gối ở nam giới, đặc biệt là những quý ông mắc chứng nhược dương hay liệt dương.
Chất creatinine và allithiamine được tạo ra đóng vai trò quan trọng tham gia vào hoạt động cơ bắp, góp phần loại bỏ tình trạng mệt mỏi, nâng cao thể lực cho phái mạnh.
Ngoài ra, tỏi còn có nhiều tác dụng hữu ích như mang lại thai kỳ an toàn, lọc độc tố trong máu, ngăn ngừa Alzheimer...
Tuy nhiên, việc ăn tỏi cũng phải có liều lượng nhất định - Ảnh: Minh họa
Liều lượng sử dụng
Dù tỏi có nhiều tác dụng đối với sức khỏe nhưng không phải ăn càng nhiều càng tốt. Theo Trung tâm Y tế thuộc Đại học Maryland (Mỹ), một người lớn khỏe mạnh có thể tiêu thụ khoảng 4 tép tỏi mỗi ngày, mỗi tép tương đương 1g.
Tác dụng phụ khi ăn quá nhiều tỏi sống
- Có thể làm tổn thương gan
Một nghiên cứu Ấn Độ đã đề cập ăn tỏi nhiều có thể dẫn gây độc tính cho gan, một trong những bộ phận quan trọng nhất trong cơ thể. Vì tỏi chứa allicin, một hợp chất với lượng lớn có thể làm tổn thương gan.
- Tiêu chảy
Nếu ăn tỏi khi đói bụng, bạn có thể bị tiêu chảy. Chất fructans trong tỏi có thể gây ra khí trong dạ dày.
- Buồn nôn, nôn và ợ nóng
Viện Ung thư Quốc gia Mỹ cho biết ăn tỏi tươi hoặc dầu tỏi khi bụng đói có thể dẫn đến chứng ợ nóng, buồn nôn và nôn. Cũng trong một báo cáo của trường Y Harvard cho thấy tỏi có thể gây ra chứng trào ngược dạ dày thực quản.
- Tăng nguy cơ xuất huyết
Theo Trung tâm Y tế thuộc Đại học Maryland (Mỹ), bạn không nên ăn tỏi khi đang sử dụng các loại thuốc giảm loãng máu vì tỏi có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết. Ngoài ra, sau khi phẫu thuật, bệnh nhân không nên ăn tỏi ít nhất 2 tuần.
- Kích ứng da
Ăn tỏi sống quá nhiều có thể gây kích ứng da vì tỏi có chứa alliin lyase có thể khiến da bị mẩn đỏ và ngứa.
- Đau đầu
Ăn tỏi sống nhiều cũng có thể gây đau đầu. Tỏi có thể kích thích dây thần kinh để giải phóng các phân tử tín hiệu thần kinh tới màng bao phủ não và gây ra chứng đau đầu.
- Phù nề, xuất huyết bên trong mắt
Một trong những tác dụng phụ điển hình của việc ăn nhiều tỏi sống là gây phù nề, xuất huyết bên trong mắt và có thể dẫn tới mất thị lực.
- Chuyển dạ sớm
Thai phụ không nên ăn quá nhiều tỏi sống vì có thể làm tăng chứng loãng máu vốn nguy hiểm đến tính mạng hoặc gây chuyển dạ sớm.
Quỳnh Chi
Theo ĐS&PL
Cơ thể sẽ nhận được 5 lợi ích tuyệt vời khi bạn ăn tỏi nướng mỗi ngày Về cơ bản mỗi gia đình khi nấu nướng để lựa chọn 3 loại gia vị chính đó là tỏi, hành và gừng. Trong đó, tỏi có nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người hơn hành và gừng, đặc biệt khi ăn tỏi nướng. Tỏi là một thực phẩm cay và kích thích, khi sử dụng loại thực phẩm này thì...