Thời đại 4.0, học trò bị cảnh cáo toàn trường khác gì “bêu” trước cả thế giới
Thời đại 4.0 này, nếu cảnh cáo trước toàn trường sẽ là cảnh cáo “trước toàn thế giới”. Học trò mắc lỗi bị áp lực quá nặng nề, khó lòng vươn lên…
Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo (lần 2) Thông tư Quy định về khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông, thay thế Thông tư số 08, được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành từ năm 1988.
Nghiên cứu dự thảo, chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Nguyễn Xuân Khang – Hiệu trưởng trường Marie Curie, Hà Nội đánh giá:
“Trước tiên tôi hoan nghênh tinh thần cơ bản của dự thảo này, đặc biệt những điểm mới so với quy định hiện hành.
Về đối tượng áp dụng là học sinh phổ thông, hầu hết là trẻ em và tuổi vị thành niên. Vì thế các điều, khoản quy định đều có tính giáo dục xuyên suốt.
Mục đích của khen thưởng là “tạo động lực” cho học sinh phát huy hơn nữa phẩm chất và năng lực.
Mục đích của kỷ luật là “phòng ngừa và ngăn chặn” các hành vi không nên, không phải của học sinh.
Từ mục đích có tính giáo dục đó nên các hình thức khen thưởng và kỷ luật đã được cân nhắc kỹ lưỡng khi áp dụng với đối tượng là học sinh phổ thông”.
Thầy Nguyễn Xuân Khang – Hiệu trưởng trường Marie Curie, Hà Nội (ảnh: Thùy Linh)
Đặc biệt, theo thầy Khang, về hình thức kỷ luật đã có những điểm mới đáng lưu ý:
Video đang HOT
Một là, vẫn có các hình thức khiển trách, cảnh cáo nhưng không “bêu” trước lớp, trước toàn trường như bấy lâu nay vẫn làm. Thời đại 4.0 này, nếu cảnh cáo trước toàn trường sẽ là cảnh cáo “trước toàn thế giới”. Học trò mắc lỗi bị áp lực quá nặng nề, khó lòng vươn lên…
Hai là, hình thức kỷ luật “tạm dừng học tập trên lớp” đã thay thế cho cụm từ “đuổi học” thường dùng hiện nay. Thời hạn “tạm dừng học tập trên lớp” tối đa là 02 tuần, không như hiện nay có thể cả năm học.
Ba là, hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo hoặc tạm dừng học tập trên lớp không áp dụng đối với học sinh tiểu học, tức là không áp dụng với trẻ em.
Về biện pháp giáo dục học sinh phạm kỷ luật lần này yêu cầu nhà trường, giáo viên tăng tính giáo dục nhiều hơn, có những nội dung cụ thể, kiên trì hơn trong việc giúp học sinh sửa lỗi. Không được sử dụng các biện pháp “trừng phạt” học sinh về tinh thần và thể chất.
Cũng theo thầy Khang, “biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực” – một khái niệm mới rất đáng được lưu ý. Trong đó có việc “tổ chức tư vấn tâm lý cho học sinh mắc khuyết điểm” là một điểm mới.
Chúng ta thường nóng vội, dựa vào hành vi của học sinh để kết luận chủ quan về sự việc. Nếu có điều kiện tìm hiểu sâu xa hoàn cảnh và nội tâm của học trò mắc lỗi sẽ giải quyết được tận gốc vấn đề, giúp học trò sửa được lỗi lầm bền vững hơn.
“Việc tư vấn tâm lý cho học sinh “có vấn đề”, không chỉ với học sinh phạm lỗi, sẽ góp phần “phòng ngừa và ngăn chặn” những lỗi lầm có thể xẩy ra trong học sinh. Tư vấn tâm lý cho học sinh là biện pháp giáo dục văn minh và hiệu quả nhất, rất đáng được đầu tư đến nơi đến chốn”, Hiệu trưởng trường Marie Curie nhấn mạnh.
Được biết, điểm mới của dự thảo Thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật học sinh là có bổ sung thêm các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực.
Cụ thể, Điều 9 của dự thảo Thông tư quy định giáo viên thu thập các thông tin khách quan, xác định đúng nguyên nhân, tính chất, mức độ, hậu quả và đặc điểm tâm lý của học sinh mắc khuyết điểm để lập kế hoạch giáo dục cho học sinh sửa chữa khuyết điểm.
Giáo viên và nhà trường có thể lựa chọn áp dụng một số biện pháp dưới đây để giáo dục kỉ luật tích cực phù hợp đối với từng học sinh như: khuyên bảo động viên; phê bình riêng; phối hợp với cha mẹ để cùng thực hiện các kế hoạch giáo dục; tư vấn tâm lý cho học sinh.
Giáo viên cũng có thể yêu cầu học sinh thực hiện một số nhiệm vụ học tập và rèn luyện đã được học sinh thỏa thuận, cam kết thực hiện theo nội quy của nhà trường như:
Hoàn thành bài tập còn thiếu, viết lại bài cần học thuộc, viết lại nội quy; viết cảm nhận, kiểm điểm; sưu tầm, tìm hiểu sách, tài liệu, phim ảnh hoặc câu chuyện thực tế đã được trải nghiệm, có nội dung liên quan đến khuyết điểm của học sinh, sau đó trình bày suy nghĩ, cảm nhận về nội dung và bài học rút ra cho bản thân; lao động công ích như trực nhật, vệ sinh khuôn viên trường…
Học sinh mắc khuyết điểm trong quá trình học tập và rèn luyện, vi phạm nội quy nhà trường, các quy chế, quy định của ngành Giáo dục, tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi, nhà trường xem xét thực hiện các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực nêu trên hoặc áp dụng các hình thức kỷ luật sau: Khiển trách; cảnh cáo; tạm dừng học tập trên lớp để thực hiện kế hoạch giáo dục riêng đối với học sinh vi phạm.
Hình thức kỷ luật cao nhất theo Thông tư 08 là “đuổi học một năm” nhưng trong dự thảo Thông tư mới đã thay từ “đuổi học” thành “tạm dừng học tập trên lớp” với mức tối đa giảm xuống còn hai tuần đối với những vi phạm như: Đánh nhau có tổ chức, sử dụng vũ khí gây thương tích nặng cho người khác; xâm phạm nhân phẩm, thân thể của giáo viên, học sinh khác…
Về khen thưởng học sinh, dự thảo nêu rõ: Việc khen thưởng cần phải dân chủ, công khai, công bằng, khách quan, kịp thời, đảm bảo thực chất, đúng người, đúng việc, tránh hình thức. Các hình thức khen thưởng gồm: Tuyên dương trước lớp; tuyên dương trước toàn trường; tặng giấy khen…
Nhìn cách làm của trường Marie Curie để tuyệt đối không bỏ quên trẻ trên xe
Trường Marie Curie đã có bổ sung thêm trang thiết bị cho xe bus nhằm đảm bảo tuyệt đối cho học sinh, không để xảy ra tình trạng quên học sinh trên xe.
Sau tiếng trống khai trường năm học mới vang lên, bên cạnh những niềm vui được đến trường thì vấn đề lo lắng đặt ra là làm sao đảm bảo an toàn cho trẻ đến trường tránh tình trạng bỏ quên trẻ trong xe bus đưa đón bởi hiện nay tại các thành phố lớn như Hà Nội thì việc học sinh sử dụng xe bus là khá phổ biến.
Nhất là khi vụ việc bỏ quên trẻ dẫn tới tử vong tại Trường Gateway (số 89 Khúc Thừa Dụ, phường Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội) là một bài học đắt giá. Nhưng, sau vụ việc đó vẫn tồn tại tình trạng bỏ quên học sinh trên xe.
Xung quanh vấn đề này, chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Nguyễn Xuân Khang - Hiệu trưởng trường Marie Curie (Hà Nội) cho biết, trường Marie Curie là trường đầu tiên hợp tác với Công ty xe bus Hà Nội để thực hiện việc đưa đón học sinh bằng xe bus. Sáng xe tới đón các em tới trường, chiều đưa các em về nhà.
Xe bus trường Marie Curie, Hà Nội (ảnh: Marie Curie)
Khi mới thành lập trường thì Nhà trường chỉ có 6 xe, mỗi xe chở được 40 học trò. Đến nay, sau 28 năm phát triển thì trường Marie Curie đã có 130 xe chia làm 3 hệ thống đưa đón học trò các bậc học: tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Lý do phải chia ra thành hệ thống bởi mỗi bậc học có đặc thù riêng, đặc biệt học sinh tiểu học các em còn rất nhỏ, thậm chí mới chỉ 6,7 tuổi.
Thầy Khang thừa nhận, việc đưa đón học sinh bằng xe bus rất thuận lợi cho các con và phụ huynh bởi ngày ngày cha mẹ không phải đội nắng, đội mưa đưa đón con đến trường mà chỉ cần đưa con ra điểm đón xe bus gần nhà.
Muốn thuận lợi của học sinh và phụ huynh được yên tâm nhất thì tiêu chí số 1 được đặt ra đối với nhà trường là hệ thống xe bus phải AN TOÀN và ĐÚNG GIỜ.
Thầy Khang lý giải: "Xe bus chở học sinh theo cấp học chứ không phải theo lớp, theo khối do đó nếu xe đến trễ, muộn sẽ ảnh hưởng đến nhiều lớp.
Hơn nữa, đã là tham gia giao thông thì phải AN TOÀN".
Tiêu chí AN TOÀN được đặt ra từ những năm đầu vận hành hệ thống xe bus tuy nhiên mấy năm gần đây khi có trường hợp để quên trẻ trên xe, gây nguy hiểm thì trường Marie Curie đã có bổ sung thêm trang thiết bị cho xe bus nhằm đảm bảo tuyệt đối cho học sinh, không để xảy ra tình trạng quên học sinh trên xe.
"Thiết bị đó chính là còi báo tự động. Còi này vận hành bằng cách khi đưa học sinh đến trường rồi, xe trở về bãi đỗ, lái xe bật khóa điện để tắt máy thì lập tức có còi trong xe tự động kêu.
Muốn tắt còi đó thì cách thiết kế là để một công tắc ở cuối xe, đương nhiên lái xe phải đến cuối xe để tắt công tắc đó, không có cách nào khác, nếu không muốn để còi cứ kêu liên tục.
Việc gắn chuông như vậy là buộc lái xe đi kiểm tra xem còn sót học sinh nào trên xe không. Bản thân học sinh nếu ngủ quên thì tiếng chuông cũng đánh thức các em thức dậy", thầy Khang chia sẻ.
Cách làm này, trường Marie Curie đã học kinh nghiệm của các nước phát triển là Mỹ và Canada và trường triển khai 2- 3 năm nay. Chi phí đầu tư thấp, chỉ 1 triệu đồng/xe nhưng hiệu quả thì rất tốt.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 thì hệ thống xe bus của trường Marie Curie đưa đón học sinh theo đúng tinh thần phòng chống dịch nào là khử khuẩn, chuẩn bị bình rửa tay khô và yêu cầu các em đeo khẩu trang.
Qua trao đổi có thể thấy việc chỉ phụ thuộc vào ý thức của lái xe và người đưa đón trẻ thôi thì chưa đủ an tâm. Chính vì thế, việc lắp các thiết bị hỗ trợ, giám sát hay như lắp còi phía sau xe là rất cần thiết nên triển khai nhân rộng.
Học sinh cả nước háo hức dự lễ khai giảng đặc biệt Sáng nay, 5/9, gần 23 triệu học sinh cả nước chào đón năm học mới. Lễ khai giảng năm nay sẽ có nhiều kỷ niệm đáng nhớ với học sinh và thầy cô vì vừa khai giảng, vừa phòng dịch. Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các địa phương tùy từng hoàn cảnh có...